Lược sử hình thành quá trình ra quyết định - Pdf 69

Lược sử hình thành quá trình ra quyết định
Khái niệm "quá trình ra quyết định" được Chester Barnard, một trưởng nha điện
thoại - tác giả cuốn "Chức năng của nhân sự quản lý", đưa vào sử dụng vào
khoảng giữa thế kỷ trước, trên cơ sở những thuật ngữ cũ vẫn được áp dụng
trong hoạt động quản trị công. Từ đó, khái niệm này bắt đầu được đưa vào sử
dụng nhiều, thay thế cho những khái niệm có phạm vi ý nghĩa hẹp hơn như
"phân phối nguồn lực" hay "lập chính sách". Theo giáo sư William Starbuck
thuộc Charles H. Lundquist College of Business, University of Oregon, sự xuất
hiện của khái niệm mới này đã thay đổi cách những nhà quản lý suy nghĩ về
công việc của mình và kích thích tính quyết đoán trong hành động cũng như kỳ
vọng của họ với khả năng dứt điểm trong mỗi quyết định. Ông cho rằng "việc lập
chính sách có thể được thực hiện không dứt, ngày này qua ngày khác" nhưng
quyết định có nghĩa là chấm dứt việc bàn cãi, cân nhắc và bắt đầu hành động".

Như thế chính Barnard, và sau này là những nhà
nghiên cứu như James March, Herbert Simon, và
Henry Mintzberg, là những người đi đầu trong hướng
nghiên cứu về quá trình ra quyết định trong quản trị.
Nhưng việc ra quyết định chỉ là một gợn sóng nhỏ xuất
hiện trong dòng chảy suy nghĩ của nhân loại, dòng chảy
ấy bắt nguồn từ khi con người phải đối mặt với những
bất ổn và chỉ biết tìm một lời chỉ bảo nào đó từ những vị tinh tú trên trời. Câu hỏi
ai sẽ ra quyết định và quyết định như thế nào là động lực chính góp phần làm rõ
hình thái của
hệ thống nhà nước, công bằng, pháp lý, và cả thứ tự xã hội trên
toàn thế giới. Albert Camus đã khẳng định rằng "Cuộc sống là tổng hợp của tất
cả các quyết định của mỗi chúng ta." Suy từ câu nói này, lịch sử chính là tổng
hợp các quyết định của toàn bộ nhân loại.
Việc nghiên cứu về quá trình ra quyết định, do đó, có thể được coi là bản viết
trên da cừu về những quy tắc trí tuệ như: toán học, xã hội học,... Những nhà triết
học luôn cố gắng tìm hiểu xem những quyết định của chúng ta phản ánh điều gì

đe dọa nhấn chìm niềm tin của con người trong chính những lựa chọn của họ, ở
đó chỉ có duy nhất những tiến bộ công nghệ có thể giúp con người không bị
nhấn chìm.
Đối mặt với quá trình ra quyết định không thể đạt đến độ hoàn thảo, những nhà
nghiên cứu cố gắng tìm ra phương án để ít nhất dù không đạt được kết quả tối
ưu, họ cũng có thể đạt được những kết quả ở mức "có thể chấp nhận"...


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status