Tư tưởng hồ chí minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Tư tưởng hồ chí minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay



 
MỤC LỤC
 
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Quan niệm của Lênin về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô 2
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 4
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vào phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 11
PHẦN III: KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ghĩa xã hội ở Liên Xô
Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ xây dựng chế đô mới. Chính sách "kinh tế cộng sản thời chiến" đã làm xong vai trò lịch sử bất đắc dĩ của nó. Đại hội lần thứ X, Đảng Cộng sản Bôn sê vích Nga (3/1921) quyết định thay chính sách "kinh tế cộng sản thời chiến" bằng "chính sách kinh tế mới" (NEP).
Thực chất, tinh thần của NEP đã được Lênin đưa ra từ năm 1918. Với NEP, Lênin là người đầu tiên trong lịch sử lý luận Mác xít giải quyết một cách toàn diện về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, thể hiện sự sáng tạo và bản lĩnh của một nhà chiến lược kiệt xuất.
Theo Lênin: "Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa xã hội lẫn chủ nghĩa tư bản? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có... (1).
Như vậy, tồn tại kinh tế nhiều thành phần là một đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời, lênin coi việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó trọng tâm là chủ nghĩa tư bản nhà nước là nhịp cầu tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế tiểu nông. Đó là "một bước lùi" về mặt "lịch sử", nhưng lại là một bước tiến lớn hợp quy luật lịch sử - tự nhiên trong hiện thực.
Trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực", Lênin đã nêu ra các thực thể kinh tế trong xã hội lúc bấy giờ. Ông viết: "Chúng ta hãy kể ra những thành phần kinh tế ấy:
1. Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên.
2. Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì).
3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân.
4. Chủ nghĩa tư bản nhà nước.
5. Chủ nghĩa xã hội".
Như vậy Lênin nêu ra 5 thành phần kinh tế và thứ tự các thành phần kinh tế được Lênin sắp xếp một cách có chủ đích và hàm chứa ý nghĩa phương pháp luận. Thứ tự đó phản ánh trình độ sản xuất, các hình thức vận động của chế độ sở hữu trong tiến trình lịch sử từ thấp đến cao. Mặt khác, thứ tự đó còn thể hiện mức độ gần gũi của các thành phần kinh tế với kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong một nước tiểu nông, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một quá trình lâu dài, trải qua nhiều nấc thang trung gian, chủ nghĩa tư bản nhà nước chính là nấc thang trung gian đó. Tóm lại, từ kinh tế tiểu nông xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng nhất quán trong quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin.
Đồng thời, Lênin cũng cho rằng, sự tồn tại và phát triển các thành phần kinh tế khác nhau, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, dẫn đến có sự đối lập nhau về lợi ích là điều hiển nhiên, không thể dùng ý chí chủ quan hay sức mạnh hành chính mà phủ nhận sự đối lập đó dẫn đến xóa bỏ các thành phần kinh tế.
Tóm lại, tuy tư tưởng trên của Lênin chưa được hoàn thiện trong NEP, song việc thực hiện "chính sách kinh tế mới" đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất, vì nó đáp ứng được yêu cầu của các quy luật kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, nhà nước Xô viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá, đã tiến được một bước dài trong việc củng cố khối liên minh công nông; một nhà nước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới được thành lập, đó là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (tháng chạp năm 1922). Tuy nhiên, sau này do hoàn cảnh lịch sử và nhận thức, NEP đã không được tiếp tục thực hiện.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói riêng chủ yếu được thể hiện trong các bài nói, bài viết của Người. Những tư tưởng đó bao giờ cũng được Người diễn đạt một cách ngắn gọn, súc tích dễ hiểu và dễ nhớ. Điều đó xuất phát từ mục đích của người là nhằm tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân.
Theo thống kê sơ bộ, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung, từng thành phần kinh tế nới riêng được thể hiện ít nhất 36 lần trong Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập). Cụ thể:
Tập 2 : trang 203.
Tập 4 : trang 49.
Tập 7 : trang 203, 205, 221, 222, 247-248, 361, 539.
Tập 8 : trang 147, 227, 493, 494, 577.
Tập 9 : trang 163, 175, 187, 319, 561, 584, 588, 589.
Tập 10 : trang 13, 15, 42, 312, 246, 380.
Nhưng thể hiện rõ nhất là trong hai tác phẩm: "Thường thức chính trị" - 1953 (tập 7 trang 221-222) và "Báo cáo dự thảo Hiến pháp năm 1959" (tập 9 - trang 588, 589).
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh cho rằng: "Có nước thì đi lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô, có nước phải kinh qua chế độ dân chủ mới rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội" (2) như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam.
Có thể hiểu: "chế độ dân chủ mới" theo Hồ Chí Minh là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó Người lý giải: nước ta phải trải qua một giai đoạn dân chủ mới vì "đặc điểm to lớn của thời kỳ quá độ là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" (3). Đây là điểm xuất phát của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính điểm xuất phát này là cơ sở khách quan quy định tính chất phức tạp của kết cấu kinh tế - xã hội và sự tồn tại các thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó người xác định cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta thể hiện ở ba khía cạnh sau:
Một là, Người xác định thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự do 1953) gồm:
- Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. Đây là thành phần kinh tế của chế độ xã hội phong kiến. Trong đó, giai cấp địa chủ chiếm ruộng đất và nông cụ nhưng không cày cấy, "không nhắc chân đụng tay mà lại cửa cao nhà rộng, phú quý phong lưu" còn nông dân phải mướn ruộng của địa chủ phải nộp tô, phải hầu hạ "nông dân không khác gì nô lệ" (4). Trong chế độ mới, thành phần kinh tế đó đã lỗi thời, chỉ còn là tàn dư. Nhưng để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phục vụ chiến lược giải phóng dân tộc, nhằm thu hút số địa chủ vừa và nhỏ theo cách mạng, ủng hộ kháng chiến, Hồ Chí Minh không chủ trương xóa bỏ thành phần kinh tế này mà chỉ thực hiện giảm tô, giảm tức, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này đóng góp cho kháng chiến.
- Kinh tế quốc doanh: gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh của nhà nước, là của chung nhân dân, phục vụ lợi ích của xã hội... Đây là thành phần kinh tế ra đời trong chế độ dân chủ mới, có vai trò đáp ứng yêu cầu to lớn và quan trọng của toàn xã hội, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. The...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status