Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian tới - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian tới



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG MỘT: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. 3
I.TỔNG QUAN VỂ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 3
1.Nguồn lợi thuỷ sản. 2
2.Vài nét về ngành thuỷ sản Việt Nam. 4
II.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN NÓI CHUNG VÀ XUẤT
KHẨU THUỶ SẢN NÓI RIÊNG TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6
1.Ngành thuỷ sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế 6
2.Ngành thuỷ sản với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
3.Ngành thuỷ sản với vấn đề xã hội 8
III.CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
NGÀNH THUỶ SẢN VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN. 9
CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ
SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI. 13
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU 13
1.Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, các kenh phân phối và tiếp cận
thị trường của EU 13
2.Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng 16
3.Chính sách thương mại của EU 17
3.1.Chính sách thương mại nội khối 17
3.2.Chính sách ngoại thương 17
3.3.Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU 18
3.4. Quy định của EU về xuất xứ hàng hoá 18
4.Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU trong thời gian qua 19
II.THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. 21
1.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU
trong thời gian gần đây 21
2.Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU
trong thời gian tới 27
2.1.Những kết quả đạt được 27
2.2.Những hạn chế tồn tại 28
III.TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI 30
CHƯƠNG BA: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI. 32
I.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
THUỶ SẢN SANG EU 32
1.Giải pháp về nguyên liệu 32
1.1.Trong khai thác thuỷ sản 32
1.2.Trong nuôi trồng thuỷ sản 33
1.3.Trong nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản 33
1.4.Trong quản lí thị trường nguyên liệu thuỷ sản 33
2.Giải pháp về thị trường 34
3.Giải pháp quản lí thương mại nguyên liệu thuỷ sản và chế biến
thuỷ sản 34
4.Giải pháp về công tác quản lí chỉ đạo và đảm bảo chất lượng an toàn
vệ sinh thực phẩm 35
5.Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo 36
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU
THUỶ SẢN SANG EU 37
1.Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu
hàng thuỷ sản 37
2.Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu 38
3.Giải pháp về vốn 38
III.CÁC GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ
SẢN SANG EU 39
1.Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, vấn đề kết hợp
xuất nhập khẩu và vận dụng linh hoạt các cách mua bán
quốc tế 39
2.Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản 40
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a EU về xuất xứ hàng hoá.
Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP như khoáng sản, thuỷ sản được xem là có suất xứ và được hưởng GSP.
Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng giá trị sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP từ ngày 1/7/1999 đến 31/1/2001.
Trong việc quản lí nhập khẩu, EU phân biệt hai nhóm nước: nhóm áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm 1) và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh (nhóm 2). Hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu vào EU thuộc nhóm 2, chịu sự quản lí chặt chẽ, thường phải xin phép trước khi nhập khẩu nhưng sau khi kí hiệp định hợp tác năm 1995 thì được huỷ bỏ.
4. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU trong thời gian gần đây.
Liên minh Châu Âu là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới bên cạnh Mỹ và Nhật Bản, với hơn 400 triệu dân, chiếm 31% ngoại thương thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 1993 - 1998 bình quân là 3%/năm và dự kiến đến 2010 đạt từ 3% đến 5%.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu là các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh với công nghệ hiện đại và có thu nhập cao. EU là một thị trường có sức mua lớn và thống nhất về thuế quan.
Riêng đối với mặt hàng thuỷ hải sản, hàng năm EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 17 kg/năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%.
Các thị trường nhập khẩu chính là Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha. Thị trường EU nhập khẩu hai mặt hàng chính là tôm và cá dưới dạng sản phẩm ăn liền (cá hộp, tôm nhúng…) hàng đông lạnh, hàng tươi sống.
Liên minh Châu Âu là một trong ba thị trường tôm lớn nhất thế giới, trong đó ba nước nhập khẩu lớn nhất là Pháp, Tây Ban Nha, Italia và nhập khẩu hàng năm trên 200 nghìn tấn, chiếm 50% tổng sản lượng nhập khẩu tôm của cả khối. Nhập khẩu tôm của EU tăng khá nhanh và vững chắc từ năm 1990 đến nay. Nếu như năm 1990, EU mới nhập 246 nghìn tấn tôm các loại, trị giá 1.252 triệu USD thì tới năm 1999 đã tăng lên 370 nghìn tấn, trị giá 2.186 triệu USD, gấp hai lần so với năm 1990. Các nước thành viên EU nhập khẩu lớn về tôm năm 1999 là Tây Ban Nha 94 nghìn tấn, Đức 24 nghìn tấn, Italia 41 nghìn tấn, Pháp 73 nghìn tấn. Trong năm 2000, EU đã nhập khẩu các sản phẩm tôm trị giá 2.580 triệu USD.
Tại Đức, mặt hàng thuỷ sản bán lẻ chạy nhất là cá đông lạnh, chiếm 25% thị phần, sản phẩm chủ yếu cá cắt thỏi, phile cá, tôm, mực ống đông lạnh và bao bột. Thuỷ sản đóng hộp và rưới nước sốt chiếm 30% thị trường bán lẻ trong đó phổ biến là cá trích hợp, cá ngừ, cá trích mòi và cá thu. Nhìn chung, cá tươi ở Đức sẽ giảm, sản phẩm đông lạnh ngày càng quan trọng do thuận tiện để xử lí và bảo quản. Các sản phẩm cá và các loại thuỷ sản chiếm khoảng 80% lượng thuỷ sản tiêu thụ ở Đức và rất bán chạy.
Tại Pháp, thuỷ sản ướp đá làm hồi sinh sản phẩm cá tươi. Tại đây, mạng lưới bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn và cơ chế mua tập trung cao độ đã gây không ít khó khăn cho các nhà cung cấp. Năm 2001, các nhà bán lẻ đã cung cấp 67% số cá ướp đá tiêu thụ ở Pháp, chủ yếu qua các siêu thị.
Tại Bỉ, số lượng tiêu thụ cá và thuỷ sản có vỏ tươi, cá hồi biển, cá hồi sống và loài nhuyễn thể chiếm 78%.
EU không chỉ nhập khẩu lớn mà còn xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản với số lượng lớn. Nhờ có công nghiệp chế biến và tái chế phát triển hiện đại, phần lớn các sản phẩm nhập khẩu đều được chế biến lại để nâng cao giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Xuất khẩu thuỷ sản của EU hiện nay đạt 8 tỷ USD/năm, trong khi đó, uỷ ban nghề cá của EU tuyên bố giảm 1/3 sản lượng khai thác thuỷ sản từ năm 1997 - 2010 nhằm để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU là rất lớn. Đây là thị trường khó tính, có tính chọn lọc cao với những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng an toàn, vệ sinh thực phẩm cao. Chỉ thị 91/43/EEC ban hành tháng 6/1993 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước xuất khẩu và được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận.
EU là thị trường có tính đa dạng cao, với nhiều nhóm cư dân có yêu cầu rất khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản. Có thể tập chung vào hai nhóm chính sau: sản phẩm thuỷ sản cao cấp phục nhu cầu của người Châu Âu bản địa và sản phẩm thuỷ sản dùng cho nhu cầu cộng đồng người Châu á trong đó có Việt kiều.
Hàng thuỷ sản nhập khẩu của EU chủ yếu từ các nước Châu á như: Thái Lan, Nhật Bản, ấn Độ, Việt Nam… trong đó Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về nuôi tôm xuất khẩu và cá ngừ, sản phẩm của họ có chất lượng cao, bao gói đẹp, giá cả hợp lí. Tuy nhiên, năm 1993, Pháp và Italia đã tẩy chay đồ hộp thuỷ sản của họ vì phát hiện có vi trùng dịch tả.
Ân Độ là nước xuất khẩu mực ống và tôm sang các nước thuộc liên minh Châu Âu, được đánh giá cao, đáp ứng yêu cầu quy định của EU. Nhật Bản là nước xuất khẩu với khối lượng lớn sang EU với chất lượng sản phẩm cao, đa dạng. Việt Nam chính thức xuất khẩu thuỷ sản sang EU từ năm 1997 chiếm tỷ trọng cao. Năm 1999, chiếm 15% thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới, EU nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam các mặt hàng tôm đông, mực…
Như vậy, cùng với các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU ngày càng tăng khối lượng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản. Tuy nhiên, mức độ giá trị nhập khẩu của EU diễn ra chậm hơn và đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Nhưng bên cạnh đó, giá cả thuỷ sản EU là ổn định so với các thị trường khác. Cho nên đây là một yếu tố thuận lợi cho hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
II. Thực trạng và đánh giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây.
1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây.
Châu á là khu vực khai thác và xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, trong đó có Thái Lan, Ân Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia… nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, Việt Nam đã vươn lên từ vị trí thứ 25 dầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX lên vị trí thứ 13 và đứng vào danh sách các nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam liên tục tăng nhanh về kim ngạch và trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng như các nước đang phát triển khác ở khu vực Châu á -Thái Bình Dương, xuất khẩu thuỷ sản trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với đất nước.
Nếu từ đầu những năm 90, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chỉ có mặt ở 20 thị trường nhưng đến nay sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện tại hơn 60 thị trường khác ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status