Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam



Xuất phát từ tính tích cực của của công nghệ thông tin nói riêng, kinh tế tri thức nói chung, các tổ chức và cá nhân đã hướng vào việc khai thác các sản phẩm của công nghệ tri thức. Điều đó thể hiện nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm của kinh tế tri thức. Chẳng hạn, việc nghiên cứu tìm tòi con đường cải cách nền hành chính quốc gia; việc nghiên cứu và áp dụng các cách và các công cụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cũng tương tự như vậy, người tiêu dùng nắm bắt thông tin trên thị trường và sản phẩm, thông tin hội nhập để có sự lựa chọn thông minh và tiết kiệm thời gian, quãng đường do phải lãng phí các yếu tố không cần thiết



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

y thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả...
Với những kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ Đại hội VII đề ra, Đại hội VIII của Đảng xác định nhiệm vụ đẩy tới một bước nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo tinh thần đó, Đại hội VIII tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là: "Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao. Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến: nông, lâm, thủy sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ"(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.86.
.
Trên cơ sở phân tích rõ bối cảnh trong nước và đặc điểm của thời đại khi bước vào thiên niên kỷ mới, Đại hội IX của Đảng xác định rõ: "Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế trí thức"(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.91.
.
Từ việc điểm lại một cách khái quát tư tưởng cơ bản của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có thể thấy rằng nhiệm vụ công nghiệp hóa được kiên trì thực hiện không phải chỉ trong điều kiện hòa bình mà ngay cả trong những năm chống chiến tranh phá hoại, đường lối công nghiệp hóa có sự điều chỉnh và bổ sung để thích ứng với điều kiện cụ thể trong nước, bối cảnh và xu thế chung của thời đại.
Chỉ xét thời gian hơn mười năm từ 1991 - 2005, việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những thành tựu to lớn đó là:
- Tốc độ tăng trưởng đạt mức cao liên tục trong nhiều năm, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân được tăng cường nhất là trong công nghiệp. Năng lực sản xuất, trình độ công nghệ đã có sự phát triển tích cực. Trong hơn 10 năm qua, GDP tăng bình quân 7,5%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,4%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12,9%. Các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7%/năm.
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng chú trọng khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của đất nước. Cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi đáng kể: nông nghiệp tuy tăng lên về giá trị tuyệt đối, song tỷ trọng GDP giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn 25% năm 2000, 23% năm 2002 và khoảng 22,2% năm 2003; tương ứng công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,7% lên 34,5%, 38,6%, 39% và dịch vụ duy trì khoảng 38,6%.
Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế tạo nên động lực mới cho sự phát triển. Kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII.
Cơ cấu theo vùng lãnh thổ bước đầu có chuyển biến theo hướng khai thác thế mạnh từng vùng, hình thành các vùng phát triển trọng điểm. Các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn lên được sự hỗ trợ của Nhà nước tiếp tục có những bước phát triển khá. Đời sống kinh tế - xã hội đã có sự chuyển biến tốt.
- Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế đã mang lại những kết quả quan trọng.
Từ nền kinh tế chủ yếu chỉ có quan hệ với các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế, Việt Nam đã mở rộng được quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới trong có cả những nước công nghiệp phát triển.
Quan hệ thương mại đã mở sang được những thị trường mới, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, một số sản phẩm đã xác định vị thế trên thị trường quốc tế.
Việc thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đã đạt được những kết quả đáng kể. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy có gặp khó khăn do dòng vốn trên thế giới 3 năm 2001 - 2003 bị hạn chế và cạnh tranh giữa các nước tiếp nhận đầu tư ngày càng gay gắt; nhưng do môi trường đầu tư trực tiếp được cải thiện nên Việt Nam đã thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư và mở rộng quy mô đầu tư.
- Sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa cũng phát triển đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư từng bước được cải thiện.
Nhìn chung, những năm qua nước ta đã phát huy được nhân tố thuận lợi bên trong và bên ngoài; vượt qua những khó khăn, thách thức; duy trì khả năng phát triển kinh tế và giữ gìn ổn định chính trị - xã hội. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, yếu kém, hạn chế sau đây đang cản trở quá trình phát triển bền vững:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so với mục tiêu kế hoạch đề ra, chất lượng tăng trưởng còn thấp và chưa bền vững; các cân đối kinh tế vĩ mô vừa hạn hẹp, chưa đủ sức cơ cấu lại kinh tế; vừa không vững chắc, dễ bị phá vỡ bởi những tác động khách quan, quy mô kinh tế nhìn chung còn nhỏ bé.
- Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp do chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ còn ở mức cao. Công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém, bất cập; nhất là khâu dự báo dài hạn và xác định đúng nhu cầu thị trường; thiếu những thông tin cập nhật. Công tác quản lý quy hoạch và thực hiện còn nhiều bất cập.
- Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu vững chắc; tính hiện đại còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng còn mang tính tự phát; chưa cập nhật dự báo các yếu tố thị trường; các ngành dịch vụ chậm phát triển, tăng trưởng thấp không đạt kế hoạch đề ra; hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất vừa yếu, vừa thiếu, vừa kém hiệu quả.
- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn mang tính tự phát, chưa theo một quy hoạch, kế hoạch đào tạo có chất lượng, chưa dựa trên cơ sở phân bố lại lực...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status