Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu - pdf 20

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ LÝ LUẬN ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6
1.1. Đất nông nghiệp và vai trò của nó đối với phát triển nông sản hàng hóa. 6
1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng và những yêu cầu đặt ra đối với đất nông nghiệp trong việc phát triển nông sản hàng hóa 24
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN HÀNG HÓA Ở TỈNH BẠC LIÊU 42
2.1. Thực trạng đất nông nghiệp và các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu 42
2.2. Việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) theo phê duyệt của Chính phủ 56
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN HÀNG HÓA Ở TỈNH BẠC LIÊU 76
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa 76
3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 87
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam hiện có những lợi thế
rất lớn về một số hàng hóa, trong đó có hàng nông sản. Đây là mặt hàng luôn chiếm
một tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Để đẩy mạnh việc sản xuất mặt hàng này nhằm tranh thủ ngày càng tốt hơn
lợi thế của nước ta so với một số nước trong khu vực và trên thế giới thì việc sử
dụng có hiệu quả đất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta
quan tâm hàng đầu. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đưa ra chủ trương đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp và Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa VI)
khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và nền kinh tế hàng hóa được
thừa nhận. Chính sách đất đai kể từ khi đổi mới đến nay do đó luôn thể hiện sự
tích cực điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới, khuyến khích phát triển nông
sản hàng hóa, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu bật
chủ đề: Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đất đai với tư cách là “tài sản
quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý” như Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định, đang được sử
dụng ngày một hiệu quả hơn; đem lại những thành công nhất định trong việc sản
xuất nông sản hàng hóa nói riêng và việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng nằm trong
xu thế chung của cả nước. Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng
đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên và
với 56 km bờ biển phía đông và đông nam, Bạc Liêu có điều kiện hết sức thuận
lợi để phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, đặc biệt là lương thực và thủy sản.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, động lực phát triển kinh tế gia tăng
mạnh mẽ; đi liền với nó là những chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp của
Đảng và Nhà nước đã đưa đến kết quả ngày càng nhiều diện tích đất được khai
phá và sử dụng. Ngày nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn một diện tích rất nhỏ thuộc
nhóm đất chưa sử dụng. Phần lớn diện tích đất được khai phá nhằm mục đích
phát triển nông sản hàng hóa; trong đó thủy sản là chủ yếu.
Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có của nó. Việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển
nông sản hàng hóa nhìn một cách tổng quát vẫn còn thiếu đồng bộ, mang tính tự
phát, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: nâng cao lợi ích của người sử
dụng đất để họ trở thành lực lượng sản xuất đủ mạnh có thể xác lập một nền sản
xuất hàng hóa; việc xử lý mối quan hệ giữa tích tụ ruộng đất - là cơ sở để xây
dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn với việc đảm bảo được quyền
lợi chính đáng cả về mặt kinh tế và xã hội cho một bộ phận người dân gắn cuộc
sống của họ với mảnh đất ấy; vấn đề thực thi chính sách pháp luật về đất đai…
Việc giải quyết một cách hợp lý, hợp quy luật những vấn đề lý luận và
thực tiễn nêu trên sẽ làm cho việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
ngày càng hiệu quả hơn. Từ đó tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng một nền
nông nghiệp hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo
cho người dân; trước hết là những người nông dân. Với mong muốn đó, tui chọn
đề tài: “Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc
Liêu” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là “tài sản quốc gia” và là một nguồn lực hết sức quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội. Đất đai luôn là vấn đề mang tính thời sự. Việc khai thác và sử
dụng nguồn lực này là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đã có nhiều công trình
nghiên cứu ở nhiều cấp độ và nhiều góc độ khác nhau như:
Công trình “Kinh tế tài nguyên đất” của Ngô Đức Cát, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, 2000; “Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, của Hà Huy Thành, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001; “Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không có đất hay thiếu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thực trạng và giải pháp” của
tác giả Nguyễn Đình Hương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
Ở góc độ quản lý kinh tế và kinh tế học có các công trình như: Luận án tiến
sĩ: “Các giải pháp kinh tế chủ yếu để khai thác sử dụng hợp lý đất đồi núi trọc ở
các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam”, năm 1996, của Dương Ngọc
Thí; Luận án tiến sĩ “Những giải pháp kinh tế tổng hợp nhằm khai thác và sử dụng
có hiệu quả vùng đất bãi bồi, mặt nước hoang hóa vùng ven biển Thái Bình”, bảo
vệ tại Viện kinh tế học, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia,
năm 2002, của Phạm Ngọc Quân.
Ở góc độ Kinh tế chính trị có các công trình đã được bảo vệ tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh như: Luận văn thạc sĩ: “Hệ thống các bảng địa
tô chênh lệch của Mác - Ăngghen và một số vấn đề nông nghiệp Quảng Nam -
Đà Nẵng”, năm 1995, của Nguyễn Văn Mân; Luận văn thạc sĩ “Khai thác nguồn
lực đất đai để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai”, năm 2000, của Bùi Thị
Thuận; Luận văn thạc sĩ: “Khai thác tiềm năng đất đai nông nghiệp để phát triển
kinh tế hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, năm 2000, của Nguyễn Tiến Khôi;
Luận văn thạc sĩ: “Giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân để phát triển kinh
tế hàng hóa ở Quảng Bình”, năm 2002, của Lê Minh Tuynh và Luận văn thạc sĩ:
“Sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La hiện nay”, năm 2004, của Hà Công
Nghĩa.
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí trong nước. Về
cơ bản, các công trình nói trên đã đi vào phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra
những giải pháp để khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai nhằm đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn nhưng chủ yếu là ở tầm quốc gia và vùng kinh tế hay ở các địa
phương khác. Ở Bạc Liêu chưa có công trình khoa học nào dưới góc độ Kinh tế
chính trị nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích vai trò của đất nông nghiệp
đối với phát triển nông sản hàng hóa; các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp cũng như thực trạng của vấn đề này ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu, để
đề ra những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh ngày một hiệu quả hơn, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản
hàng hóa để phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ về mặt lý luận vai trò của đất nông nghiệp - là tư liệu sản xuất cơ
bản, là nguồn lực quan trọng để phát triển nông sản hàng hóa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Bạc Liêu trong
giai đoạn thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) theo phê duyệt
của Chính phủ tại Quyết định số 839/QĐ - TTg ngày 24/9/2002, đồng thời làm
rõ những nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu, luận văn đề xuất một
số phương hướng và giải pháp để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp trong
tiến trình đẩy mạnh phát triển nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung
Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu đất nông nghiệp với tư
cách là một tư liệu sản xuất đặt biệt để phát triển nông sản hàng hóa.
4.2. Về thời gian nghiên cứu
Việc khảo sát hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu chủ yếu
tập trung vào giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận chủ yếu của luận văn là hệ thống những quan điểm cơ bản
của kinh tế chính trị học Mác - Lênin và quan điểm của Đảng ta về những vấn
đề kinh tế.
- Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị học
Mác - Lênin như: phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp logic thống
nhất với lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như mô hình
hóa các quá trình kinh tế, quan sát, thống kê, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và
quy nạp, phương pháp hệ thống để giải quyết những vấn đề thuộc nội dung của
luận văn.

352Qu0ba98p6b4V
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status