Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội



Hầu hết các DN công nghiệp tư nhân có số vốn kinh doanh thấp. Số DN có số vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 90%. Đi sâu vào phân tích cho thấy lượng vốn đầu tư trực tiếp cho thiết bị công nghệ nhỏ hơn rất nhiều so với vốn đầu tư cho nhà xưởng và các thiết bị quản lý. Số vốn vay và huy động mà chủ yếu là huy động ngoài chiếm tới 62%. Tỷ lệ vốn cố định/vốn lưu động DN công nghiệp tư nhân năm 2002 là 1/3, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì tỷ lệ hợp lý phải là 1/4. Vốn lưu động thấp nhưng DN công nghiệp tư nhân Hà Nội thường xuyên bị khách hàng chiếm dụng 1/3 vốn lưu động. Đặc biệt các DN như nhựa Song Long, thiết bị điện Việt Á, Alphanam, lắp ráp xe máy Duy Thịnh, Phương Đông, thép xây dựng Tuyến Năng, thép Hà Nội thường xuyên bị khách hàng chiếm dụng hàng chục tỷ đồng. Chi phí xây dựng dở dang của một số DN như Xuân Kiên, Nam Hoà, Nam Đô, cũng tới hàng chục tỷ đồng. Về hiệu quả đầu tư, tổng số vốn đầu tư, doanh thu và nộp thuế của khu vực DN công nghiệp tư nhân là (7653-8747-315) tỷ đồng tương ứng với (1-1,14 - 0,04). Nếu báo cáo trên của các DN là tin cậy thì cho thấy hiệu quả đồng vốn đầu tư của khu vực DN công nghiệp tư nhân tính theo doanh số và nộp thuế không cao so với DN Nhà nước và DN có vốn nước ngoài.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à cùng kiệt nàn. Nhiều HTX được đánh giá là năng động nhưng thực chất là giỏi quan hệ móc nối vật tư nguyên liệu sản xuất để ăn chênh lệch giá. Khi thị trường một giá hình thành, các yếu tố của sản xuất được tính đúng, tính đủ thì rất nhiều HTXTCN bế tắc trong sản xuất, không thích nghi với cơ chế mới.
Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình cải tạo công nghiệp dân doanh Hà Nội giai đoạn 1958-1985:
Giai đoạn 1958-1985 có thể xem là giai đoạn Nhà nước tập trung thực hiện cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất đối với công nghiệp dân doanh. Mục tiêu của cải tạo XHCN đối với tư bản tư nhân và thực hiện hợp tác hoá là xoá bỏ tận gốc chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Quá trình cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất được tiến hành qua nhiều đợt, từ Đại hội IV đến Đại hội V đã đề ra kế hoạch và mốc thời gian phải hoàn thành cải tạo XHCN, nhưng theo đánh giá tại các kỳ Đại hội Đảng, chúng ta vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra.
Trong những năm đầu của quá trình cải tạo công thương nghiệp và hợp tác hoá cũng đã phát sinh một số sai lầm, hạn chế như :
Trong thực hiện phong trào hợp tác hoá đã bộc lộ tư tưởng nóng vội; Mục tiêu đề ra chỉ cốt làm sao xây dựng cho được HTX; khi điều tra không tỉ mỉ, kỹ càng. Những kinh nghiệm nước ngoài đưa vào học tập một cách máy móc giáo điều. Trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo cuộc vận động hợp tác hoá thủ công đã bộc lộ tư tưởng chủ quan, nóng vội nên cách tự nguyện chưa được làm tốt; hiện tượng gò ép, thúc bách quần chúng gia nhập HTX góp vốn tư liệu sản xuất đã xảy ra khá phổ biến. Hình thức qui mô HTX thủ công thiếu linh hoạt, chưa xuất phát từ yêu cầu sản xuất. Những ngành nghề thích hợp với sản xuất kinh doanh phân tán cũng đều đưa vào hợp tác hoá như đan len, sửa chữa xe đạp. Hơn nữa, Đảng bộ thành phố còn chủ trương dần dần đưa các HTX thủ công trở thành những XN hoàn toàn XHCN cơ giới hoá là không phù hợp với thực tế của ngành thủ công nghiệp thời bấy giờ.
Trong quá trình thực hiện cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh, chúng ta chưa nắm vững quan hệ giữa cải tạo và xây dựng, phần nào nặng về cải tạo tách rời cải tạo và xây dựng, chưa thấy cải tạo XHCN là để tạo điều kiện thuận lợi phát triển sức sản xuất, đẩy mạnh xây dựng CNXH. Ngược lại sản xuất phát triển là cơ sở giúp cho công cuộc cải tạo thắng lợi, quan hệ sản xuất mới sớm được hình thành. Vì vậy đã mở rộng diện hợp doanh quá mức cần thiết, đưa vào hợp doanh một số cơ sở còn ít vốn gọi những người tư sản không còn vốn hay tư sản nhỏ đã vào hợp tác đi học tập cải tạo tư tưởng. Vận dụng tiêu chuẩn tư sản chưa thật đúng, chưa thấy rõ tính chất nhỏ bé của tư sản dân tộc, đánh giá tư sản thiên về tiêu cực, coi tư sản là đối tượng của cách mạng, nên sử dụng biện pháp đấu tranh nặng nề, đã tách tư sản ra khỏi khối đoàn kết dân tộc.
Với cách làm đó, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1086 cho rằng: Trong 30 năm qua, chúng ta đã có biểu hiện nôn nóng, muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tư nhân thành quốc doanh. Về nội dung cải tạo kinh tế tư nhân thường nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất mà không coi trọng giải quyết các vấn đề về tổ chức quản lý và chế độ phân phối. Cách làm thường theo chiến dịch gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả. Nguyên nhân cơ bản là trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất.
Tới thời điểm này, các bài học kinh nghiệm rút ra từ giai đoạn 1958-1985 cho chúng ta thấy rằng kinh tế tư nhân trong công nghiệp dân doanh tỏ ra có sức sống rất dai dẳng, nó vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức sau nhiều đợt cải tạo và hợp tác hoá. Vì vậy, đối với khu vực dân doanh, vấn đề là không phải tìm cách xoá bỏ kinh tế tư nhân mà nên tìm biện pháp tốt nhất để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng XHCN để ngày càng đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế.
2.1.3. Tình hình phát triển công nghiệp dân doanh Hà Nội thời kỳ đổi mới
Thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời đến nay, công nghiệp dân doanh ở Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ. Những số liệu dưới đây minh chứng tình hình phát triển công nghiệp dân doanh ở Hà Nội.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng (Giá CĐ 1994)
TT
Loại hình
1997
2000
2001
2004
Ước 2005
I
1
2
3
Tổng số
HTXTCN
Cá thể
DN tư nhân
1.223.112
71.913
746.386
404.816
2.318.012
203.776
896.793
1.217.443
2.963.132
268.305
932.682
1.762.145
7.023.029
349.580
1.089.626
5.583.823
8.315.266
367.100
1.114.100
6.94.400
Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh Hà Nội
Đơn vị tính: %
TT
Loại hình
1997 - 2000
2001 - 2005
I
1
2
3
Tổng chung
HTXTCN
Cá thể
DN tư nhân
23,75
41,5
6,3
44,3
29,45
12,4
4,4
41,6
Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh Hà Nội trong công nghiệp Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng giá cố định 1994
Loại hình
1997
2000
2004
Ước 2005
I
1
2
3
Tổng số
Công nghiệp NN Trung ương
Công nghiệp có vốn nước ngoài
Công nghiệp địa phương
Trong đó: Công nghiệp NNĐP
Công nghiệp Dân doanh
12.172.312
5.642.359
3.695.996
1.610.845
1.223.112
17.745.760
7.499.590
5.834.605
2.093.553
2.318.012
35.365.807
12.986.861
11.930.108
3.425.809
7.023.029
40.670.678
13.532.309
14.841.054
3.982.049
8.315.266
Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội
Đây là thời kỳ đầu giai đoạn đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Giai đoạn này, Hà Nội ban hành nhiều văn bản qui định nhằm quản lý việc mua bán nhà xưởng, thiết bị trong các HTXTCN. Đặc biệt là làm rõ thực trạng và giá trị, xác định đóng góp xã viên trong tài sản HTX, từ đó trợ giúp HTX đổi mới tổ chức và cách hoạt động.
Một số HTXTCN Hà Nội tự mầy mò, tự đổi mới về tổ chức, theo hướng chuyển sang mô hình HTX công nghiệp cổ phần. Quá trình chuyển đổi này được UBND quận huyện và Sở Công nghiệp sớm nắm bắt, cho làm thí điểm và nhân rộng. Từ 5 HTX thí điểm ở quận Hoàn Kiếm vào năm 1991, tới năm 1994, Hà Nội đã có 50 HTX công nghiệp cổ phần. Để nhân rộng mô hình này, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 3653 ngày 20/12/1994 ban hành qui định về việc chuyển đổi HTX công nghiệp thành HTX công nghiệp cổ phần, Sở Công nghiệp đã có Quyết định số 52/SCN ngày 16/1/1995 ban hành mẫu gợi ý Điều lệ tạm thời HTX công nghiệp cổ phần. Cuối năm 1995, thành phố đã có 90 HTXTCN đăng ký hoạt động theo mô hình cổ phần. Mô hình HTX công nghiệp cổ phần Hà Nội đã được Trung ương đánh giá cao, đư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status