CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP - Pdf 64

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ VÀ DOANH THU TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.
1.1.1. Doanh nghiệp và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị
trường.
* Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh (theo điều 3
Luật doanh nghiệp năm 1999).
Như vậy trước hết doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh độc lập, hoạt
động một cách tự chủ nhưng được đặt dưới sự quản lý chung của Nhà nước.
Điều kiện để ra đời một doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất, là điều kiện
đầu tiên để Nhà nước cho phép thành lập một doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có một lượng tài sản nhất
định, biểu hiện bằng một lượng vốn ban đầu khi thành lập và được ghi trong
điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, lượng vốn này được quy định không thấp
hơn mức vốn pháp định. Tuy nhiên đối với từng doanh nghiệp, từng ngành
nghề kinh doanh khi đăng ký tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì mức
vốn pháp định được quy định là hoàn toàn khác nhau. Trong quá trình hoạt
động doanh nghiệp có thể tăng số vốn này thông qua việc huy động dưới các
hình thức như phát hành trái phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên doanh… hoặc
dùng một phần lợi nhuận để lại để bổ sung nguồn vốn, mở rộng quy mô sản
xuất. Trong thời kỳ bao cấp, nguồn vốn của doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở
hữu của Nhà nước, Nhà nước cấp vốn và điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước đặt
ra. Nhưng ngày nay khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Các doanh nghiệp được đăng ký thành lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác
nhau với những ngành nghề kinh doanh ngày càng trở lên phong phú và đa
dạng.
* Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường.

cách liên tục và ổn định phát triển. Thị trường cũng có tác động trở lại đối với
doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì
thị trường không những là nơi chuyển các yếu tố đầu vào cho quá trình sản
xuất hoạt động mà nó còn là nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá đầu ra của
doanh nghiệp.
Sự vận động của thị trường được tuân theo một hệ thống các quy luật
kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu và quy luật
lợi nhuận… Trong đó quy luật cạnh tranh là chủ yếu và quan trọng nhất. Điều
này buộc các doanh nghiệp phải tuân theo và vận động một cách phù hợp với
sự vận động của thị trường, khả năng tồn tại và phát triển. Sản phẩm hàng
hoá của doanh nghiệp muốn được tiêu thụ muốn được thị trường chấp nhận,
thì trước tiên là phải chiến thắng trong cạnh tranh, mà ý đồ để chiến thắng
được các nhà kinh tế ngày nay quan tâm hàng đầu đó là ý đồ về giá cả và chất
lượng sản phẩm hàng hoá. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên
động não tích cực, nhạy bén, năng động nhằm nắm bắt các nhu cầu của thị
trường, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, công nghệ và phương pháp tổ
chức quản lý…để giảm bớt những chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành
sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá của mình. Đồng
thời thông qua thị trường các doanh nghiệp mới có thể khẳng định được vị trí
của mình và đưa ra được, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai.
Nói tóm lại thông qua các quy luật vận động cảu thị trường nó tác động
trực tiếp hay gián tiếp đến sự hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và từ
đó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy cho nền
kinh tế nước ta ngày càng phát triển và đi vào ổn định theo xu hướng chung
của nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.1.2. Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Trong một nền kinh tế thị trường các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày
càng được mở rộng và phát triển cùng với việc đa dạng hoá các thành phần
kinh tế nền sản xuất ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc

tiến hành một số công việc nhằm hoàn chỉnh nốt một số công đoạn như bảo
quản, đóng gói, chế biến sau đó đưa hàng hoá ra tiêu thụ.
Trong nhiều trường hợp cả 2 giai đoạn mua hàng và bán hàng ra một
cách đồng thời nghĩa là doanh nghiệp có thể mua hàng hoá của các nhà cung
cấp sau do giao bán trực tiếp cho người mua. Lúc này các doanh nghiệp
thương mại chỉ đóng vai trò như là người môi giới hay vận chuyển thuê cho
người bán và người mua.
Nhưng nói tóm lại cho dù đối với doanh nghiệp sản xuất nói riêng thì tiêu
thụ sản phẩm hàng hoá là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Để thấy rõ được vấn đề ta xem xét khái niệm về tiêu thụ.
Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm
hàng hoá cho đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán cho
đơn vị bán về số sản phẩm đó theo mức giá thoả thuận.
Đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình
chuyển hoá hình thái giá trị của vốn từ hình thức vật chất sang hình thái tiền
tệ. Kết thúc một chu kỳ sản xuất, đồng vốn quay trở về hình thái ban đầu cảu
nó để chuẩn bị cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Thời điểm tiêu thụ sản phẩm
được tính từ lúc bắt đầu xuất giao sản phẩm hàng hoá cho đơn vị mua cho đến
khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên nếu như
hàng xuất đi nhưng chưa được người mua chấp nhận do nhiều nguyên nhân
như hàng kém phẩm chất, mẫu mã không phù hợp không đúng yêu cầu hay
hàng hoá bị thiếu hụt…thì sản phẩm hàng hoá coi như chưa được tiêu thụ. Để
xác định đúng thời điểm tiêu thụ cần phải căn cứ vào hai điều kiện chủ yếu
sau :
Thứ nhất : doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách
hàng
Thứ hai : Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán với doanh
nghiệp theo trị giá của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó với mức giá cả đã được
thoả thuận trong hợp đồng.
Việc xác định đúng thời điểm hoàn thành tiêu thụ có ý nghĩa rất quan

Khi thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và các doanh nghiệp sẽ thu
được một khoản doanh thu bán hàng hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ sản
phẩm.
Vậy doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng
hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản trừ doanh
thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu hàng bán…
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định như sau :

Trong đó :
T : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm

=
=
n
i
iti
xGST
1
)(
Sti : Số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại
Gi : Giá bán đơn vị của loại sản phẩm i
i : Loại sản phẩm tiêu thụ.
Như vậy doanh thu tiêu thụ được xác định trên cơ sở số lượng sản phẩm
tiêu thụ và giá bán đơn vị của từng loại sản phẩm đó. Ngoài ra doanh thu tiêu
thụ còn bao gồm giá trị các sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng hoặc tiêu dùng
trong nội bộ doanh nghiệp và được cơ sở giá thị trường ở thời điểm bán hàng.
Cơ cấu dịch vụ doanh thu tiêu thụ là một chỉ tiêu tổ chức quan trọng không chỉ
đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Doanh thu
tiêu thụ phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, phản ánh được mức độ hoàn thành việc tiêu thụ hàng hoá và thực hiện

Doanh thu tiêu thụ khác như doanh thu về cơ cấu lao vụ, dịch vụ, bán các
bản quyền phát minh, sáng chế, bán những sản phẩm chế biến từ phế liệu phế
phẩm….
Doanh thu tiêu thụ nội bộ : Là doanh thu có được do doanh nghiệp bán
sản phẩm, hàng hoá và cơ cấu lao vụ dịch vụ cho các đơn vị trực thuộc hoặc
các cá nhân trong doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ nội bộ cũng bao gồm
doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thuộc các hoạt động sản xuất kinh
doanh chính và doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ…
Ngoài ra doanh thu tiêu thụ còn bao gồm cá nhân trợ giá, của nhà nước
khi thực hiện việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của nhà
nước.
Việc xây dựng nội dung của doanh thu tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc hạch toán đầy đủ chính xác mức doanh thu đạt được
trong kỳ của doanh nghiệp. Nó phản ánh đúng kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vì vậy trong công tác tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp
không nên xem thường vấn đề xác định nội dung doanh thu tiêu thụ sản phẩm
đồng thời không còn áp dụng việc xác định nội dung doanh thu tiêu thụ theo
một khuôn mẫu nhất định nào đó mà cần phải tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp để xác định
doanh thu một cách chính xác và cụ thể. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải phân
chia nội dung doanh thu cho phù hợp để thuận tiện cho việc theo dõi và phản
ánh doanh thu của mình.
Về thời điểm xác định doanh thu thì tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh
doanh của từng ngành từng doanh nghiệp thì việc xác định thời điểm ghi nhận
doanh thu cũng khác nhau nhưng nhìn chung việc xác định và ghi nhận doanh
thu được xác định đồng thời với thời điểm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ…Tuy nhiên đối với doanh nghiệp thương mại cho một số đặc trưng riêng
khác với các doanh nghiệp sản xuất cho nên thời điểm ghi nhận doanh thu
cũng cónhững đặc điểm riêng của nó và được thể hiện ở những điểm sau :
Thứ nhất : về điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng phải đảm bảo các

doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Có thể nói, lợi nhuận là động cơ, mục tiêu của sản xuất kinh doanh
đối với mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và lợi nhuận còn đồng nghĩa
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Có lợi nhuận, doanh nghiệp mới hoàn thành nghĩa vụ tham gia đóng góp
vào ngân sách Nhà nước được phản ánh ở số thuế lợi tức và mới có nguồn để
hình thành các quỹ như : quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư,
phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Khi đó doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động sản xuất
kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
người lao động. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm góp phần thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.
Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thông suốt. Chỉ có thông qua tiêu thụ, đồng vốn mà
doanh nghiệp bỏ ra mới trở về trạng thái ban đầu của nó, tiếp tục thực hiện
vòng luân chuyển mới. Thực hiện được doanh thu bán hàng đầy đủ kịp thời
góp phần thúc đẩy tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình sản xuất sau, tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí kho
tàng, bảo quản… góp phần hạ giá thành tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc
không hoàn thành được dự kiến chỉ tiêu doanh thu bán hàng hoặc thực hiện
không kịp thời công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và
gây trở ngại cho quá trình sản xuất như : kéo dài chu kỳ sản xuất, đồng vốn bị
ứ đọng chậm luân chuyển vì gây ra những thiệt hại không thể lường trước cho
sản xuất kinh doanh.
Thông qua công tác tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể nắm bắt
được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, vị
trí của các đối thủ và vị trí của mình trên thường trường, cũng như nắm bắt
thị trường nào là thứ yếu, thị trường nào là chủ yếu, thị trường nào có tiềm
năng cần khơi dậy, từ đó mà hoạch định kế hoạch phát triển kinh doanh, đầu
tư và mở rộng mặt hàng, thay đổi quy cách mẫu mã sản phẩm.

doanh của doanh nghiệp .
+ Hàng hoá xuất làm quà tặng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Hàng hoá hao hụt tổn thất trong khâu bán hàng theo hợp đồng của bên
mua chịu.

Trích đoạn Mối quan hệ giữa TCDN và tiêu thụ sản phẩm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status