THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH - Pdf 71

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH
Như đã trình bày cụ thể trong bài "Báo cáo tổng hợp tại khách sạn Hoà Bình
năm 2003", dưới đây xin được tóm tắt về khách sạn Hoà Bình như sau:
1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hoà Bình
- Khách sạn Hoà Bình là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc công ty
Du lịch Hà Nội. Khách sạn được xây dựng năm 1927 với diện tích 2500m
2
tại số
27 phố Lý Thường Kiệt.
Ban đầu Hoà Bình là một khách sạn 2 tầng dành cho quan chức với cái tên
quyến rũ: Le Spendide (Huy Hoàng, Bồng lai tiên cảnh...). Đây là một trong
những khách sạn lâu đời nhất tại Hà Nội với những kiến trúc cổ độc đáo mang
phong cách Tây Phương.
- Sản phẩm chính của khách sạn: Dịch vụ, hưu trí, dịch vụ ăn uống, dịch
vụ vận chuyển và các loại hình dịch vụ khác. Trong đó dịch vụ lưu trú mang lại
doanh thu và lợi nhuận chính trong tổng doanh thu của khách sạn.
- Trải qua hơn 70 năm kể từ ngày thành lập, tồn tại và phát triển, khách
sạn Hoà Bình là một trong những khách sạn hàng đầu của Thủ đô Hà Nội và cả
nước bởi vị trí, kiến trúc độc đáo, số lượng, chất lượng dịch vụ luôn được ưu
tiên và đảm bảo.
2. Hệ thống bộ máy tổ chức và lao động tại khách sạn Hoà Bình
- Khách sạn Hoà Bình với mô hình tổ chức trực tuyến chức năng rất phù
hợp với khách sạn có quy mô như khách sạn Hoà Bình.
- Đứng đầu là Giám đốc khách sạn, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
đốc Công ty du lịch Hà Nội, cấp tiếp theo là các phó Giám đốc giúp Giám đốc
phụ trách riêng từng bộ phận theo sự phân công.
Đứng đầu từng bộ phận là các tổ trưởng, các trưởng phòng trực tiếp phân
công và quản lý lao động.
- Khách sạn hiện có 195 nhân viên, trong đó 57 lao động nam và 138 lao

Với công thức trên ta có bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tổng số ngày phòng thực hiện 24.572 25.500 19.272
Tổng số ngày phòng thiết kế 37.230 34.000 32.120
Công suất sử dụng phòng (%) 66 75 60
(Nguồn : khách sạn Hoà Bình)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2002 so với năm 2001 công suất
sử dụng của khách sạn tăng 15%, năm 2003 so với năm 2002 lại giảm 25%. Sở
dĩ công suất sử dụng phòng của năm 2003 giảm là do trong những năm gần đây
trên địa bàn Hà Nội bỏ quên rất nhiều khách sạn quốc tế làm cho lượng cung
vượt quá cầu, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ giữa các khách sạn. Mặt khác bị ảnh
hưởng nặng nền bởi dịch SARS nên số lượng khách đến khách sạn đã bị giảm
đáng kể. Tuy nhiên, nhờ có những đầu tư kịp thời và đã đưa ra những biện pháp
giải quyết thiết thực của ban lãnh đạo nhằm hoàn thiện hơn cơ sở vật chất kỹ
thuật, nên công suất sử dụng phòng tại giai đoạn khủng hoảng của khách sạn
vẫn đạt ở mức 60%. Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, thu hút
khách và chính sách tiết kiệm chi phí, cho phép khách sạn vẫn duy trì được mức
nộp ngân sách. Đây là một thành công lớn của khách sạn trong thời kỳ khủng
hoảng thừa buồng, giường trên địa bàn Hà Nội.
4. Kết quả kinh doanh của khách sạn Hoà Bình
Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu, là thước đo chất lượng phục vụ của
khách sạn, nó được thể hiện bằng những con số cụ thể, là sự lượng hoá một chỉ
tiêu mang tính trừu tượng, mang tính dịch vụ.
Bảng 2: Kết quả tình hình thực hiện doanh thu của khách sạn Hoà Bình.
Đơn vị: nghìn đồng
STT Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tổng số % Tổng số % Tổng số %
1 Doanh thu lưu trú 7.383.320 57,77 9.176.158 60,86 8.152.073 50,95
2 Doanh thu ăn uống 3.548.000 27,76 4.238.080 28,11 6.381.916 39,89
3 Doanh thu bổ sung 965.100 7,55 793.680 5,26 787.130 4,92

cần chú trọng hơn trong thời gian tới, đồng thời phải phát huy vị trí, thế mạnh,
cảnh quan của khách sạn. Đặc biệt cần đầu tư vào dịch vụ kinh doanh ăn uống -
một trong những nguồn thu lớn của khách sạn.
Bảng 3: Kết qủa kinh doanh của khách sạn Hoà Bình.
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận
2001 12.781.558 9.842.678 2.938.907
2002 15.077.690 10.674.359 4.403.331
2003 16.000.000 10.418.429 5.581.571
(Nguồn khách sạn Hoà Bình)
Nhìn vào bảng ta thấy tổng lợi nhuận năm 2003/2002 tăng một lượng là:
1.178.240. Điều này chứng tỏ doanh thu của khách sạn đương nhiên tăng lên.
Trong bảng 3 ta thẩy tỉ số tổng doanh thu/ Tổng chi phí của năm 2001 là 1,299
sang năm 2002 tỉ số đó là: 1,413; tăng 0,114 so với năm 2001. Đến năm 2003 tỉ
số đó là 1,536 tăng 0,123 so với năm 2002. Còn tổng lợi nhuận/ tổng chi phí: Lợi
nhuận đạt từ 1 đồng chi phí là 0,299 (2001), sang năm 2002 tỉ số đó là 0,413 tăng
0,114 so với năm 2001. Đến năm 2003 tỉ số tổng lợi nhuận/ tổng chi phí tăng lên
0,123 so với năm 2002. Từ đây cho ta thấy khách sạn sử dụng chi phí kinh
doanh rất tốt, nên mức đạt lợi nhuận so với chi phí rất cao. Bên cạnh đó, doanh
thu tăng nhờ khách sạn có thị trường khách với khả năng thanh toán cao giúp
cho nguồn thu tăng đáng kể kéo theo số lợi nhuận khá cao.
II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH
1. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Hoà Bình.
Trong kinh doanh khách sạn, cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan
trọng nó ảnh hưởng đến sự quyết định lựa chọn khách sạn của khách.
Khách sạn Hoà Bình có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn thiện theo
tiêu chẩu quốc tế, khách sạn Hoà Bình được xếp hạng 3 sao từ năm 1993 – 1996.
Việc đạt tiêu chuẩn này không chỉ là do cơ sở vật chất quyết định mà còn có nhiều
yếu tố khác như vị trí địa lí, kiểu dáng kiến trúc, tính đồng bộ các đơn vị, trình độ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status