MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CVTD TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCT - Pdf 76

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CVTD TẠI SỞ
GIAO DỊCH I NHCT
3.1 CVTD – ĐOẠN THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CỦA NHTM
Tuy mới được quan tâm trong những năm gần đây, nhưng có thể thấy
CVTD đang trở thành xu hướng tất yếu của hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Trên thế giới, các ngân hàng chủ yếu thực hiện CVTD, còn ở Việt
Nam thì chỉ vài năm gần đây các NHTM mới bắt đầu chú trọng đến, nhưng
có thể nhận thấy đây là đoạn thị trường tiềm năng của các NHTM, được thể
hiện qua những số liệu sau :
* Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có bước tăng
trưởng rõ rệt, theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, về sơ bộ cho thấy
GDP 2007 là 1143442 tỷ đổng tăng 8,48% so với 2006, tăng trưởng kinh tế
của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB thì
năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11,2%; Việt Nam tăng 8,3%; Xin-ga-po
tăng 7,5%; Phi-li-pin tăng 6,6%; In-đô-nê-xi-a tăng 6,2%; Ma-lai-xi-a tăng
5,6%; Thái Lan tăng 4%). Điều này cho thấy, sự phát triển không ngừng
của nền kinh tế sẽ kéo theo sự phát triển của xã hội, đời sống người dân
được cải thiện, do thu nhập tăng.
* Thu nhập của người dân
Cũng theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2006, thu
nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước theo giá hiện hành đạt
636.000 đồng, tăng 31,3% so với năm 2004. Thu nhập ở khu vực thành thị
1
1
và nông thôn đều tăng. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành
thị đạt 1.058.000 đồng, tăng 29,8%; khu vực nông thôn đạt 506.000 đồng,
tăng 33,8% so với năm 2004 và tăng nhanh hơn khu vực thành thị. Tuy
nhiên thu nhập của hộ gia đình thành thị vẫn cao hơn nông thôn. Chênh lệch
thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2002; 2004, 2006 của khu vực

Các chuyên gia của McKinsey cho rằng, những người Việt Nam trong
độ tuổi từ 21-29 sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình thị
trường ngân hàng bán lẻ tại đây. Điều tra cho thấy, những khách hàng có độ
tuổi 21-29 sử dụng 2,3 dịch vụ ngân hàng mỗi người, trong khi đối tượng
khách hàng lớn tuổi chỉ sử dụng 1,9 dịch vụ. Có 91% số người trong nhóm
tuổi này có tài khoản tiết kiệm, so với mức 55% ở nhóm người ở tuổi 30 trở
lên. 89% trong số khách hàng trẻ này có thẻ ghi nợ, so với tỷ lệ 40% trong
đối tượng tuổi già hơn. Đặc biệt, những người trẻ tuổi ở Việt Nam cũng tỏ ra
thích thú hơn với việc vay tiền ngân hàng so với thế hệ đi trước. 45% trong
số được hỏi cho rằng, việc vay tiền có thể giúp họ cải thiện phong cách
sống, so với 31% số người ở độ tuổi già hơn.
Những con số này cho thấy, tiềm năng của thị trường CVTD là rất
lớn, điều này cũng lí giải vì sao, có rất nhiều ngân hàng đã định hướng phát
triển thành những ngân hàng bán lẻ như Sacombank, Techcombank... Không
chỉ những ngân hàng trong nước, mà các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
cũng đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong đoạn thị trường này
như ngân hàng ANZ, HSBC... Chính vì vậy, có thể khẳng định, CVTD là
đoạn thị trường tiềm năng của NHTM.
3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CVTD CỦA SỞ GIAO DỊCH I –
3
3
NHCT
Năm 2007 là một năm mà Sở giao dịch I – NHCT gặt hái được nhiều
thành công, tuy nhiên đây cũng là năm có nhiều thách thức đối với Sở giao
dịch I, để đối mặt với những thách thức đó Sở giao dịch I đã đề ra một số
định hướng hoạt động trong thời gian tới:
- Đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân
cư.
- Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát, đảm bảo an toàn, hiệu quả,..
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, nhằm tạo

trong việc áp dụng chính sách khách hàng phù hợp. Tuy nhiên, cần phải
khẳng định, đây là những chỉ tiêu định lượng, để quản lý khoản vay được
hiệu quả hơn, các CBTD cần đề xuất các phương án quản lý đi kèm.
Như vậy, hệ thống tính điểm có những ưu thế sau:
- Loại bỏ bớt những đánh giá mang tính chủ quan.
- Có thể giải quyết một số lượng lớn yêu cầu đơn xin vay của khách hàng
mà không cần nhiều sức người, từ đó giúp giảm chi phí.
- Thời gian xét duyệt một khoản vay sẽ nhanh hơn.
- So sánh và đánh giá vị thế của phương án vay vốn với mặt bằng chung
các khoản vay có tính chất tương tự, giúp cho việc ra quyết định đối với
khoản vay được chính xác và khách quan hơn.
Tuy nhiên, hệ thống tính điểm cũng có những hạn chế riêng, nó mang
nhiều tính máy móc, không phân biệt được những trường hợp đặc biệt cần
đánh giá riêng. Thêm vào đó, chúng ta thấy rằng việc sử dụng hệ thống tính
điểm tức là chúng ta đã dùng những thông tin của quá khứ để đánh giá hiện
5
5
tại và tương lai , cơ sở thông tin để xây dựng hệ thống tính điểm là những số
liệu từ quá khứ. Do vậy, sai sót của hệ thống tính điểm có thể mang tính hệ
thống. Biện pháp nhằm hạn chế những nhược điểm trên là Sở giao dịch I
cần thường xuyên kiểm tra và xem xét lại hệ thống tính điểm để luôn có số
liệu linh hoạt, chính xác.
Có nhiều hệ thống tính điểm khác nhau, sau đây là một hệ thống tính
điểm áp dụng cho khách hàng vay tiêu dùng. Hệ thống tính điểm cho kết
quả chấm điểm như sau :
- Từ 85 – 100 điểm : Khách hàng xếp loại 1
- Từ 70 – 84 điểm : Khách hàng xêp loại 2
- Từ 50 – 69 điểm : Khách hàng xếp loại 3
- Từ 30 – 49 điểm : Khách hàng xếp loại 4
- Dưới 30 điểm : Khách hàng xếp loại 5

đảm an toàn mọi mặt hoạt động. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra định kỳ,
đột xuất, phát hiện và chấn chịnh kịp thời những sai sót, nâng cao ý thực
chấp hành cơ chế, qui trình nghiệp vụ. Cụ thể là :
* Giảm thời gian thẩm định hồ sơ vay
Hiện nay, các ngân hàng đang đua nhau trong việc giảm thời gian
xem xét hồ sơ cho vay đối với khách hàng vay tiêu dùng. Có những ngân
hàng phấn đấu thời gian cho vay chỉ còn 8 tiếng, điều này đồng nghĩa với
việc, khách hàng không phải chờ đợi lâu để có được khoản vay sau khi đã
đáp ứng đủ điều kiện cho vay. Nhu cầu vay vốn của khách hàng là để phục
vụ cho nhu cầu cá nhân, mua các sản phẩm tiêu dùng, vì vậy họ rất muốn
vay được sớm. Do đó, giảm thời gian thẩm định hồ sơ vay là một giải pháp
mà các ngân hàng khác đang áp dụng nhằm lôi kéo khách hàng .
7
7
* Tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình phát tiền vay
Kiểm tra mục đích, đối tượng vay vốn từng lần xem có phù hợp với
mục đích đối tượng vay vốn trong hợp đồng tín dụng hay không. Kiểm tra
mức cho vay. Kiểm tra tình hình đảm bảo nợ vay thông qua các tài sản thế
chấp với Ngân hàng làm đảm bảo hoặc tư cách của người bảo lãnh tiền vay.
Mục đích khi thực hiện công tác kiểm tra này sẽ có tác dụng phát hiện ra
những sơ hở, yếu kém của những khâu trước giúp CBTD đưa ra những biện
pháp khắc phục kịp thời, hạn chế ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh. Căn cứ
vào định hướng của NHCT, chương trình phát triển kinh tế Hà Nội và diễn
biến của thị trường để cho vay đúng hướng. Tiếp tục bổ sung tài sản đảm
bảo vốn vay, nâng cao năng lực thẩm định, kiểm trả, giám sát tín dụng và
quản lí rủi ro để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiền vay, không phát sinh nợ
xấu.
* Tăng cường kiểm tra sau khi giải ngân:
Kiểm tra sau là một khâu của thực hiện qui trình tín dụng, điều này
càng quan trọng đối với CVTD. Do đặc điểm của các món vay tiêu dùng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status