TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN CỨU - Pdf 68

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái quát chung về DNTM và hoạt động kinh doanh thương mại
• Khái quát chung về DNTM
 Khái niệm về DNTM
Doanh nghiệp thương mại ra đời là do sự phân công lao động xã hội và
chuyên môn hoá trong sản xuất. Đó là hình thức tổ chức lao động của những người
chuyên mua và đưa hàng hoá ra thị trường để bán, tìm kiếm lợi nhuận. Những
người đó được gọi là thương nhân. Hình thức tổ chức đó được hợp thành phù hợp
với quy định của pháp luật thì được gọi là doanh nghiệp thương mại.
Ngày nay, hoạt động thương mại nếu hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả
các hoạt động nhằm mục đích sinh lời. Tuy nhiên, trong phạm vi chương trình, hoạt
động thương mại bao gồm ba nhóm chính là mua bán hàng hoá, dịch vụ thương
mại và xúc tiến thương mại. Trong đó mua bán hàng hoá là hoạt động chủ yếu, dịch
vụ thương mại và xúc tiến thương mại thường là để hỗ trợ cho mua bán hàng hoá.
Vậy doanh nghiệp thương mại là một loại hình doanh nghiệp (phân theo lĩnh
vực ngành nghề kinh doanh) chuyên kinh doanh mua bán hàng hoá và thực hiện
các dịch vụ thương mại.
Trong thực tế một doanh nghiệp thương mại ngoài hoạt động mua bán
hàng hoá còn có các hoạt động khác như cung ứng dịch vụ, hàng hóa hữu hình
nhưng hoạt động thương mại vẫn là chủ yếu.
1
1
DNTM có các đặc điểm của doanh nghiệp nói chung và chịu sự chi phối
điều chỉnh bởi pháp luật. Nó khác với hộ kinh doanh cũng như cá nhân kinh doanh
thương mại trên thị trường ở chỗ nó là một tổ chức độc lập có phân công lao động
rõ ràng, được quản lý bằng một bộ máy chính thức còn hộ hay cá nhân kinh doanh
thì không có tư cách pháp nhân, không thoả mãn định nghĩa của pháp luật về doanh
nghiệp.
• Chức năng, nhiệm vụ của DNTM

Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại là số cụ thể hoá các chức năng
thành những mục tiêu phải đạt được, những việc phải làm trong những thời kỳ nhất
định với điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Ba yếu tố chính quy định nhiệm vụ của DNTM là các chức năng của nó, giai
đoạn phát triển của nó và đặc điểm kinh tế xã hội cụ thể.
Các DNTM khác nhau có những nhiệm vụ cụ thể không hoàn toàn giống
nhau. Tuy nhiên, có thể chia ra những nhiệm vụ chung phổ biến là:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, tổ chức mặt
hàng kinh doanh.
- Xây dựng cơ sở vật chất để hoạt động kinh doanh.
- Khai thác nguồn hàng.
- Dự trữ bảo quản hàng hoá và tổ chức bán hàng.
- Quản lý các nguồn lực và quá trình hoạt động kinh doanh.
- Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội.
- Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, đặc biệt là nghĩa vụ thuế.
3
3
• Khái quát chung về hoạt động kinh doanh thương mại
 Khái niệm hoạt động kinh doanh thương mại
Thương mại theo nghĩa hẹp là thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, đưa
hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Từ đó tại điều 5 luật thương mại năm
1997 của nước ta đưa ra khái niệm: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một
hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân bao gồm việc mua bán hàng hoá,
cung cấp dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích
lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội.”
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động kinh doanh mua bán hàng
hoá nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Là hoạt động không trực tiếp tạo ra của cải vật
chất nhưng nó phục vụ cho quá trình sản xuất và tiếp tục quá trình sản xuất trong
khâu lưu thông.

Hàng hoá là một vật phẩm lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của
con người và đi vào tiêu dùng hoặc sản xuất thông qua trao đổi mua bán trên thị
trường.
Hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại là các hàng hóa cá nhân, các
DNTM mua hàng hoá vào để bán ra thị trường có đầy đủ đặc tính vật lý và hoá học
có thể quan sát được trong một thể thống nhất vừa mang giá trị vừa mang giá trị sử
dụng. Sản phẩm có thể mang ra thị trường trao đổi được.
Hàng hoá là những vật thể có công dụng cụ thể nên nó được biểu thị trên hai
mặt giá trị và số lượng. Số lượng của hàng hoá được xác định bằng đơn vị đo lường
phù hợp với tính chất vật lý hoá học của nó như mét, lít, kg… Qua hàng hoá ta có
thể biết được đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Chất lượng của
5
5
hàng hoá nói lên giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, được xác định bằng tỷ lệ %
tốt, xấu hoặc giá trị phẩm cấp của hàng hoá.
Hàng hoá có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp
thương mại nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Đối với doanh nghiệp thương mại: Việc mua hàng hoá vào và bán hàng hoá
ra giúp cho các doanh nghiệp tồn tại, phát triển và thực hiện được mục tiêu đề ra.
Đối với toàn bộ nền kinh tế khối lượng hàng hoá lưu thông phản ánh mức độ
phát triển của nền kinh tế. Một đất nước phát triển thì hàng hóa phải đa dạng về
mẫu mã phong phú về chủng loại, chất lượng cao và ngược lại.
• Tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp
 Khái niệm về tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp
Tiêu thụ là một khâu quan trọng trong quá trình SXKD, là yếu tố quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ chính là quá trình chuyển
hoá quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể tham gia mua
bán trao đổi hàng hoá trên thị trường.
Trong nền kinh tế trị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá rất quan trọng. Vì có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá thì mới có

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa sẽ có tác dụng mạnh mẽ
và quyết định sự thành công của doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa là khâu trung
gian, là cầu lối giữa người người sản xuất và người tiêu dùng.
- Những nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp
7
7
Chất lượng sản phẩm hàng hóa và uy tín trên thị trường như là cốt lõi của
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng là một
trong những tiêu chí hàng đầu quyết định khối lượng hàng hóa tiêu thụ được và
khẳng định vị thế của sản phẩm trên thị trường. Bởi vậy doanh nghiệp phải thường
xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng nhu cầu thị
hiếu cảu người tiêu dùng.
Hoạt động thu mua hàng hóa có đảm bảo cung cấp kịp thời cho hoạt động
tiêu thụ về số lượng, chất lượng và thời gian hay không ? Nếu việc cung ứng không
đáp ứng được theo kế hoạch sẽ không những làm ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh đối với khách hàng.
Giá bán sản phẩm hàng hóa cũng là nhân tố ảnh hưởng chính đến số lượng
sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Giá bán sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên thị
trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của sản phẩm hàng hóa trên thị trường
đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống và quan hệ cung cầu trên thị trường. Song
đòi hỏi các nhà quản lý phải hết sức linh hoạt và năng động.
Kết cấu sản phẩm hàng hóa đưa ra tiêu thụ là tỷ trọng về mặt hàng chiếm
trong tổng giá trị hàng hóa đưa ra thị trường. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, các
doanh nghiệp thường đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác nhau để
đáp ứng các cung bậc nhu cầu cao thấp khác nhau.
Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa bao gồm các yếu tố: tăng
cường quản cáo, điều tra nhu cầu thị trường, thăm dò và phát triển thị trường, thay
đổi mẫu mã, tăng cường khuyến mại, phương thức thanh toán, phương thức bán
hàng thay đổi cho phù hợp.
- Các nhân tố khách quan

9
Kinh doanh theo nghĩa rộng được hiểu là một thuật ngữ chung chỉ tất cả các
hoạt động sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Theo luật định, hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất
cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Hoạt động kinh doanh theo đúng nghĩa là hoạt động kiếm lời, hoạt động sinh
lời của các doanh nhân. Đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá
thể, trang trại, các loại hình công ty… Do đó, người làm kinh doanh đòi hỏi phải
biết cân nhắc và lựa chonj phương án tối ưu sao cho chi phí thấp nhất mà mang lại
hiệu quả cao nhất.
Như vậy hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động đầu tư, hoạt động sản
xuất, hoạt động thương mại và các hoạt động cung cấp dịch vụ.
• Khái niệm về kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp một quá
trình từ khi mua hàng đến khi hàng hóa được người tiêu dùng chấp nhận (đối với
doanh nghiệp thương mại) hoặc thu mua nguyên vật liệu (đầu vào) đến quá trình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đối với doanh nghiệp sản xuất). Đó là kết quả tài
chính cuối cùng của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tổng kết quả các khâu mua hàng, gia
công chế biến, đóng gói và tiêu thụ. Do đó KQKD chịu tác động của rất nhiều yếu
tố như giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, kết cấu mặt hàng tiêu
thụ.Ngoài ra doanh nghiệp còn các hoạt động khác như các hoạt động tài chính và
nhiều hoạt động khác nữa. Bởi vậy kết quả hoạt động kinh doanh là sự thể hiện
tổng hợp mợi hoạt động của doanh nghiệp và thường được xác định theo từng kỳ
nhất định. Kết quả kinh doanh có thể là kết quả ban đầu hoặc kết quả cuối cùng nên
khi đánh giá phải xem xét qua từng thời kỳ kinh doanh, KQKD trong từng giai
10
10


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status