Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển đô thị - Pdf 67

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----------





----------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Ths. PHẠM THANH VŨ ĐẶNG VĂN BÉ TÁM
MSSV: 4095143
LỚP: Quản Lý Đất Đai
Cần Thơ - 2011

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của nền kinh tế tri thức cùng với thời kì hội nhập mở cửa có sự giao lưu
trao đổi về trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ và một trong những chủ trương quan trọng
của Đảng ta là ra sức phát triển đô thị cùng với việc công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế
nông thôn, quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng, giải quyết việc
làm, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để các đô thị làm hạt nhân thúc đẩy
công nghiệp hóa hiện đại hóa trong vùng và trên cả nước.
Quá trình phát triển đô thị ở nước ta bước đầu đem lại những thành quả, chẳng những
làm cho bộ mặt và cuộc sống đô thay đổi khá hơn trước mà còn tác động tích cực đến sự đổi

ước tính có khoảng 50-60% mô tô, xe gắn máy không đạt tiêu chuẩn khí thải, là nguồn gây ô
nhiễm không khí chính ở các đô thị lớn. Theo Vụ Môi trường, kết quả phân tích ở nhiều báo
cáo đánh giá tác động môi trường cho thấy, hiện hầu hết các đô thị lớn của Việt Nam đều bị ô
nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng, ở mức báo động.
Tại các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… bụi trong
không khí trung bình gấp từ 200 tới 300% lần tiêu chuẩn cho phép. Thống kê của Bộ GTVT
năm 2010 cũng cho thấy, ô nhiễm không khí ở đô thị do các hoạt động giao thông vận tải
chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Vụ trưởng Vụ Môi trường nhận định, suy thoái chất lượng môi trường không khí là nguy
cơ dễ nhận thấy trong thời gian ngắn sắp tới, đặc biệt là ở các đô thị, dọc các tuyến giao thông
quan trọng và trong các cảng biển lớn.
Tỷ lệ phương tiện giao thông cá nhân quá cao khiến thực trạng giao thông ở các đô thị ngày
càng xấu, biểu hiện qua sự gia tăng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và tai nạn.
“Sự phát triển của GTVT dẫn đến ô nhiễm không khí, tiếng ồn, gia tăng lượng nhiên liệu cũng
như diện tích đất sử dụng… Điều này đặt ra sự cần thiết phải có những điều chỉnh tạo ra định
hướng mới cho ngành GTVT để đạt sự phát triển bền vững”, ông Hùng nói.
Trên 750 tỷ đồng kiểm soát ô nhiễm
Một đề án kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động GTVT vừa được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt với tổng kinh phí chỉ trong giai đoạn 2011-2015 đã lên đến 752 tỷ đồng.
Theo ông Hùng, chiến lược kiểm soát ô nhiễm trong giao thông vừa được duyệt xác định nêu
rõ mục tiêu kiểm soát, hạn chế gia tăng ô nhiễm, thực hiện hoàn nguyên môi trường trong hoạt
động giao thông và hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải thân thiện môi trường.
Chiến lược xác định phải thực hiện nghiêm túc về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải các
loại phương tiện giao thông nhằm hạn chế ô nhiễm không khí; đầu tư trang thiết bị thu gom,
xử lý chất thải từ hoạt động giao thông vận tải gây ra.
Cụ thể đến năm 2015 ít nhất có 25% số toa xe khách đường sắt đóng mới, 80% bến xe khách
loại 1 có thiết bị thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt; 30% cảng biển quốc tế có
phương tiện thu gom, xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển…
Trước mắt sẽ áp dụng một loạt các giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ để giảm
thiểu ô nhiễm như nghiên cứu, xây dựng lộ trình nâng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô lên

thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, phần lớn chưa đạt chuẩn.
Gần đây, Bộ Y tế cũng đã cho triển khai thử nghiệm công nghệ vi sóng kết hợp nước bão
hòa. Hai lò đốt đầu tiên đã được xây dựng tại Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Nhiệt
đới Trung ương. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh chỉ đạt khoảng 30
kg/ngày.
2.3. Ô nhiễm do các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp
Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị
hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh
chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm,
trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000,
thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ,
lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay.
Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở
trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng
Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng,
1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá
học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi
trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân
cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá
trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
Ô nhiễm không khí do động của sản xuất công nghiệp: Tại Hà Nội, vào nhưng năm
1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp
Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu
chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai –
Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn
tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm
1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả
74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải
rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status