Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn hóa điển hình trong doanh nghiệp - Pdf 68

Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn
hóa điển hình trong doanh nghiệp
1.1. Văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn hóa doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
* Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là một phạm trù thường xuyên xuất hiện trong đời sống con
người. Ở đâu có con người, có các hoạt động xã hội, ở đó có văn hóa. Vậy
văn hóa là gì? Từ xưa tới nay có rất nhiều các quan niệm khác nhau về văn
hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa"
1
Hồ Chí Minh
Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi -
cái đó là văn hoá”.
2
Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của
mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang
diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ
thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân
tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
3
Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng thói quen mà
con người đạt đựơc với tư cách là thành viên của một xã hội (Edward Tylor).
1 HCM toàn tập NXB chính trị quốc gia, Hà nội 1995, t.3 tr.431
2,

Marvin Bower - Tổng giám đốc McKinsey Co. đã nói “Văn hóa
doanh nghiệp là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá
trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế tiếp.”
Còn theo ông Akihiko Urata, chuyên viên kinh tế công ty TNHH dịch
vụ phát triển Nhật Bản thì văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu như nét đặc
trưng của giá trị văn hóa, hành vi ứng xử dựa trên một mục tiêu nào đó mà
các thành viên cùng chia sẻ giữ gìn.
Theo TS. Tạ Thị Mỹ Linh
5
: văn hóa doanh nghiệp là tài sản, là nét đẹp
thu hút con người từ cách ứng xử thông qua các mối quan hệ có liên quan tới
kinh doanh, nó là linh hồn cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Theo TS Đào Duy Quát
6
: Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ hoạt động
sáng tạo của toàn thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp nhằm tạo ra
các giá trị, các sản phẩm vật chất, tinh thần ngày càng hoàn thiện theo hướng
chân, thiện, mỹ, góp phần phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững.
Tinh tuý nhất văn hoá của một doanh nghiệp là những phẩm chất văn hoá cao
của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Những phẩm chất chủ yếu đó là:
- Lòng yêu nghề, yêu công ty, doanh nghiệp, tinh thần phấn đấu vì sự phát
triển bền vững của công ty.
- Tinh thần đoàn kết, hợp tác gắn kết mọi thành viên với dây chuyền, với phân
xưởng, công ty.
- Tinh thần ham học tập, cầu tiến bộ, làm chủ công nghệ hiện đại.
- Tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo với lương tâm nghề nghiệp.
- Có lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tôn trọng kỷ luật, kỷ
cương.
5 “ Văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập WTO”- Báo Điện Tử Đảng Cộng
Sản Việt Nam 11/2006

ngoài có tác động qua lại với nhau
Trong cứng : là duy trì kỷ luật, thống nhất quan điểm tư tưởng, hành động
chuẩn hóa mọi hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh... từ đó xây dựng các
chuẩn mực chung của tổ chức và kiên trì thực hiện một cách liên tục nhằm tiến
tới một định hướng chuẩn rõ ràng.
Ngoài mềm : Là những mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đối
thủ cạnh tranh..., là hệ thống các dịch vụ chăm sóc khách hàng... phải hoàn hảo,
mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử.
Doanh nghiệp có văn hóa mạnh là doanh nghiệp phải giữ vững tư tưởng
cốt lõi đồng thời không ngừng phấn đấu tiến bộ. Đó phải là một tổ chức được
thiết kế tốt, thích ứng với sự thay đổi trong quá trình hoạt động mà không phụ
thuộc và cá nhân người lãnh đạo, hài hòa trong tư duy và hành động nhất quán để
tạo ra một tổ chức xuất sắc, bền vững.
Mô hình Văn Hóa Mạnh có thể đơn giản hóa bằng phương trình sau:
Văn Hóa Mạnh = thống nhất tư duy hệ thống môi trường hành động.
1.1.2 Các giá trị văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình và hữu hình được gây dựng
trong suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy nó là một
thực thể khá phức tạp được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau.
* Phong cách lãnh đạo
Văn hóa doanh nghiệp là nền tiểu văn hóa gắn chặt với một tập thể,
doanh nghiệp nhất định, chính vì vậy nó gắn bó chặt chẽ tới những nhà quản trị,
đội ngũ lãnh đaọ của doanh nghiệp đó. Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là một
tấm gương phản ánh khá rõ nét phong cách lãnh đạo của nhà quản trị doanh
nghiệp.
Ngay từ khi doanh nghiệp mới thành lập, các nhà quản trị đã phải định
hướng cho mình một nét văn hóa riêng có cho công ty. Và để cho định hướng
đó trở thành hiện thực, các nhà quản trị phải liên tục, không ngừng củng cố nó,
điều này đòi hỏi ở đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp một sự kiên trì. Để có thể trở
thành một giá trị văn hóa của doanh nghiệp thì phong cách lãnh đạo phải trở

yếu tố văn hóa đem lại năng lực cạnh tranh to lớn cho doanh nghiệp. Theo định
nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):Thương hiệu là một dấu hiệu (
hữu hình và vô hình ) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một
diịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ
chức
Sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp
nhanh chóng đến được với khách hàng, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải
luôn luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm để đảm bảo chữ tín trong kinh
doanh cũng như giữ gìn thương hiệu của mình.
Thương hiệu được cấu thành bởi ba yếu tố
- Phần đọc được: Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào
thính giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway,
PGrand, 3M, Trung Nguyên...), tên sản phẩm (555, Coca Cola), câu khẩu hiệu
(Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc, hát, câu slogan đặc trưng và các yếu tố phát âm
khác.
- Phần không đọc được: Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ
có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen của
Vietnam Airlines, hình đôi bàn tay của Nokia), màu sắc (màu đỏ của Coca-cola,
hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken, Coca-cola) và các yếu tố
nhận biết (bằng mắt) khác.
- Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu: chính là sự quay trở
lại của khách hàng với công ty.Những khách hàng trung thành là những vị
khách sẽ luôn bên công ty kể cả trong lúc khó khăn.
* Truyền thống của doanh nghiệp
Là tất cả những hoạt động, sự kiện văn hóa… chính thức được diễn ra
trong doanh nghiệp, thường được tổ chức định kì nhằm để thắt chặt mối quan hệ
giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Các truyền thống của doanh nghiệp có
thể là: kỉ niệm ngày thành lập công ty, những ngày lễ tổng kết cuối năm, lễ
tuyên dương lao động giỏi hằng năm.. Những sự kiện văn hóa này được dần dần
hình thành theo quá trình phát triển của doanh nghiệp và trở thành một nét văn

Doanh nghiệp làm giàu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc
tôn trọng quyền lợi của khách hàng. Đảm bảo quyền lợi khách hàng giúp doanh
nghiệp giữ được chữ tín trong kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh thể hiện ở việc doanh nghiệp tôn trọng các quy
định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nươc: thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
đầy đủ..
- Đảm bảo quyền lợi cho những người làm việc trong doanh nghiệp, tạo
điều kiện cho họ phát huy năng lực sáng tạo, có điều kiện phát triển.
- Quan tâm tới các vấn đề về môi trường, các vấn đề xã hội, nhân đạo và
xây dựng một phong cách giao tiếp có văn hóa với công chúng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status