Thị trường tài chính và vai trò của thị trường tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay - Pdf 11

GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, nhu cầu về
vốn luôn là vấn đề quan trọng được ưu tiên hàng đầu trước khi bắt đầu
vào một năm tài khóa mới. Chính vì vậy, để chuẩn bị nguồn vốn cho
phát triển kinh tế xã hội trong năm 2008, Việt Nam đã tổ chức Hội
nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam trong năm 2008.
Đề cập đến vấn đề này để thấy rằng việc hình thành một thị trường
vốn cho phát triển kinh tế xã hội là vô cùng quan trọng. Cho nên, việc
tìm hiểu thị trường vốn hay thị trường tài chính là gì và có vai trò to
lớn như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay là điều hết sức
cần thiết. Nhằm làm rõ vấn đề này, tiểu luận tập trung phân tích Thị
trường tài chính và vai trò của thị trường tài chính đối với nền kinh
tế Việt Nam hiện nay.
Với thời lượng cho phép, nhóm thực hiện tiểu luận này mong
nhận được góp ý, bổ sung của Quý Thầy Cô, Bạn bè để hoàn chỉnh
tiểu luận được tốt hơn.
Trước khi đi vào phân tích thực trạng của thị trường tài chính
Việt Nam, chúng ta cần làm rõ khái niệm về thị trường tài chính và
những vấn đề mang tính chất lý luận chung về thị trường tài chính.
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
1. Khái niệm về thị trường tài chính:
1
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
Bắt nguồn từ mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm:
một nền kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có hoạt động đầu tư; trước
khi muốn đầu tư, phải huy động vốn từ nguồn tiết kiệm; đầu tư có hiệu
quả sinh ra lợi nhuận lại làm tăng thêm nguồn tiết kiệm. Vì vậy, mối
quan hệ nhân quả này tuần hoàn và tạo nên sự phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để cho đầu tư gặp được tiết kiệm;

mạnh mẽ trong khuôn khổ luật pháp. Vốn được giao lưu thông qua hai
kênh chính là giao lưu vốn trực tiếp và giao lưu vốn gián tiếp thông
qua các tổ chức tài chính trung gian.
- Kênh tài chính trực tiếp là kênh mà các chủ thể thừa vốn trực
tiếp chuyển vốn cho các chủ thể thiếu vốn, bằng cách mua các tài sản
tài chính trực tiếp từ người phát hành. Trong trường hợp này, luồng
tiền được vận động thẳng từ người thừa vốn đến người thiếu vốn.
Hoạt động này có thể được nhận thấy rõ ràng nhất thông qua mua bán
cổ phiếu hoặc giấy tờ có giá trên thị trường chứng khoán.
- Kênh tài chính gián tiếp là kênh thông qua các trung gian tài
chính như các Ngân hàng, các định chế tài chính phi Ngân hàng và các
tổ chức trung gian khác. Các tổ chức tín dụng mà cụ thể là các Ngân
3
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
hàng thương mại với vai trò là người huy động vốn rồi đem cho vay.
Còn những trung gian tài chính, thực hiện việc kinh doanh chuyển vốn
từ người dư vốn sang người cần vốn, bằng việc đặt một lãi suất cao
hơn cho các món cho vay so với lãi suất của các món mà họ đi vay để
thu lợi nhuận. Tuy nhiên, thông qua hoạt động của các trung gian tài
chính, lãi suất hay còn gọi là giá của tiền tệ được hình thành trên cơ sở
cung cầu của thị trường và nhờ đó, các hoạt động tài chính gián tiếp
được vận hành trên thị trường tài chính.
Như vậy, các định chế tài chính được hình thành và hoạt động có
hiệu quả cũng góp phần tạo nên một thị trường tài chính trong nền
kinh tế của mỗi quốc gia. Thị trường tài chính được hình thành đã thực
hiện chức năng quan trọng của mình, là tập trung các khoản tiền tiết
kiệm tạo thành nguồn vốn lớn để tài trợ các dự án đầu tư trong nền
kinh tế xã hội.
3. Chức năng của thị trường tài chính:
Chức năng đầu tiên, cũng là chức năng quan trọng nhất của thị

vào thị trường và giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển
5
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu. Do đó, mỗi thị trường khác nhau có
tính thanh khoản khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển các định
chế tài chính của thị trường ấy. Nếu các cơ chế của thị trường thông
thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông
thông suốt. Ngoài ra, thị trường tài chính còn có chức năng định giá tài
sản tài chính, phân phối vốn trên thị trường theo tín hiệu của thị
trường.
Tùy thuộc vào các chức năng khác nhau của thị trường cũng như
các tiêu chí phân loại khác nhau, thị trường tài chính cũng có nhiều
cách phân loại khác nhau. Nhưng tựu trung lại, thị trường tài chính
thường có ba cách phân loại cơ bản: theo thời hạn, tính chất luân
chuyển vốn và theo cơ cấu của thị trường.
4. Phân loại thị trường tài chính:
Căn cứ theo thời hạn luân chuyển vốn, thị trường tài chính được
phân thành: thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị trường chứng
khoán.
- Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch, mua bán các chứng từ
có giá ngắn hạn. Các chứng từ có giá ngắn hạn như: tín phiếu Kho
bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các Ngân hàng, thỏa thuận mua lại,
chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, … Đây là thị trường nhằm thỏa mãn
những nhu cầu vốn trong ngắn hạn. Căn cứ theo mục đích này của thị
trường mà không cần quan tâm đến thời hạn của các chứng từ có giá,
6
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
khái niệm trên được hiểu theo nghĩa của thị trường mở thì thị trường
tiền tệ là thị trường giao dịch, mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá.
- Thị trường hối đoái là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi

đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư
mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp có đặc điểm
là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành,
tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho
toàn bộ nền kinh tế. Những người bán chứng khoán trên thị trường sơ
cấp thường là Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước, Công ty phát hành, Tập
đoàn bảo lãnh phát hành, …Thị trường sơ cấp thường diễn ra trong
một thời gian nhất định.
- Thị trường thứ cấp là thị trường mua bán trao đổi các chứng từ
có giá đã phát hành lần đầu. Trên thị trường này, các nhà đầu tư
chuyển nhượng quyền mua bán chứng khoán và điều đó làm cho
chứng khoán đã phát hành có tính thanh khoản. Khoản tiền thu được
từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh
doanh chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành nên luồng tiền
chỉ vận chuyển giữa những nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường.
8
GVHD: PGS-TS.NGUYỄN ĐĂNG DỜN TIỂU LUẬN
Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường chứng
khoán, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. Giao dịch trên thị trường
thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá giao dịch chứng
khoán do cung - cầu trên thị trường quyết định.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Thị trường sơ cấp là cơ sở và là tiền đề cho sự hình thành và
phát triển của thị trường thứ cấp; vì đó là nơi cung cấp hàng hóa
chứng khoán lưu thông trên thị trường thứ cấp. Ngược lại, thị trường
thứ cấp là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ
cấp; vì nếu không có thị trường thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao đổi
tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán thì rất khó để phát hành và
thu hút nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Việc phân biệt thị trường sơ
cấp và thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trên thực tế, tổ chức

nợ nhưng cổ tức có thể cao hoặc thấp hơn lãi trái phiếu, vì nó tùy
thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng họ có quyền
biểu quyết trong quản trị điều hành doanh nghiệp vì họ là chủ sở hữu.
Người giữ chứng khoán vốn có nhiều rủi ro hơn người giữ chứng
10


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status