TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - Pdf 69

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản về NHTM
1.1.1 Khái niệm NHTM
Đầu tiên ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng trung gian. Ở mỗi nước có
một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại. Ví dụ: Ở Mỹ: ngân hàng thương
mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động
trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ
sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức
khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch
vụ tài chính .
Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt
Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ
yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh
toán.
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Về cơ bản thì hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại có thể chia
thành 3 nhóm chính là : (1) Hoạt động huy động vốn , (2) Hoạt động sử dụng vốn và (3)
Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính.
(1) Hoạt động huy động vốn :
Bất kỳ Ngân hàng Thương mại nào cũng bắt đầu hoạt động kinh doanh bằng việc
huy động vốn. NHTM huy động tất cả các nguồn tiền nhàn rỗi trong các Doanh nghiệp,
các tổ chức chính phủ và dân cư với quy mô và thời hạn khác nhau. Từ các khoản huy
động đó để hình thành các tài sản NỢ hay nguồn vốn, quyết định đến toàn bộ hoạt động
kinh doanh và khả năng cung cấp dịch vụ của một Ngân hàng Thương Mại.
(2) Hoạt động sử dụng vốn :
Công tác sử dụng vốn lớn nhất và có hiệu quả của hầu hết các Ngân hàng Thương
mại là hoạt động tín dụng. Hoạt động sử dụng vốn thứ hai là đầu tư. Dự trữ hay các
khoản mục ngân quỹ là việc các NHTM giữ lại một phần nguồn vốn để đảm bảo khả
năng chi trả trong mọi tình huống yêu cầu của khác hàng. Ngoài ra , trong điều kiện nền

hợp giữa nguồn vốn _ tài sản và tính thanh khoản của Ngân hàng, đòi hỏi sự phù hợp
giữa thu nhập với rủi ro.
1.2 Rủi ro tín dụng NHTM
1.2.1 Khái niệm
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một trong các chủ thể tham gia hợp đồng tín
dụng không có khả năng thanh toán cho các chủ thể còn lại. Đối với bản thân ngân hàng
thương mại, rủi ro tín dụng gây nên hậu quả là ngân hàng không thu được đầy đủ cả
gốc và lãi của các khoản cho vay hoặc thời hạn nhận lại nợ gốc và lãi kéo dài so với
hợp đồng đã kí kết giữa ngân hàng với khách hàng.
Hay rủi ro tín dụng được hiểu là những khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi
ngân hàng cấp tín dụng.Những thiệt hại, mất mát mà NH gánh chịu do người vay vốn
hay người sử dụng vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết
trong hợp đồng TD vì bất kể lý do gì. Đó chính là khả năng một khách hàng vay hoặc
một đối tác không muốn hay không thể thực hiện được nghĩa vụ đã thoả thuận dẫn đến
việc cá khoản cho vay hay các khoản phải thu của ngân hàng giảm giá trị hoặc không
thu hồi được. Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài
sản nên chỉ cần một tý lệ nhỏ của danh mục cho vay có vấn đề là đã ảnh hưởng lớn đến
thu nhập của ngân hàng, đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng hoặc, trong trường hợp
xấu nhất ,làm cho ngân hàng có nguy cơ phá sản.
1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra trong nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng của ngân
hàng từ khâu huy động vốn , cho vay, bảo lãnh và cho thuê tài chính.Ở đây ta có thể
nhắc đến hai loại rủi ro thường gặp nhất trong rủi ro tín dụng là (i) rủi ro đọng vốn và
(ii) rủi ro mất vốn.
Rủi ro đọng vốn xảy ra làm ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng vốn và gây cản
trở khó khăn cho việc chi trả người gửi tiền.
Rủi ro mất vốn xảy ra làm tăng chi phí của hoạt động ngân hàng khi gia tăng các
nợ quá hạn và nợ khó đòi, tăng chi phí giám sát và chi phí pháp lý của các ngân hàng;
làm giảm lợi nhuận của ngân hàng khi tốc độ tín dụng chậm lại và doanh thu ngân hàng
bị giảm hoặc có thể mất; ngoài ra có thể khiến cho sản lượng giảm khi mà ngân hàng

• Tâm lý ỷ vào tài sản thế chấp
• Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng
• Thiếu đa dạng hoá danh mục
• Chính sách quản lý nguồn nhân lực còn hạn chế.
(2) Các nguyên nhân thị trường (yếu tố hệ thống )
• Chu kỳ kinh tế : trong thời kỳ tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh
thuận lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ vì thế tăng đồng thời dư nợ đối với nền kinh tế làm giảm
các khoản nợ xấu. Nhưng trong thời kỳ kinh tế kém tăng trưởng, các ngành kinh doanh
gặp khó khăn,đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tiêu dùng bền vững,
sản xuất vật liệu xây dựng,các hàng cao cấp,các ngành dịch vụ như văn phòng, du lịch ,
kinh doanh bất động sản… Các món vay,đặc biệt là các món vay trung và dài hạn được
quyết định dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ trở thành khó đòi vài năm sau đó.
• Lãi suất và lạm phát thất thường
• Thị trường bất động sản bất ổn
• Rủi ro về mặt chính sách :Các khoản cho vay chính sách được thực hiện bởi
NHTM,Luật pháp thường xuyên thay đổi,Luật không nhất quán, mâu thuẫn,không rõ
ràng,Luật đất đai, chính sách thuế với các ngành thường xuyên thay đổi.
(3) Các nguyên nhân từ phía khách hàng ( yếu tố phi hệ thống)
• Do yếu tố tài chính : Khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp,khả năng sinh
lời, đòn cân nợ, hiệu quả quản lý vốn kém, dòng tiền âm.
• Do các yếu tố phi tài chính : Đạo đức uy tín của chủ doanh nghiệp kém, năng lực
kinh doanh quản trị kém, triển vọng ngành thấp, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu sự đa
dạng hoá trong kinh doanh và đối tác.
• Do tính khả thi và hiệu quả của bản thân dự án vay vốn
• Tài sản thế chấp giá cả biến động , khó định giá, có tranh chấp về pháp lý, tính khả
mại thấp và là sản phẩm chuyên dụng hay tài sản giảm giá trị thay đổi hiện trạng
(4) Các nguyên nhân khác
• Tính chính xác và có sẵn của thông tin thấp
• Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện
1.3 Quản lý rủi ro tín dụng NHTM

(hoặc trên trung bình) nữa.
1.3.3 Nội dung quản lý RRTD NHTM
1.3.3.1. Nhận biết và đánh giá rủi ro tín dụng
a, Để nhận biết rủi ro tín dụng về căn bản người ta thường dựa vào các dấu
hiệu sau : (1) các dấu hiệu tài chính, (2) các dấu hiệu phi tài chính,(3) và các khoản cho
vay.
(1) Các dâú hiệu tài chính
- Các chỉ số thanh khoản có dấu hiệu suy yếu
- Các chỉ số khả năng sinh lời có dấu hiệu suy yếu
- Các vòng quay hoạt động thể hiện sự suy yếu
- Cơ cấu vốn không hợp lý
(2) Các dấu hiệu phi tài chính
- Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với KH
 Có sự thay đổi về cơ cấu NS trong hệ thống quản trị
 Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành
 Ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành đồng nhất thời
 Thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên
 Tranh chấp trong quá trình quản lý
 Chi phí quản lý bất hợp pháp
 Quản lý có tính gia đình
-
Dấu hiệu vấn đề kỹ thuật và thương mại
Dấu hiệu vấn đề kỹ thuật và thương mại
• Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, hoặc không có sản phẩm thay thế


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status