Quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội - Pdf 11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường thì việc cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ
bản của các Ngân hàng Thương mại. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu
nhập chính cho các Ngân hàng, chiếm đến ½ đến 2/3 tổng thu nhập của các Ngân
hàng Thương mại. Và song hành với các khoản thu nhập ấy thì rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng cũng tập trung vào các hoạt động tín dụng, khi Ngân hàng rơi vào
trạng thái khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân chủ yếu chính là phát sinh từ hoạt
động tín dụng của Ngân hàng. Rủi ro ở đây chính là khả năng khách hàng nhận khoản
vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân hàng, gây
tổn thất cho Ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng
hạn vả gốc và lãi cho Ngân hàng.Với vai trò là trung gian tài chính lớn nhất trong thị
trường tiền tệ của các Ngân hàng Thương mại thì việc xảy ra rủi ro trong Ngân hàng
không chỉ tác động đến Ngân hàng đó mà còn có tác động đến cả nền kinh tế.
Là một bộ phận trong guồng máy Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Bắc Á là một
trong những Ngân hàng mạnh trong lĩnh vực cung cấp tín dụng, đóng góp một phần
lớn vào sự phát triển của khu vực Hà Nội cũng như của cả nền kinh tế nước nhà. Và
với mức tăng trưởng tín dụng hang năm luôn đạt từ 7% trở lên trong nhiều năm gần
đây thì vấn đề quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân Hàng luôn là một vấn đề quan trọng
được các nhà quản lý quan tâm, tập trung xem xét và luôn tìm tòi các phương thức
quản trị rủi ro mới.
Được thực tập tại Ngân hang TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (NASB Hà Nội
) là một sự may mắn và là cơ hội để em tìm hiểu những kiến thức mới về quản trị
trong Ngân hàng. Và để em có thể hiểu sâu về công việc quản lý tín dụng trong Ngân
hàng. Trong đó thì công tác quản trị rủi ro tín dụng là công tác được NASB Hà Nội
vô cùng quan tâm chú ý. Cũng vì lẽ đó mà em đã chọn Chuyên đề thực tập : “ Quản
lý rủi ro tín dụng trong Ngân hang thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà
Nội” để nghiên cứu trong thời gian thực tập của mình. Nội dung chuyên đề gồm 3

NHNN Ngân hàng Nhà Nước
TĐNHNN Thống đốc Ngân hàng nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
ABA Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á
VNBA Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam
SWIFT Tổ chức viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒVõ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản về NHTM
1.1.1 Khái niệm NHTM
Đầu tiên ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng trung gian. Ở mỗi nước
có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại. Ví dụ: Ở Mỹ: ngân hàng
thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat
động trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp: ngân hàng thương mại là những xí
nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác
hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín
dụng hay dịch vụ tài chính .
Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt
Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ
yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh
toán.

cung cấp các dịch vụ, hoạt động của NHTM phong phú đa dạng và có phạm vi rộng
lớn. Nó có các đặc trưng cơ bản sau :
Thứ nhất, Ngân hàng Thương mại là Ngân hàng kinh doanh tiền gửi, là hàng
hoá đặc biệt luôn mang lại độ thoả dụng cao nhất đối với mọi chủ thể mà nhu cầu lại
dường như không có giới hạn
Thứ hai, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt với
sự vận động rất phức tạp của vốn, do vậy khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Kinh
doanh Ngân hàng luôn gắn liền với yếu tố rủi ro.
Thứ ba, Nguồn vốn Ngân hàng chủ yếu là huy động từ các chủ thể khác và có
tính thanh khoản rất cao
Thứ tư, Hoạt động của NHTM có tính nhạy cảm cao và luôn chịu sự giám sát
chặt chẽ của Pháp luật
Thứ năm, Tính chất sản phẩm của NHTM cũng mang những nét riêng biệt của
những sản phẩm không thể lưu trữ và chất lượng không ổn định. Các sản phẩm dịch
vụ của NHTM mang tính tương đồng, dễ bắt chước và gắn chặt với yếu tố thời gian.
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhưng các NHTM cạnh tranh với nhau chính ở sự khác biệt về chất lượng và sự đa
dạng của các sản phẩm cung cấp.
Thứ sáu, Khách hàng của Ngân hàng là rất đông đảo và đa dạng; Hiệu quả của
Ngân hàng phải được thể hiện thông qua hiệu quả huy động và sử dụng vốn .Sự phù
hợp giữa nguồn vốn _ tài sản và tính thanh khoản của Ngân hàng, đòi hỏi sự phù hợp
giữa thu nhập với rủi ro.
1.2 Rủi ro tín dụng NHTM
1.2.1 Khái niệm
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một trong các chủ thể tham gia hợp đồng
tín dụng không có khả năng thanh toán cho các chủ thể còn lại. Đối với bản thân ngân
hàng thương mại, rủi ro tín dụng gây nên hậu quả là ngân hàng không thu được đầy
đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay hoặc thời hạn nhận lại nợ gốc và lãi kéo dài

Số trả nợ hàng tuần 75
Thu nợ thực tế (14 tuần) 1050
Số nợ khó đòi (32 tuần) 2400
Tổng số thu bị mất 2400
Thu từ lãi bị mất 312
Nợ gốc bị mất 2088
Thu nhập kiếm từ mỗi khoản vay 1000
cho 46 tuần
150
Số món vay cần thiết để bù đắp khoản
vay đã mất
2400/150 =16 khoản vay 1000
1.2.3 Nguyên nhân gây ra RRTD
Qua nghiên cứu và phân tích hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương
mại Việt Nam và các tình huống rủi ro tín dụng điển hình, chúng ta có thể tổng kết
được các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM Việt Nam về cơ
bản bao gốm 4 nhóm nguyên nhân : (1) Các nguyên nhân từ phía Ngân hàng , (2) Các
nguyên nhân thị trường (yếu tố hệ thống) , (3) Các nguyên nhân từ phía khách hàng
(yếu tố phi hệ thống ) và (4) Các nguyên nhân khác.
(1) Các nguyên nhân từ phía Ngân hàng
• Về chính sách quản lý tín dụng của Ngân hàng : Các ngân hàng chưa có
được các chính sách tín dụng hợp lý, thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc
hoạch định việc quản lý rủi ro.
• Quy trình cấp tín dụng và mô hình quản lý rủi ro : Quy trình cấp tín dụng
tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
• Năng lực của cán bộ tín dụng còn hạn chế
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Công tác giám sát kiểm tra sau khi cho vay bị buông lỏng.

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Tài sản thế chấp giá cả biến động , khó định giá, có tranh chấp về pháp lý, tính
khả mại thấp và là sản phẩm chuyên dụng hay tài sản giảm giá trị thay đổi hiện
trạng
(4) Các nguyên nhân khác
• Tính chính xác và có sẵn của thông tin thấp
• Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện
1.3 Quản lý rủi ro tín dụng NHTM
1.3.1 Khái niệm
Quan điểm về việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng
Thương mại được sử dụng là việc sử dụng hệ thống các biện pháp xác định và đo
lường rủi ro, lựa chọn và chấp nhận rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro để thực hiện
các quyết định kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu quả và an toàn.Ta có
thể xem xét quá trình quản lý rủi ro qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 1 : Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng cho phép hoạt động của Ngân hàng thương mại hoàn
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
Nhận biết và
xác định
RRTD
Phân tích đo
lường
RRTD
Lựa chọn về
mức độ và
phạm vi tác
động của rủi ro
Kiểm soát
và quản lý

dấu hiệu sau : (1) các dấu hiệu tài chính, (2) các dấu hiệu phi tài chính,(3) và các
khoản cho vay.
(1) Các dâú hiệu tài chính
- Các chỉ số thanh khoản có dấu hiệu suy yếu
- Các chỉ số khả năng sinh lời có dấu hiệu suy yếu
- Các vòng quay hoạt động thể hiện sự suy yếu
- Cơ cấu vốn không hợp lý
(2) Các dấu hiệu phi tài chính
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với KH
 Có sự thay đổi về cơ cấu NS trong hệ thống quản trị
 Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành
 Ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành đồng nhất thời
 Thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên
 Tranh chấp trong quá trình quản lý
 Chi phí quản lý bất hợp pháp
 Quản lý có tính gia đình
-
-
Dấu hiệu vấn đề kỹ thuật và thương mại
Dấu hiệu vấn đề kỹ thuật và thương mại
• Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, hoặc không có sản phẩm thay thế
• Những thay đổi chính sách của NN
• Sản phẩm có tính thời vụ cao
• Có biểu hiện cắt giảm chi phí
• Thay đổi trên thị trường về lãi suất, tỷ giá, mất KH lớn, vấn đề thị hiếu ,...
-
-

a/ Phân tích tín dụng
Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3 câu hỏi căn
bản sau :
- Người đi vay có thể tín nhiệm và anh biết họ như thế nào?
- Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ , nhằm bảo vệ
ngân hàng và người giữ tiền, và người xin vay có khả năng hoàn trả nợ vay mà không
cần đến một sức ép nào ?
- Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi nợ
bằng tài sản hay thu nhập của người đi vay một cách nhanh chóng với chi phí và rủi
ro thấp?
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 2 : 6 yếu tố xem xét trong phân tích tín dụng
(1) Người đi vay có tín nhiệm?
Câu hỏi cần trả lời trứơc hết là : Người vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay
đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu “6 khía cạnh - 6C” của
người xin vay là : tư cách (Character), năng lực(Capacity) Bảo đảm ( Collateral) ,
điều kiên ( Conditions) , Thu nhập ( Cash) và kiểm soát (Control)
.Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới được xem là
khả thi
Tư cách của người vay : Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng: Người đi vay
có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Nếu
cán bộ tín dụng không biết được chính xác tại sao khách hàng lại xin vay tiền , thì
cần phải làm cho rõ ràng mục đích xin là gì. Khi mục đích xin vay đã rõ ràng thì cán
bộ tín dụng phải xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của
ngân hàng hay không. Thậm chí, cho dù mục đích xin vay là tốt thì cán bộ tín dụng
cũng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn ,
trả lời câu hỏi một cách trung thực có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả vốn vay
khi đến hạn hay không. Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và

hàng.Tuy nhiên thì ngân hàng vẫn ưu tiên hơn cả về khả năng thứ nhất và coi đây là
nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay ngân hàng. Cán bộ ngân hàng đánh giá
luồng tiền của khách hàng thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi : (i) thu nhập hay
doanh thu có mức tăng trưởng cao trong quá khứ là rõ ràng và chắc chắn? (ii) liệu
mức tăng trưởng cao này có được duy trì để hỗ trợ cho việc trả nợ vay ngân hàng.
Bảo đảm tiền vay : Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng
phải tự hỏi : người vay có sở hữu một giá trị nào hay một tài sản nào chất lượng để
hỗ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến : tuổi thọ, điều kiện và
mức độ chuyên dụng của tài sản người vay.
Các điều kiện : Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được
xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như
khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến các khoản tín dụng.
Kiểm soát : Tập trung vào những vấn đề như : Các thay đổi trong luật pháp và
quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp
ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng.
(2) Hợp đồng tín dụng có được ký kết đúng đắn và hợp lệ ?
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các tiêu chí tín dụng “6C” đã giúp cán bộ tín dụng và nhà phân tích trả lời câu
hỏi tổng quát : Người vay đủ tư cách? Và câu hỏi tiếp theo cần được trả lời đó là :
Hợp đồng tín dụng sẽ được ký kết đúng đắn và hợp lệ, đáp ứng được yêu câù người
vay và ngân hàng?
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm làm thoả mãn yêu cầu đồng thời của hai đối
tượng là người vay và chủ nợ của ngân hàng. Điều này đòi hỏi nội dung hợp đồng tín
dụng cần phải đáp ứng được nhu cầu vốn của người vay theo một kế hoạch trả nợ
thuận lợi. Và cán bộ tín dụng cũng cần có khả năng cố vấn tài chính cho khách hàng,
đồng thời hướng dẫn khách hàng hoàn thành đơn xin vay.
Một hợp đồng tín dụng hợp lệ phải bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng bằng
cách quy định nhưng điều khoản giới hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt

cơ quan quản lý đặt ra.
- Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn
- Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề
- Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nên kinh tế có những biểu hiện đi xuống ,
hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những
vấn đề nghiêm trọng trong phát triển.
1.3.3.2b Mô hình định lượng
Vào khoảng 20 năm về trước thì các ngân hàng chỉ dựa duy nhất vào phương
pháp truyền thống ( định tính) để đánh giá rủi ro tín dụng. Phương pháp này vừa tốn
thời gian , tốn kém lại mang tính chủ quan, chính vì vậy mà các ngân hàng không
ngừng cải thiện cách đo lường đánh giá rủi ro tín dụng. Và một số mô hình lượng hoá
tín dụng cơ bản thường được các ngân hàng sử dụng nhất là mô hình điểm số Z và
mô hình điểm số tín dụng tiêu dung, trong phạm vi nghiên cứu em xin được đi vào
phân tích nội dung Mô hình điểm số Z:
Mô hình điểm số Z
Mô hình điểm số “Z” do E.I.Altman hiònh thành cho điểm tín dụng với các
công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín
dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:
1. Trị số của các chỉ số tài chính của người vay ( Xj)
2. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của
người vay trong quá khứ.
Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó :
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
X1 = tỷ số “vốn lưu động ròng / tổng tài sản”
X2 = tỷ số “ lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản”
X3 = tỷ số “ lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản”

 Tức là 900000$ vào 1 th¸ng 3 năm 2002,2004,2005,2006,2007
 Nếu xảy ra tổn thất tín dụng, NH sẽ được nhận bồi hoàn 100 triệu $
Điều kiên để thực hiện được CDS ở Việt Nam :
 NH cần có hệ thống giám sát tín dụng và xếp hạng KH vay
 NH cần lập ra bộ phận chuyên môn thực hiện nghiệp vụ CDS.
 NH cần xây dựng quy trình thực hiện nghiệp vụ CDS một cách hợp lý trên
cơ sở những lý thuyết về CDS.
Quy trình CDS :
NH với tư cách là người mua bảo hiểm:
 Bước 1: Phân loại và xếp hạng khách hàng vay vốn
 Bước 2: Căn cứ kết quả bước 1, chính sách tín dụng và chiến lược của NH,
xác định các khoản vay sẽ được “bán”
 Bước 3: Xác định mức phí sẽ thanh toán cho bên bán tùy vào hạng của
khoản vay và tình hình thị trường
 Bước 4: Chào bán các khoản cho vay
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
Ngân hàng cần
phòng chống rủi
ro
Thanh toán 0.9%
Thanh toán nếu xảy ra vỡ
nợ
Người bán
bảo hiểm
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Bước 5: Ký hợp đồng CDS và Định kỳ thanh toán khoản phí cho bên mua
và giám sát chặt chẽ tình hình khách hàng vay
 Bước 6: Yêu cầu “bên bán bảo hiểm” thanh toán giá trị khoản vay nếu
Người đi vay không trả được nợ (sau khi đã xác định được giá trị thu hồi)

vay , khả năng cấp tín dụng và trọng tâm của danh mục.
Yếu tố quan trọng đầu tiên trong quản trị rủi ro danh mục chính là yếu tố lựa
chọn thị trường mục tiêu. Yếu tố chủ yếu và chung nhất gây ra tình trạng nợ xấu của
các ngân hàng thường chính là việc lựa chọn không đúng thị trường mục tiêu.Thị
trường mục tiêu thường phụ thuộc vào địa bàn hoạt động và quy mô của ngân hàng.
Việc đa dạng hoá danh mục cho vay của Ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi ro
các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô khách hàng, độ
thành đạt của họ, theo ngành hàng, theo tính chất sở hữu. Các dự án cho vay dài hạn
có tính rủi ro cao hơn các món vay ngắn hạn, vay theo thời vụ. Các món vay bằng
ngoại tệ sẽ phải gánh chịu thêm rủi ro rỷ giá bên cạnh rủi ro tín dụng nếu trạng thái
ngoại tệ của Ngân hàng không cân đối. Các món vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn
các khoản vay nhỏ. Chính vì lẽ đó, các ngân hàng cần đa dạng hoá danh mục cho vay
của mình. Không nên chỉ cho vay một, hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh
nghiệp lớn hoặc một vài nhóm kinh doanh đơn lẻ. Việc đa dạng cũng cần được thực
hiện đối với thành phần kinh tế, loại sản phẩm mức cho vay, thời hạn và loại tiền cho
vay và phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
1.3.3.4 Giải quyết rủi ro tín dụng
Khi gặp rủi ro tín dụng, chúng ta có thể giải quyết vấn đề rủi ro thông qua việc
 Kiểm tra hồ sơ khoản vay có vấn đề
 Gặp gỡ và thảo luận với KH
 Lập kế hoạch hành động
 Thực hiện kế hoạch
 Quản lý và theo dõi thực hiện kế hoạch
 Các biện pháp xử lý nợ vay có vấn đề và xử lý tổn thất tín dụng
Các biện pháp xử lý nợ vay có vấn đề và xử lý tổn thất tín dụng thường gặp
Các biện pháp xử lý nợ vay có vấn đề và xử lý tổn thất tín dụng thường gặp
 Hình thức xử lý khai thác
– Cho vay thêm
– Bổ sung tài sản bảo đảm
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48

đặt tại Thành Phố Vinh tỉnh Nghệ An và là Ngân hàng thương mại cổ phần có doanh
số hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực miền Trung.
Có mạng lưới hoạt động ở các tỉnh thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước .
Cung cấp các dịch vụ tài chính Ngân hàng. Là thành viên chính thức của Hiệp hội
SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu), ABA (Hiệp hội các
ngân hàng Châu á), VNBA (Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam) và phòng thương mại
Công nghiệp Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội (NASB Hà Nội) được thành lập
vào năm 1995 theo Giấy phép số 1908/GP ngày 22 tháng 5 năm 1995 và Giấy chấp
thuận số 0025/GCT ngày 01 tháng 07 năm 1995 của NHNN Việt Nam. Là một đơn vị
trực thuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh quan trọng nhất
thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh có 78 nhân
viên : 5 thạc sỹ, 98% đại học. Hầu hết cán bộ nghiệp vụ đều sử dụng thành thạo các
ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng được ngoại ngữ trong công việc chuyên môn.
Với gần 15 năm hoạt động trên thị trường địa bàn Hà Nội, cùng với sự phát triển
Võ Minh Hưng Lớp: KT&QLC 48
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Bắc Á, NASB Hà Nội đã từng bước vươn
lên, khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát triển, phát huy nội lực, góp phần
thúc đẩy kinh tế địa bàn thủ đô Hà Nội phát triển.
Trong thời gian vừa qua , NASB Hà Nội đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch
đề ra,không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại 47 Trần
Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và đến 31/12/2009 đã có 07 phòng
Giao dịch trực thuộc đặt tại nhiều địa điểm thuận lợi trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể:
Trụ sở Chi nhánh: Số 47 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Phòng GD Phương Mai: 101E9 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng GD Tây Sơn: 115 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng GD Hàng Bông: 133 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status