Thị trường tài chính và vai trò của thị trường tài chính đồi với nền kinh tế việt nam hiện nay - Pdf 67

GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
_________  _________
TIỂU LUẬN
MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI 1:
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ
CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỒI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN
LỚP: CAO HỌC 16 NGÂN HÀNG ĐÊM 1
DANH SÁCH NHÓM 3:
1. NGUYỄN NGỌC HÀ
2. NGUYỄN THANH HÀ
3. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
4. NGUYỄN THẾ KẾ
5. NGUYỄN THÀNH NAM
6. TRẦN HUY NGỌC
7. NGUYỄN KIM PHƯỢNG
8. NGUYỄN THỊ THU THẢO
THÁNG 12/2007
NHÓM 3 LỚP CH 16 NGÂN HÀNG ĐÊM 1 1
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, nhu cầu về
vốn luôn là vấn đề quan trọng được ưu tiên hàng đầu trước khi bắt đầu
vào một năm tài khóa mới. Chính vì vậy, để chuẩn bị nguồn vốn cho
phát triển kinh tế xã hội trong năm 2008, Việt Nam đã tổ chức Hội
nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam trong năm 2008.
Đề cập đến vấn đề này để thấy rằng việc hình thành một thị trường

các chủ thể thừa vốn thì tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu
tư, còn các chủ thể thiếu vốn bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và các nhu cầu đầu tư khác. Việc hình thành quá trình giao lưu
vốn giữa những chủ thể thừa vốn và thiếu vốn đã tạo nên một thị
trường với đầy đủ cơ chế như trong một nền kinh tế thị trường. Đồng
thời, do sản phẩm trên thị trường là sản phẩm tài chính, có tính nhậy
cảm và ảnh hưởng đến mọi thành phần trong nền kinh tế nên thị
trường tài chính là thị trường bậc cao. Do đó, thị trường tài chính phải
là loại thị trường bậc cao, chỉ tồn tại và hoạt động trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường.
NHÓM 3 LỚP CH 16 NGÂN HÀNG ĐÊM 1 3
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
Vậy, thị trường tài chính hình thành trên cơ sở nào?
2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính:
Cũng giống như các loại thị trường khác, thể chế thị trường phải
được duy trì trong nền kinh tế tài chính. Tức là, các chủ thể thừa vốn
và thiếu vốn trên thị trường tạo ra cung và cầu về sản phẩm tài chính.
Giá các tài sản tài chính hình thành thông qua quá trình giao lưu vốn
giữa các chủ thể trên thị trường. Đó chính là lợi tức hay giá phải trả để
có được một tài sản tài chính và trong nền kinh tế, vốn được phân bổ
giữa các tài sản tài chính dựa trên tín hiệu của thị trường.
Để thị trường phát triển thì phải có một cơ chế thông thoáng. Do
đó, các nhu cầu giao lưu vốn trong xã hội phải được khuyến khích
mạnh mẽ trong khuôn khổ luật pháp. Vốn được giao lưu thông qua hai
kênh chính là giao lưu vốn trực tiếp và giao lưu vốn gián tiếp thông
qua các tổ chức tài chính trung gian.
- Kênh tài chính trực tiếp là kênh mà các chủ thể thừa vốn trực
tiếp chuyển vốn cho các chủ thể thiếu vốn, bằng cách mua các tài sản
tài chính trực tiếp từ người phát hành. Trong trường hợp này, luồng
tiền được vận động thẳng từ người thừa vốn đến người thiếu vốn.

GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
Chức năng thứ hai của thị trường tài chính là kích thích tiết kiệm
và đầu tư. Thị trường tạo ra sân chơi, để những người có tiền nhàn rỗi
có cơ hội đầu tư như nhau và được tự do tham gia vào thị trường để
tìm kiếm những nơi đầu tư có suất sinh lợi cao nhất, tạo thành thói
quen tích lũy tiền tệ một cách thường xuyên hơn, là một nguồn đầu
vào không thể thiếu của thị trường. Nếu thị trường không kích thích
được người dân tích lũy và tham gia vào thị trường như là một kênh
dẫn vốn cho nền kinh tế thì thị trường đó sẽ không thể hoạt động tốt.
Đồng thời, nhà đầu tư trên thị trường khi tìm kiếm nguồn vốn tài trợ
cho các hoạt động đầu tư phải nhận thức được việc sử dụng vốn sao
cho có hiệu quả nhất, có hiệu suất sử dụng đồng vốn cao nhất để bảo
toàn vốn, sinh lời và tích lũy. Chính vì vậy, thị trường tài chính có
chức năng nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền
kinh tế, kích thích đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến để tăng hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế xã hội.
Chức năng thứ ba của thị trường tài chính là làm gia tăng tính
thanh khoản cho các tài sản tài chính. Tính thanh khoản là tính chất dễ
dàng chuyển hóa các tài sản tài chính thành tiền mặt và được thực hiện
ở thị trường thứ cấp, là thị trường mua bán, giao dịch cổ phiếu và các
giấy tờ có giá đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Tính thanh khoản ở
thị trường tài chính càng cao thì càng thu hút nhiều chủ thể tham gia
vào thị trường và giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển
NHÓM 3 LỚP CH 16 NGÂN HÀNG ĐÊM 1 6
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu. Do đó, mỗi thị trường khác nhau có
tính thanh khoản khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển các định
chế tài chính của thị trường ấy. Nếu các cơ chế của thị trường thông
thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông

thông tin. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp trong
nước đều phải tham gia các thị trường hối đoái để mua - bán, vay - cho
vay ngoại tệ. Các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái phần lớn mang
tính chất ngắn hạn (không quá một năm) nên thị trường này được xem
là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Khi đó, thị trường tài chính chỉ
bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
- Thị trường chứng khoán là thị trường giao dịch, mua bán các
chứng từ có giá trung hạn và dài hạn. Thị trường chứng khoán là một
bộ phận quan trọng nhất của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế
chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành; qua đó, thực
hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung
và dài hạn cho nền kinh tế. Sản phẩm tài chính trên thị trường chứng
khoán là các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác
NHÓM 3 LỚP CH 16 NGÂN HÀNG ĐÊM 1 8
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
như: chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phát sinh - hợp đồng tương lai,
quyền chọn, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền. Thị trường chứng
khoán tập trung vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế. Do đó, nó có tác
động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Căn cứ vào cơ cấu của thị trường, thị trường tài chính được phân
thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành lần đầu các chứng từ
có giá để huy động và tập trung vốn. Trên thị trường này, vốn từ nhà
đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư
mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp có đặc điểm
là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành,
tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho
toàn bộ nền kinh tế. Những người bán chứng khoán trên thị trường sơ
cấp thường là Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước, Công ty phát hành, Tập
đoàn bảo lãnh phát hành, …Thị trường sơ cấp thường diễn ra trong

phân thành thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ vốn.
- Thị trường công cụ nợ là thị trường phát hành, mua bán các
chứng khoán nợ. Thực chất các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ
NHÓM 3 LỚP CH 16 NGÂN HÀNG ĐÊM 1 10
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
phiếu, …) là các thỏa thuận có tính hợp đồng. Trong đó, người vay
vốn thanh toán cho người giữ công cụ một khoản tiền cố định trong
những khoản thời gian nhất định (thanh toán lãi) cho tới kỳ hạn cuối
cùng thì thanh toán giá trị gốc. Trên cơ sở kỳ hạn thanh toán, công cụ
nợ được chia làm ba loại khác nhau:
- Công cụ nợ ngắn hạn.
- Công cụ nợ trung hạn.
- Công cụ nợ dài hạn.
Quan hệ vay mượn dựa trên công cụ nợ thường ấn định trước
thời hạn và lãi suất cố định. Người sở hữu công cụ nợ không có quyền
biểu quyết trong quản trị điều hành của bên vay.
- Thị trường công cụ vốn là thị trường phát hành, mua bán các
chứng khoán vốn. Vốn được huy động trên thị trường bằng việc bán
cổ phần, chứng chỉ quỹ đầu tư, …Người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ
đông, họ góp vốn vào các doanh nghiệp cổ phần trên cơ sở gắn liền
với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được chia cổ
tức dựa trên kết quả kinh doanh theo số lượng cổ phần mà họ nắm giữ.
Chính vì vậy mà giá trị cổ tức không ổn định như người giữ công cụ
nợ nhưng cổ tức có thể cao hoặc thấp hơn lãi trái phiếu, vì nó tùy
thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng họ có quyền
biểu quyết trong quản trị điều hành doanh nghiệp vì họ là chủ sở hữu.
Người giữ chứng khoán vốn có nhiều rủi ro hơn người giữ chứng
NHÓM 3 LỚP CH 16 NGÂN HÀNG ĐÊM 1 11


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status