Đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình Hà Nội" - Pdf 70

Luận văn tốt nghiệp

- 1 -
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự cạnh
tranh khốc liệt, xu hướng hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và
trên thế giới đòi hỏi các nước phải năng động, sáng tạo. Đến năm 2006 Việt
Nam phấn đấu gia nhập WTO và 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp
điều đó mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với DN Việt Nam, để có thể
đứng vững và phát triển được đòi hỏi DN phải năng động, vươn lên để tự khẳng
định mình.
Mỗi DN muốn đứng vững trên thị trường phải giải quyết tốt các vấn đề
sau: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? dịch vụ cho ai?
đồng thời phải chuyển đổi theo hướng giảm dần vai trò cạnh tranh theo giá và
tăng dần cạnh tranh phi giá, DN phải làm tốt công tác tiêu thụ vì đã sản xuất
phải có tiêu thụ, có tiêu thụ DN mới tồn tại và phát triển.
Công tác tiêu thụ sản phẩm của DN thành công hay thất bại phụ thuộc
vào yếu tố chủ quan là: khả năng tổ chức, điều hành, chất lượng, sản phẩm,
mẫu mã… yếu tố khách quan là: thị trường, chính sách, thị hiếu, giá cả…
Như vậy để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cần phải nghiên cứu xem xét
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ đó đề ra những giải pháp và biện pháp
khắc phục kịp thời.
Công ty giầy Thượng Đình là một DN sản xuất có quy mô tầm cỡ trong
ngành sản xuất của nước nhà nói chung và trong ngành giầy Thượng Đình nói
riêng. Các mặt hàng của công ty đã tạo được uy tín lớn đối với người dân
trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu giầy luôn đứng hàng đầu trong
ngành giầy Hà Nội với kim ngạch xuất sang các nước: Đức, ý, Anh,
Pháp…chiếm 58% tổng số hàng tiêu thụ. Song trước sức ép của thị trường
hiện nay công ty giầy Thượng Đình chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công

+ Địa điểm nghiên cứu: Công ty giầy Thượng Đình 277 đường Nguyễn
Trãi Thanh Xuân Hà Nội.
Luận văn tốt nghiệp

- 3 -
-Về thời gian
+ Số liệu nghiên cứu đề tài lấy trong 3 năm 2002-2004
+ Về thời gian nghiên cứu 20/1/2005 –20/5/2005

Phần II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số lý luận về sản phẩm hàng hoá
2.1.1.1. Khái niện về sản phẩm hàng hoá
Theo Mác: Sản phẩm hàng hoá là vật hữu hình, có đặc tính vật lý, hoá
học được sản xuất ra chủ yếu để bán, nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hoá
học được tập hợp thành một hình thức đồng nhất mang giá trị sự dụng.
Khi nền kinh tế thị trường ra đời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
đã làm cho khái niệm vể hàng hoá được mở rộng hơn: Sản phẩm hàng hoá là
tổng hợp mọi sự thoả mãn về vật chất, tâm lý, xã hội… mà người mua nhận
được từ việc sở hữu và sử dụng.
Tóm lại: Khái niện về sản phẩm hàng hoá ngày càng hoàn thiện hơn để
phù hợp với thị trường hiện nay. Sản phẩm hàng hoá không chỉ dừng lại ở các
dạng vật chất hữu hình như các quan điểm của Các Mác và nhà kinh tế học cổ
điển đã nêu. Hiện nay sản phẩm hàng hoá được hiểu là bất cứ thứ gì có thể
bán trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và
mang lại lợi nhuận cho người bán.
2.1.1.2. Chu kỳ sống của sản phẩm
Một sản phẩm hàng hoá nào cũng vậy không bao giờ tồn tại mãi mà nó

Giai đoạn V: giai đoạn suy tàn, mức tiêu thu giảm rõ rệt, doanh thu
giảm, lợi nhuận giảm, có thể dẫn đến thua lỗ, đến giai đoạn này DN chọn một
Luận văn tốt nghiệp

- 5 -
trong hai cách: một là rút khỏi cạnh tranh, hai là cải tiến cho ra sản phẩm mới.
Mục đích của việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm là giúp cho DN có
định hướng, giải pháp nhằm kéo dài chu kỳ sống đặc biệt là giai đoạn III và
IV để tăng lượng tiêu thụ, khi tăng lượng tiêu thụ tăng thì lợi nhuận cũng tăng
theo có như vậy DN mới tồn tại và phát triển.
Luận văn tốt nghiệp

- 6 -
2.1.2. Một số lý luận về tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm
Cơ chế hoá tập trung ở nước ta được thực hiện trong một nền kinh tế
chậm phát triển, cung nhỏ hơn cầu các DN không gặp phải khó khăn trong
việc tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra đều theo chỉ tiêu pháp lệnh của
nhà nước và sau đó tiêu thụ theo các “địa chỉ” mà Nhà nước đã quy định,
hoặc nhà nước bao tiêu sản phẩm. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, quyền
tự chủ của DN được mở rộng, DN hoạt động theo tín hiệu của thị trường.
Đồng thời tín tự chịu trách nhiệm của DN cũng được đề cao. DN không chỉ
chịu trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của một, mà đóng góp vào sự
phát triển chung của toàn xã hôi.
Trong quá trình ấy không ít DN đã tỏ rõ khả năng của mình trong việc
thích ứng với điều kiện sản xuất, kinh doanh mới, nhưng cũng còn nhiều DN
gặp khó khăn.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một khó khăn lớn nhất đối với các DN.
Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được đã gây nên sự ách tắc trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các DN. Việc cần phải nhận thức đầy đủ hơn về

mua.
2.1.2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Đối với mỗi DN sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm là một quy
trình hết sức quan trọng.
- Tiêu thụ sản phẩm là quá trình gặp gỡ trực tiếp giữa DN với khách
hàng, Do vậy tiêu thụ có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường
và duy trì quan hệ chặt chẽ giữa DN và khách hàng. Khi khối lượng sản phẩm
tiêu thụ tăng lên không chỉ có nghĩa là sản phẩm sản xuất ra được người tiêu
dùng chấp nhận mà nó còn có ý nghĩa là thị trường đã được mở rộng cùng với
sự tăng lên của uy tín DN.
Luận văn tốt nghiệp

- 8 -
- Tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN thể hiện công tác nghiên cứu thị trường, qua hoạt động tiêu thụ không
những thu hồi được chi phí mà còn thực hiện được giá trị lao động thẳng dư
đây là nguồn quan trọng nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống
của cán bộ công nhân viên.
- Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết
quả cuối cùng của hoạt động sản xuât kinh doanh, đánh giá được DN hoạt
động có kết quả hay không.
Vì vậy để tăng lợi nhuận ngoài các biện pháp đổi mới công nghệ tiết
kiệm nguyên vật liệu… mỗi DN cần phải tăng khối lượng tiêu thụ.
2.1.2.3. Các chỉ tiêu đáng giá kết quả tiêu thụ sản phẩm
- Khối lượng hàng hoá tiêu thụ biểu hiện dưới hình thức hiện vật được
tính theo công thức sau
Khối lượng tiêu thụ trong năm = số lượng tồn kho đầu năm + số lượng
sản xuất trong năm – số lượng tồn kho cuối năm
- Doanh thu tiêu thụ: là tổng giá trị được thực hiện do bán sản phẩm
hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết DN có hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hay
chưa nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 100% chứng tỏ DN đã hoàn thành
kế hoach. Nếu tỷ lệ này dưới 100% chứng tỏ DN chưa hoàn thành kế hoạch
tiêu thụ.
2.1.2.4. Kênh tiêu thụ sản phẩm
Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn
và người bán lẻ, thông qua đó hàng hoá và dịch vụ được thực hiện trên thị
trường.
- Kênh tiêu thụ trực tiếp: là DN bán sản phẩm của mình cho người tiêu
dùng cuối cùng không qua khâu trung gian.
Sơ đồ1: Kênh tiêu thụ trực tiếp

Với hình thức này nhà sản xuất kiêm luôn nhà bán hàng, họ sự dụng
cửa hàng giới thiệu sản phẩm siêu thị bán sản phẩm do DN sản xuất ra.

Nh SX

Người TD
Luận văn tốt nghiệp

- 10 -
Ưu điểm: giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ, DN
thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, thị trường từ đó hiểu rõ nhu cầu của
thị trường và tình hình giá cả giúp DN có điều kiện thuận lợi để gây uy tín với
khách hàng.
Nhược điểm: hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm DN phải
quan hệ với nhiều bạn hàng.
Người
tiêu
dùng

Người
bán buôn
Người
bán lẻ

Đại lý

Người
bán buôn
Người
bán lẻ
Luận văn tốt nghiệp

- 11 -
nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ…
Đại lý được sử dụng để phối hợp cung cấp sản phẩm với số lượng lớn
cho nhà bán buôn, từ đó hàng hoá được phân phối tới các nhà hàng bán lẻ và
tới tay người tiêu dùng.
Ưu điểm: DN có thể tiêu thụ sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất
với khối lượng hàng lớn, thu hồi vốn nhanh tiết kiệm được chi phí bảo quản…
Nhược điểm: thời gian lưu thông hàng hoá kéo dài, chi phí tiêu thụ
tăng, DN khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng.
2.1.3. Quy trình và đặc điểm của sản phẩm giầy
2.1.3.1 Quy trinh sản xuất

chỉn
Luận văn tốt nghiệp

- 12 -
lót, mút xốp…NVL được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính
các NVL này lại với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với
nhiệt độ lò sấy từ 1800
0
c-2000
0
c và được bồi ở 3 lớp là lớp mặt, lớp lót và lớp
giữa. Các tấm vải sau khi được bồi xông thì chuyển cho bộ phận cắt, sau khi cắt
xong chuyển sang phân xưởng may.
- Phân xưởng may: đạm nhận công đoạn tiếp theo của phân xưởng bồi
cắt để may các chi tiết thành mũi giầy hoàn chỉnh, NVL chủ yêu của công
đoạn này là: vải phin, dâu, xăng..
- Phân xưởng cán: có nhiệm vụ chế biến, sản xuất đế giầy bằng cao su,
NVL chủ yếu của phân xưởng cán là: cao su, các hoá chất ZnO, BaSO
4
… bán
thành phẩm ở công đoạn này là các đế giầy sẽ được chuyển đến phân xưởng
gò để lắp ráp giầy
- Phân xưởng gò: đạm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ,
sản phẩm của khâu này là hoàn chỉnh mũi giầy và đế giầy và kết hợp với một
số NVL khác như dây giầy, giấy lót…được lắp ráp lại với nhau và quét keo
gián đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hoá để hấp nhiệt độ 130
0
c
trong vòng 3-4 giờ đạm bảo độ bền của giầy, sau khi lưu hoá xong sẽ được
xâu dây và đóng gói

và tối tân nếu chưa đủ điều kiện sắp xếp vị trí và quy mô cơ động. Lúc muốn
chuyên môn trong thao tác để có năng suất cao thì có thể chia nhỏ từng bước
công việc hoặc ngược lại thu hẹp dây chuyền lắp ráp sản phẩm để phù hợp
mặt bằng sản xuất.
Hiện nay xu hướng chuyển dịch công nghiệp giầy sang các nước chậm
phát triển là kết quả tất yếu của đặc tính này. Đối với các nước đông dân nề
kinh tế chưa phát triển thì đây là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết nạn thất
nghiệp.
Nhờ có tính đa dạng của sản phẩm giầy, tính linh hoạt và phổ cập trong
tiêu thụ (có thể bán buôn, bán lẻ trên các thị trường nhỏ) nên dễ dàng bố trí
Luận văn tốt nghiệp

- 14 -
sản xuất: vùng thôn quê xa xôi, miền núi giúp cho việc giải quyết số lao động
thất nghiệp góp phần thành thị hoá nông thôn.
Giầy- dép là một loại hàng thiết yếu do nhu cầu tiêu thụ là thường
xuyên, khi mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng giầy
cũng tăng lên. Hơn nữa cùng với mức tăng trưởng kinh tế và mức tăng cường
dân số thì nhu cầu tiêu dùng phục vụ văn hoá, thể thao cũng được nâng cao.
2.1.3.4. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Việt Nam thường sử dụng 2 loại giá CIF và giá FOB
* Giá giao hàng tại cảng người bán FOB: là giá người bán hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng
quy định, người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro mất mát, hư hại hàng kể
từ đó. Điều kiện FOB chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hoặc đường
sông. Thông thường hợp đồng theo giá FOB đòi hỏi người mua và người bán
thực hiện những trách nhiệm sau:
- Người bán phải:
+ Giao hàng hoá đến tàu đúng tên người mua tại cảng xếp dỡ vào ngày
giờ quy định.

- Người mua phải:
+ Trả tiền hàng quy định trong hợp đồng
+ Nhận hàng tại cảng bốc hàng quy định, kiểm tra hàng.
+ Xin giấy phép nhập khẩu làm các thủ tục hải quan cho nhập khẩu
hàng.
+ Chịu mọi chi phí và rủi ro từ thời điểm mà hàng qua khỏi lan can tàu tại
cảng bốc hàng quy định.
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm giầy
Các mối quan hệ được hình thành trong một môi trường kinh doanh có
sử tác động tổng hoà của rất nhiều các yếu tố cả tích cực và tiêu cực. Do đó
nhiều DN muốn hoà mình vào môi trường kinh doanh đó buộc phải nhận
thức đầy đủ các tác động của các nhân tố.
Luận văn tốt nghiệp

- 16 -
2.1.4.1. Các nhân tố về cầu
- Thị hiếu và tập quán tiêu dùng
Mỗi dân tộc có tập quán tiêu dùng riêng, nó chịu ảnh hưởng của nền
văn hoá, bản sắc dân tộc…vì vậy các sản phẩn khi sản xuất đều phải tính đến
các yếu tố đó vì khách hàng luôn ưa thích những sản phẩm phù hợp với nhu
cầu về thị hiếu của họ. Các nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng
phát triển, càng biến động theo hướng ưa chuộng các sản phẩm có chất lượng
cao, hình thức mẫu mã hấp dẫn tính hữu dụng cao, giá rẻ…nếu DN không chú
ý đến đặc điểm này sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
- Tình trạng kinh tế của người tiêu dùng
Cơ hội thị trường của người tiêu dùng phụ thuộc vào hai yếu tố: Khả
năng tài chính và hệ thống giá cả hàng hoá. Vì tình trạng kinh tế bao gồm thu
nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay, tích luỹ…của người tiêu dùng đó ảnh
hưởng rất lớn đến loại hàng hoá và số lượng hàng hoá mà họ lựa chọn mua
sắm. Nó đòi hỏi DN phải thường xuyên theo dõi xu thế biến động trong lĩnh

xuất kinh doanh của toàn DN nói chung.
- Điều kiện tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm sản xuất ra muốn tiêu thụ được phải di chuyển từ nơi sản xuất
đến một địa điểm tiêu thụ phù hợp. Khi chọn được địa điểm tiêu thụ thích hợp sẽ
làm phát sinh quan hệ mua bán sản phẩm giữa DN và khách hàng, đồng thời
cũng góp phần đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm. Khi địa điểm không thích
hợp như: ở xa khu dân cư, ở xa các đầu mối giao thông…thì nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm sẽ khó có thể được DN đáp ứng do người tiêu thụ ở xa nơi bán hàng và
thiếu các thông tin cần thiết về sản phẩm của DN hoặc do nơi tiêu thụ ở vị trí
khó khăn cho các phương tiện vận tải di chuyển và bốc dỡ hàng hoá, vì vậy khi
xem xét việc tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi DN phải tính đến sự tác động của nhân tố
địa điểm tiêu thụ sản phẩm để có thể tránh được tình trạng tuy khả năng cung
Luận văn tốt nghiệp

- 18 -
ứng lớn nhưng không đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường.
- áp dụng biện pháp Maketing hỗn hợp
Các biện pháp Maketing hỗn hợp bao gồm bốn nhóm công cụ chủ yếu
là chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược
xúc tiến hỗn hợp.
Chiến lược sản phẩm giúp DN tạo ra sản phẩm có chất lượng, hình thức
bao bì, mẫu mã…phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra
thông qua chiến lược sản phẩm mà DN tạo ra và đưa ra thị trường các sản
phẩm đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ.
Chiến lược giá bán sản phẩm cũng tạo ra sức hút lớn đối với người tiêu
dùng trên thi trường, còn quan hệ cung cầu sẽ quyết định giá bán sản phẩm.
Nếu DN định giá bán thấp hơn giá thị trường sẽ thúc đầy công tác tiêu thụ sản
phẩm nhưng DN lại gặp khó khăn trong việc bù đắp chi phí sản xuất, chi phí
tiêu thụ. Nếu DN định giá bán cao hơn giá thị trường sẽ khó khăn thu hút
khách hàng tiêu dùng sản phẩm của DN, dẫn đến hàng hoá bị ứ đọng, hoạt

tiêu thụ sản phẩm của DN và do đó tạo sự bất ổn trong việc mua bán sản phẩm
hàng hoá trên thị trường. Nhưng khi nền kinh tế trở lại thời kì phục hồi và tăng
trưởng thì việc mua sắm sẽ sôi động trở lại làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra
suôn sẻ. Trong thời kỳ phục hồi kinh tế, nhu cầu của những người tiêu dùng có
thu nhập cao sẽ có xu hướng chuyển từ” ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc
đẹp”. Đây là dịp để các DN nắm thời cơ, tạo ra sự thay đổi về hình thức, mẫu
mã, bao bì sản phẩm, chất lượng sản phẩm… để lôi kéo khách hàng về với DN.
- Môi trường chính trị và pháp luật môi trường này bao gồm hệ thống
pháp luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước, tổ
chức bộ máy và cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị- xã
hội. Khi đó sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các chính sách lớn sẽ tạo
bầu không khí tốt cho các DN đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nhưng khi tình
Luận văn tốt nghiệp

- 20 -
hình chính trị bất ổn sẽ gây ra tâm lý lo lắng với phần đông người tiêu dùng.
Người tiêu dùng sẽ có su hướng cất trữ tiền chứ không đưa ra lưu thông
nhiều, làm cho cầu suy giảm, dẫn đến hoạt động tiêu thụ bị trì trễ. Khi các bộ
luật đang trong quá trình hoàn thiện sẽ dễ tạo khe hở cho các đối tượng làm
ăn phi pháp tận dụng để tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng với các cơ sở kinh
doanh hợp pháp ví dụ: Hàng lậu, hàng giả…dễ dàng cạnh tranh với sản phẩm
thất trên phương diện giá cả, thậm chí cả mẩu mã, hình thức. Do đó, khi xác
định lĩnh vực kinh doanh gì cần phải xét đến cả các vấn đề thuộc môi trường
chính trị, pháp luật.
- Môi trường văn hoá xã hội
Văn hoá, xã hội cũng là một nhân tố tác động mạnh đến tiêu thụ sản
phẩm của DN các giá trị văn hoá truyền thống có tính bền vững qua các thế
hệ có tác động mạnh mẽ tới thái độ, hành vi mua và tiêu dùng hàng hoá của
từng cá nhân, từng nhóm người. Đây là một đặc điểm có tính ổn định giúp
cho hoạt động tiêu thụ của DN có thể luôn luôn duy trì được mảng thị trường

người không ngừng tăng lên. Xu hướng trong cách mua sắm của con người
không chỉ là bền, chắc mà là đẹp và hợp mốt. Với những nước phát triển nhu
cầu về hàng hoá chất lượng cao ngày càng tăng, những nước phát triển và
những nước có dân số đông có thị trường rộng lớn như: Mỹ, Đức, Trung
Quốc… nhu cầu giầy dép ở những nước này cao cung không đủ cầu vì vậy họ
phải nhập khẩu từ những nước khác.
Liên minh châu Âu EU là một trong những thị trường lớn về nhập khẩu
giầy- dép trên thế giới và cũng là nơi có ngành công nghiệp giầy dép phát
triển từ lâu đời. Hiện nay ngành da giầy trong khu vực EU đang rơi vào tình
trạnh thâm hụt cán cân thương mại do các nhà sản xuất phải đối đầu với vấn
đề cạnh tranh ngoài cộng đồng về giá công nhân thấp. Mặt khác các thành
viên của EU lại hướng vào sản xuất các mặt hàng công nghiệp điện tử và
Luận văn tốt nghiệp

- 22 -
chuyể giao công nghệ sang các nước đang phát triển. Hiện nay hàng năm EU
nhập khẩu trên 850 triệu đôi giầy các loại chủ yếu từ châu á và phần đông là
các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Sau đây là một số thị trường về giầy trong mấy năm gần đây
 Thị trường Italia dân số 60 triệu người nhu cầu giẩy dép khoảng 8000
tấn/ năm
Biểu 1: Nhu cầu và sản xuất hàng giầy ở Italia từ năm 2002 đến 2004
ĐVT: t
ấn
Năm
Nhu cầu
2002 2003 2004
Tự sản xuất 7060 7220 7230
Nhập khẩu 2930 3020 2340
Tiêu dùng 8020 8120 8170

sản xuất giầy dép sang trực tiếp thị trường EU. EU là Thị trường sản xuất ngày
càng giảm trong khi đó sức tiêu thụ ngày càng tăng tạo diều kiện thuận lợi cho
DN Việt Nam tìm kiếm thêm thị trường. Bình quân đầu người trong các nước
EU sự dụng vào khoảng 1-4 đôi giầy/măm với dân số khoảng 367 triệu người
hàng năm tiêu thụ trên 1 tỷ đôi giầy các loại vì thế việc nhập khẩu từ nước ngoài
cộng đồng là không thể tránh khỏi.
Giầy dép là loại mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu, nó được
hưởng mức thuế xuất tối huệ quốc. Vì vậy các DN Việt Nam cần tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm về các khía cạnh chất lượng, giá cả, thời hạn
giao hàng để tranh thụ nâng cao kim nghạch xuất khẩu. Trong sản xuất giày
của Việt Nam chưa phải áp dụng hạn ngạch xuất khẩu như các nước khác.
Bên cạnh đó các DN cũng cần phải lưu ý đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn
xuất sứ và tránh gian lận trong thương mai.
Luận văn tốt nghiệp

- 24 -
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về công ty giầy Thượng Đình
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty giầy Thượng Đình là một DN Nhà nước. Tiền thân công ty
giầy Thượng Đình là xí nghiệp X30 được thành lập tháng 1/1957, chịu sự
quản lý cục quan nhu tổng cục hậu cần có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và giầy
vải cung cấp cho quân đội.
- Giai đoạn 1957-1960 phân xưởng giầy vải đầu tiên được đưa vào sản
xuất 19/05/1959 trước sự cố gắng quyết tâm của cán bộ công nhân viên xí
nghiệp Năm 1960 đạt hơn 60 nghìn chiếc mũ, trên 20 nghìn đôi giầy vải ngắn
cổ.
- Giai đoạn 1960-1972 năm 1961 xí nghiệp X30 được chuyển giao cho

phố Hà Nội, giấy phép đăng ký kinh doanh số 10842 cấp ngày 24/7/1993 do
trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp, giấy phép kinh doanh xuất khẩu số
2051013 loại hình DN Nhà nước.
Công ty Giầy Thượng Đình
Tên giao dịch: ZIVIHA
277 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội
Tổng diện tích sự dụng: 35000m2
Vebsite: http://www. Thuongđinh.com.vn
Tel:(84.4) 8544312-8544680
Fax: (84.4) 8582063
Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã chủng loại, màu sắc, kiểu

Trích đoạn Tỡnh hỡnh tài sản và nguồn vốn của cụngty Kết quả sản xuất kinh doanh của cụngty KẾT QUẢ NGHIấN CỨU Tỡnh hỡnh tiờu thụ của cụngty Thị trường trong nước * số lượng tiờu thụ sản phẩm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status