Dạy và học Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học - Pdf 69

Dạy và học Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học, cao đẳng
17:8' 10/7/2006
Nghiên cứu, học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng
(ĐH, CĐ) có vai trò quan trọng trong hình thành, củng cố nền tảng tư tưởng cho đội ngũ cán bộ
của Đảng và Nhà nước. Qua khảo sát một số trường ĐH, CĐ trên toàn quốc thì 93,6% số sinh
viên (SV) được điều tra cho rằng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh rất bổ ích. Từ học môn này,
nhiều SV đã cố gắng phấn đấu toàn diện cả về học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành đoàn viên
ưu tú, cảm tình đảng và đảng viên. Tuy nhiên, chúng tôi thấy đang có khó khăn cần có những giải
pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn rất quan trọng này.
Hiện nay, đội ngũ giảng viên (ĐNGV) dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh còn thiếu và chất lượng
chưa cao. Cả nước có trên 2.000 giáo viên (GV) dạy các bộ môn Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh. Nếu căn cứ vào số SV và số giờ giảng chuẩn của một GV trong một năm thì ĐNGV hiện có
mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu. Đội ngũ giảng viên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hầu như
chưa được đào tạo chính quy, chuyên sâu, mới chỉ được bồi dưỡng ngắn hạn, học bổ trợ qua một
khóa khoảng sáu tháng. Giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh phần lớn nằm trong khoa, tổ bộ môn
Mác-Lênin. Theo số liệu thống kê của Ban Đại học Thành ủy Hà Nội, có 17 trường trong Khối ĐH,
CĐ Hà Nội thành lập khoa Mác-Lênin, 22 trường có tổ bộ môn, 3 trường không thành lập khoa, tổ.
Nhiều GV dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tốt nghiệp đại học cách đây hàng chục năm, vốn kiến
thức mà họ tiếp thu được ở các trường ĐH, CĐ lạc hậu so với cuộc sống. ở các trường khối văn
hóa, nghệ thuật, ĐNGV còn mỏng hơn… Việc GV dạy quá nhiều giờ vẫn tồn tại do quy mô đào tạo
tăng (có trường số giờ dạy/năm của một GV trên dưới 1.000 giờ quy đổi). Thực trạng này làm cho
ĐNGV không còn thời gian nghiên cứu khoa học, chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp. Bên cạnh
đó, nhiều thầy, cô chưa thật sự tâm huyết với nghề.
Mặt khác, nhiều cấp ủy đảng, nhà trường chưa chăm lo đầy đủ để nâng cao trình độ các
mặt cho lực lượng GV một cách cụ thể, đúng mức. Các chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, chưa tạo
động lực thu hút người giỏi, có tâm huyết vào lĩnh vực giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống
tổ chức quản lý công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ dạy và học còn phân tán, thiếu sự phối
hợp.
Nội dung giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều trường ĐH, CĐ ít sát thực tiễn, nặng
tính sách vở, chậm được đổi mới, chưa tạo được sự hấp dẫn. Nhiều nội dung trong các giáo trình
còn trùng lặp, chưa cô đọng, thiếu tính lô gích giữa các phần, các thí dụ minh họa chưa có tính

dục - Đào tạo tổ chức; tăng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực giáo dục Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh; cân đối chế độ lương, thưởng, trợ cấp, kinh phí cho GV khi đi học, làm đề tài…
Thời gian qua, Đảng bộ trường ĐH Quốc gia, Kinh tế quốc dân, Bách khoa, Giao thông
vận tải… đã chủ động phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở các lớp lý luận
chính trị cao cấp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, GV dạy các bộ môn này. Mấy năm gần đây, việc
nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào nghị
quyết đảng bộ các trường, theo đó ban chủ nhiệm khoa Mác-Lênin, tổ bộ môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh xây dựng chương trình, phối hợp các khoa, đoàn thanh niên tổ chức các hội thảo có ý nghĩa
và tác dụng tích cực như “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học khối kỹ thuật” (ĐH Bách khoa Hà Nội); “Nâng cao
hiệu quả hoạt động của các bộ môn” (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn); “Nâng cao chất lượng
giảng dạy của đội ngũ cán bộ trẻ” (ĐH Nông nghiệp I)…
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp dạy trong ĐNGV - khâu đột
phá nâng cao chất lượng giảng dạy. Các thầy giáo, cô giáo phải tìm tòi, đổi mới cách dạy. Dạy cái
gì, dạy thế nào để học trò hiểu sâu, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. NGND, nhà sử học Lê Mậu Hãn - Tổ
tưởng tổ bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn) cho rằng: Yếu tố có
tính quyết định bảo đảm chất lượng giảng dạy là ĐNGV có kiến thức chuyên sâu về Tư tưởng Hồ
Chí Minh, có phương pháp giảng dạy khoa học. Chính ĐNGV phải là tấm gương rèn luyện về tư
tưởng, đạo đức theo gương Hồ Chí Minh mới giáo dục được học trò.
Không ít trường đã tăng cường cử GV đi đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ và tiến sĩ tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Sư phạm Hà Nội, Khoa học xã hội và nhân văn… Từ năm 2001
đến nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở ba
khóa đào tạo GV Tư tưởng Hồ Chí Minh cho 300 học viên là cán bộ giảng dạy của các trường ĐH,
CĐ trên toàn quốc. Trong các chương trình đào tạo, GV được nghiên cứu sâu các chuyên đề Tư
tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam: Văn hóa, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh v.v… Họ còn được nghiên cứu cả
kiến thức của khoa học tự nhiên. Qua đây, GV có tri thức rộng, khả năng phân tích sâu tư tưởng
của Người thông qua lời nói, bài viết, hành động trong những hoàn cảnh, thời gian cụ thể để thấy
tài năng kiệt xuất, tầm nhìn xa, trông rộng, tư tưởng vĩ đại của vị lãnh tụ. Nhiều trường chú trọng
bồi dưỡng ĐNGV bằng nhiều hình thức như: Tham dự các khóa học ngắn hạn do Bộ Giáo dục -

viện Báo chí và Tuyên truyền… còn áp dụng phương pháp đối thoại và nêu vấn đề. Phương pháp
này tạo thành một quy trình gắn kết nhận thức giữa thầy và trò, tạo thế liên hoàn giúp SV có thể
nắm bắt một cách cơ bản những quan điểm, tư tưởng, cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Thầy và trò trao đổi ngay những vấn đề được nêu ra, giải đáp những khúc mắc trong thực tế.
Cách học mang tính gợi mở, người học phải động não, người thầy phải nhuần nhuyễn kiến thức
cơ bản, có kinh nghiệm thực tiễn và thật sự “tất cả vì học sinh”. Trong bài giảng, GV dẫn giải
những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, chủ động sử dụng máy quay đĩa CD,
Overhead, máy chiếu Projector... hỗ trợ cho việc này. áp dụng cách tạo “cây kiến thức”. Thầy chỉ
cung cấp “thân”, “rễ”, còn SV phải tìm ra “cành” và “lá” cho “cây kiến thức” của mình, tức là SV
phải làm việc thật sự, phải tìm tòi. Khi tham gia một cách chủ động vào bài học SV hiểu, nhớ và
vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn. Người thầy còn hướng
dẫn SV cách nghiên cứu, viết tiểu luận. Đây là cơ hội để SV nhìn vấn đề có hệ thống, toàn diện,
sâu sắc… Cách dạy, học này tạo cho SV sự hứng thú, say mê với môn học; SV hiểu những đóng
góp lớn lao của Hồ Chí Minh, cả về lý luận và trong thực tiễn, có quyết tâm phấn đấu thực hiện tư
tưởng của Người.
Một số trường đề ra quy chế bắt buộc tiến hành kiểm tra giữa kỳ với hệ số 0.3, điểm thi
hết môn hệ số 0.7. Việc này làm tăng trách nhiệm GV, tạo ra cơ chế cho SV học tập, nghiên cứu
thường xuyên.
Các khoa, phòng, đoàn thể cùng tham gia và tạo ra sân chơi cho thế hệ trẻ. Các tổ chức
đoàn, hội sinh viên các trường ĐH, CĐ trên cả nước đã tổ chức, tham gia nhiều cuộc thi; thành lập
các câu lạc bộ tìm hiểu, học tập theo gương Hồ Chí Minh. Một số đoàn trường lồng ghép việc giáo
dục Tư tưởng Hồ Chí Minh vào các buổi sinh hoạt chi đoàn, mỗi buổi nêu ra một chủ đề dưới dạng
những câu hỏi để thảo luận. Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi “Tuổi trẻ học và làm
theo Tư tưởng Hồ Chí Minh” nhiều SV các trường ĐH, CĐ tham dự. Thành Đoàn Hà Nội phối hợp
với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi “Bác Hồ với Tuổi trẻ - Tuổi trẻ với Bác Hồ”, các
cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh giữa các trường ĐH, CĐ,
cuộc thi “Theo dòng lịch sử” về chủ đề Tư tưởng Hồ Chí Minh trên VTV2 Đài Truyền hình Việt
Nam... Nhiều SV như Nguyễn Minh Cần, Phạm Văn Lộc (ĐH Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh)
cho biết, khi tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh, càng tìm hiểu càng không thể dừng lại. Còn SV Doãn
Thu - ĐH Kinh tế quốc dân thì tâm sự: Mình học thống kê, chỉ thích những con số nhưng khi học


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status