Tổ chức hệ thống kế tóan trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Pdf 72

Tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Tạp chí kế tóan, 21-06-2008. Số lần xem: 5654

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) Việt Nam không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà gay
gắt, quyết liệt hơn từ các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn,
thương hiệu và trình độ quản lý. Do vậy, để cạnh tranh được, các DNNVV phải tìm được cho
mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một trong số các giải pháp cần phải làm
là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý…mà thông tin để làm cơ sở không
thể khác hơn ngoài thông tin kế toán. Chính vì vậy, các DNNVV muốn phát triển bền vững
thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt, hiệu quả.
Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đó, không phải các doanh nghiệp nhỏ nào
cũng làm được, vì phần lớn những doanh nghiệp này mới thành lập, hạn chế về vốn. Để có
một hệ thống kế toán tốt, doanh nghiệp cần phải đầu tư không nhỏ do vậy, ít doanh nghiệp
có khả năng hoặc dám đầu tư cho việc này. Vì vậy, giải pháp hiện nay các doanh nghiệp
thường dùng là thuê các kế toán viên có nghiệp vụ giỏi làm ngoài giờ hoặc thuê những
người có trình độ thấp với chi phí có thể chấp nhận được. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ
có một hệ thống kế toán manh mún, hoạt động kém hiệu quả và thông tin cung cấp không
kịp thời để ra quyết định.
Hạn chế trong hệ thống kế toán DNNVV.
Bộ máy kế toán của các công ty được xây dựng chủ yếu tập trung vào công tác thu
nhận, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán tài chính cho việc tổng hợp mà chưa có bộ
phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh doanh. Vì vậy,
trong bộ máy của công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị.
Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ kế toán trong các DNNVV chưa cao nên
việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy vi tính chưa hiệu quả; thu
thập, xử lý, tổng hợp cung cấp lưu trữ thông tin còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, nhiều công ty chưa sử dụng đầy đủ các chứng từ cần thiết để phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cho đúng với tính chất và nội dung của nghiêp vụ
cũng như yêu cầu quản lý. Một số chứng từ kế toán còn chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp
pháp hợp lệ của chứng từ, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không đảm bảo đầy đủ các

chứng từ là khâu quan trọng, quyết định đến thông tin kế toán. Do vậy, việc tổ chức luân
chuyển trong các đơn vị phải nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời nhanh chóng, tránh
chồng chéo là rất cần thiết.
Thứ ba, việc cung cấp thông tin kế toán phải đa dạng, phải coi trọng việc xây dựng,
khai thác hệ thống báo cáo nội bộ và phải thấy được ý nghĩa của báo cáo kế toán quản trị
trên các mặt sau: cung cấp số liệu để phân tích thường xuyên tình hình thực hiện các chỉ
tiêu kinh tế theo từng mặt cụ thể; cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch,
dự toán cũng như đánh giá lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.
Tổng hợp và đánh giá một cách chi tiết tình hinhd hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị theo những chỉ tiêu kinh tế tài chính cụ thể và theo yêu cầu quản lý cụ thể của
đơn vị;
Củng cố và nâng cao chất lượng công tác hạch toán ở các bộ phận sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
Khi các đơn vị xây dựng hệ thống báo cáo kế toán nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu
cơ bản sau: Các chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo kế toán nội bộ phải thống nhất với các chỉ
tiêu của các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán và về phương pháp tính để
đảm bảo so sánh được; cung cấp đầy đủ thông tin cho quản trị kinh doanh của đơn vị; số
liệu của các chỉ tiêu có liên quan phản ánh trên các báo cáo nội bộ phải thống nhất, đầy đủ,
chính xác và trung thực; Hệ thống chỉ tiêu trong báo cáo trung thực; mẫu biểu phải được
xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị và phải đơn giản, thuận tiện cho người sử
dụng các báo cáo nội bộ này.
Bốn là, cần phải từng bước xây dựng một hệ thống báo cáo quản trị. Một số báo cáo
cần thiết trong quản tị doanh nghiệp là: Báo cáo tình hình sử dụng vật tư (trong đó phản
ánh số lượng, đơn giá, chất lượng của từng chủng loại nhập và xuất dùng, ở từng bộ phần
sử dụng. Để thấy được tính hiệu quả trong việc sử dụng vật tư tại từng bộ phận, từ đó có
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hơn nữa); Báo cáo tình hình nợ phải thu (theo
từng đối tượng phải thu, thời hạn thanh tóan); Báo cáo tình hình nợ phải trả theo từng chủ
nợ và thời hạn thanh toán.
Năm là, cần phải sớm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cụ thể là việc sử
dụng phần mềm kế toán để cập nhật dữ liệu hàng ngày, giúp nhanh chóng có được nữhng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status