CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN - Pdf 68

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ
ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN
CPH DNNN
I. Lao động và vai trò của lao động
1. Các khái niệm
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, lao động tạo ra của
cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát
triển của xã hội loài người.Chính vì tầm quan trọng đó của lao động mà các vấn
đề lao động luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm giải quyết. Để hiểu rõ về
lao động và giải quyết tốt các vấn đề lao động trong doanh nghiệp chúng ta cần
nắm được khái niệm lao động và các khái niệm liên quan khác như: Lực lượng
lao động, người lao động và lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hành động diễn
ra giữa con người và giới tự nhiên. Trong khi lao động con người vận dụng sức
lực tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động
vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật trong tự nhiên, biến đổi vật chất đó làm
cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Lao động là điều kiện không
thể thiếu được của đời sống con người.
Lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế): Bao gồm những trong
độ tuổi lao động có khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân
và những người thất nghiệp đang có nhu cầu tìm việc làm.
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao
kết hợp đồng lao động.
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao
động làm việc cho doanh nghiệp đó. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp
được xem xét về mặt quy mô (số lượng) và kết cấu (chất lượng). Việc sử dụng
lao động có hiệu quả sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp.
2. Phân loại lao động
Trong thực tế có rất nhiều tiêu chí để phân loại lao động nhưng để phục vụ
cho mục đích nghiên cứu đề tài thì lao động ở đây được chia thành lao động có
việc làm, lao động thiếu việc làm và lao động thất nghiệp.

3.Vai trò của lao động
Trong mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp có rất nhiều các nguồn lực khác
nhau, trong đó có nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chính là nguồn lực về con
người, đây là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển và lớn mạnh
của tổ chức. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hay chính là những người lao
động sẽ quyết định hiệu quả của các nguồn lực khác. Trong quá trình sản xuất
kinh doanh máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại quyết định rất nhiều đến
năng suất và hiệu quả nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vai trò chủ đạo
của người lao động. Một doanh nghiệp muốn thành công và phát triển phải sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của
người lao động đối với doanh nghiệp, vì vậy bất kỳ một tổ chức, một doanh
nghiệp nào cũng phải coi trọng người lao động và có những chính sách hợp lý
đối với người lao động để họ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh
nghiệp và tổ chức.
II. Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối
với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN.
1. Những vấn đề chung về CPH DNNN
1.1 Khái niệm và mục tiêu của CPH DNNN
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã được hình thành và
phát triển tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó đòi hỏi các DNNN
phải đổi mới, sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.
Một trong những giải pháp được lựa chọn khi sắp xếp, đổi mới DNNN là CPH
DNNN.
CPH là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu
thành công ty cổ phần, một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. CPH
có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty liên doanh và tại các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hoá sẽ làm đa dạng
hoá sở hữu tại doanh nghiệp.
CPH DNNN là việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần;

vậy, CPH DNNN thực sự là một cuộc cách mạng triệt để thay đổi cách thức tổ
chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, thay đổi cơ bản mối quan hệ doanh
nghiệp - Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng với hoạt động cạnh
tranh trong cơ chế thị trường.
1.2 Ảnh hưởng của CPH dối với doanh nghiệp và người lao động
Thông qua các mục tiêu của CPH chúng ta có thể thấy được những ảnh
hưởng rõ rệt của CPH đối với doanh nghiệp và người lao động. CPH sẽ làm
thay đổi cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp, làm cho sở hữu đối với doanh
nghiệp trở nên đa dạng do đó giải quyết triệt để vấn đề sở hữu trong DNNN.
Mặt khác CPH sẽ huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và
ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. CPH được coi là nhân tố kích thích sự phát triển
của các thị trường vốn, thị trường chứng khoán và khi thị trường vốn, thị trường
chứng khoán phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cổ phần phát triển
từ đó làm nâng cao tính năng động và hiệu quả của doanh nghiệp.
Đối với người lao động CPH có tác động rất lớn. Khi chuyển DNNN thành
công ty cổ phần người lao động sẽ trở thành người đồng sở hữu doanh nghiệp,
được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. CPH sẽ
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó thu nhập của
người lao động cũng được cải thiện Tuy nhiên CPH sẽ làm cho công việc của
người lao động bị xáo trộn do thay đổi hình thức sở hữu sẽ kèm theo việc bố trí,
sắp xếp lại lao động. Quá trình sắp xếp lại lao động sẽ dẫn tới một bộ phận lao
động bị dôi dư do doanh nghiệp không bố trí được việc làm. Bộ phận lao động
này sẽ phải dời khỏi doanh nghiệp điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống
của người lao động. Vì vậy khi thực hiện CPH doanh nghiệp phải đảm bảo giải
quyết tốt các chính sách cho cả người lao động tiếp tục làm việc tại công ty cổ
phần và người lao động dôi dư nhằm đảm bảo mục tiêu và phát huy hiệu quả
của CPH.
2. Lao động dôi dư và các chính sách đối với lao động dôi dư khi thực
hiện CPH DNNN

họ theo quy định của pháp luật. Những người lao động này tuy vẫn đáp ứng
được yêu cầu của sản xuất kinh doanh nhưng do yêu cầu của thị trường doanh
nghiệp bắt buộc phải giảm bớt lao động để nâng cao sức cạnh tranh. Lao động
dôi dư cũng bao gồm cả những người lao động mà doanh nghiệp không có nhu
cầu sử dụng do những hạn chế về mặt sức khoẻ, tuổi tác, trình độ tay nghề,
chuyên môn nghiệp vụ.
Theo Điều 2 chương I của Nghị định 41/2002/NĐ-CP của chính phủ thì lao
động dôi dư bao gồm:
- Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, doanh nghiệp đã tìm mọi
biện pháp tạo việc làm, nhưng vẫn không bố trí được việc làm.
- Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp
nhưng không có việc làm, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp vẫn
không bố trí được việc làm.
- Người lao động trong doanh nghiệp bị giải thể, phá sản.
Tóm lại lao động dôi dư là lôgic của sự vận động các yếu tố đặc trưng cho
phát triển doanh nghiệp (đổi mới công nghệ, hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động, đổi mới chất lượng lao động…), lao động dôi dư là hậu quả tất
yếu của quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, nghiên cứu vấn đề lao động dôi dư
là là cần thiết để thúc đẩy tiến trình CPH DNNN.
2.1.2 Phân biệt lao động dôi dư với thất nghiệp và thiếu việc làm
Chúng ta cần phân biệt giữa lao động dôi dư với thất nghiệp và thiếu việc
làm. Trước tiên, xét cho cùng lao động dôi dư cũng chính là một dạng của thất
nghiệp nhưng phạm vi mà thất nghiệp đề cập đến rộng hơn phạm vi người lao
động dôi dư. Thất nghiệp bao gồm cả lao động xã hội, những người muốn làm
việc nhưng không tìm được việc làm như sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, bộ
đội xuất ngũ… Nhưng nếu xét trong phạm vi một doanh nghiệp thì lao động dôi
dư cũng đồng nghĩa với thất nghiệp.
Khi phân biệt lao động dôi dư với thiếu việc làm ta nhận thấy thiếu việc
làm không phải là lao động dôi dư nhưng thiếu việc làm chính là một nguyên
nhân dẫn đến dôi dư lao động khi sắp xếp lại lao động.

động vượt qua khó khăn.
Thứ tư: Giải quyết quyền lợi cho số lao động dôi dư phải dựa trên những
quy định đã có của pháp luật hiện hành, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt một
số chế độ chính sách trong phạm vi pháp luật cho phép.
Thứ năm: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong giải quyết quyền lợi
cho người lao động, nhưng những doanh nghiệp gặp khó khăn thì sẽ nhận được
sự hỗ trợ về tài chính của cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý, sau đó là Chính
phủ.
Thứ sáu: Người lao động không bố trí được việc làm do sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp được coi là người lao động bị mất việc làm theo quy định tại điều
17 Bộ luật Lao động.
Thứ bảy: Nhà nước cần có cơ chế quản lý việc tuyển dụng lao động đầu vào
đối với các doanh nghiệp đã giải quyết xong số lao động dôi dư để không lặp lại
tình trạng như cũ. Trong đó cơ chế tuyển dụng, định biên, định mức lao động,
quỹ lương phải gắn với năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.2.2 Chính sách đối với lao động dôi dư
Chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN được quy định tại
Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ và sửa đổi bổ
sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/08/2004; được hướng dẫn thi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status