Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện - Pdf 82

Chuyên đề thực tập chuyên ngành 1 Khoa kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, cùng với sự tham gia thị
trường của rất nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt với sự ra
đời của thị trường chứng khoán và sự gia nhập WTO - Tổ chức Thương mại Quốc
tế - thì nhu cầu kiểm toán đang phát triển rất nhanh. Hiện nay, nhu cầu kiểm toán
chủ yếu của các doanh nghiệp là kiểm toán Báo cáo tài chính. Và trên Báo cáo tài
chính của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt trong các doanh nghiệp thương mại và
doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn và nếu có sai phạm
xảy ra đối với khoản mục này thì thường ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán
khoản mục hàng tồn kho luôn đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu. Nhận
thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, nên em đã
quyết định viết báo cáo thực tập của mình với đề tài “Hoàn thiện kiểm toán chu
trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty Kiểm toán
và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện”.
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tài trường và kỳ thực tập tại Công ty
ACAGroup, với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn -
Th.S. Tạ Thu Trang - và các anh, chị trong Công ty, em đã hoàn thành báo cáo
thực tập. Nội dung báo cáo gồm Báo cáo tài chính phần chính sau:
Chương 1 - Tổng quan về Công ty ACAGroup
Chương 2 - Thực trạng kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo
tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện
Chương 3 - Nhận xét và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng
tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty ACAGroup thực hiện
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, song do hạn chế về kiến thức cũng như về thời
gian thực tập ngắn nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 2 Khoa kế toán
em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anh chị Công ty
ACAGroup để báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.

Chí Minh, Thành phố Hạ Long và tại Australia.
ACAGroup hoạt động theo mô hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Khi mới thành lập, vốn điều lệ của Công ty là 500.000.000 VNĐ (Năm trăm triệu
Việt Nam đồng). Hiện nay, vốn góp của Công ty đã lên tới 3.000.000.000 VNĐ (Ba
tỷ Việt Nam đồng).
Công ty hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp và các qui định hiện hành khác
của nước CHXHCN Việt Nam.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 4 Khoa kế toán
Chủ sở hữu Công ty là các thành viên góp vốn. Công ty hoạt động trên nguyên
tắc độc lập, khách quan và giữ bí mật cho khách hàng, coi trọng chất lượng dịch vụ và
uy tín nghề nghiệp với mục tiêu giúp khách hàng và nhân viên thành công.
Do yêu cầu hoạt động, từ năm 2001 đến nay, Công ty đã trải qua 5 lần thay đổi:
Lần thứ nhất, do nhu cầu mở rộng văn phòng, Công ty chuyển trụ sở về số
105, phố Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội theo Quyết định số
86/TB ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Ban Giám đốc (BGĐ) Công ty.
Lần thứ hai, theo Quyết định số 216/TB ngày 20/7/2002, Công ty có sự thay
đổi về số thành viên góp vốn.
Lần thứ ba vào tháng 1/2003, Công ty đổi trụ sở về số 2 - E11, tập thể Quỳnh
Mai, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Lần thứ tư, năm 2005, theo Quyết định số 08/ACCA/HĐTV ngày 26/11/2005
tên giao dịch quốc tế của Công ty đổi thành Auditing and Financial Consulting
Company & Associates) và tên viết tắt là ACCA hay ACCAGroup. Trụ sở của Công
ty chuyển về số 14, Ngõ 14, Phố Yên Lạc, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty được Sở
Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
ngày 30/11/2005 theo số 0102003347.
Lần thứ năm, với mục tiêu không ngừng hoàn thiện để phục vụ khách hàng
một cách tốt nhất, từ ngày 1/8/2006, Công ty thay đổi Logo ACCAGroup thành
ACAGroup và trụ sở của Công ty chuyển về: Phòng 504, Tầng 5, Toà nhà 17T7,
Trung Hoà, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Định giá tài sản, định giá giá trị doanh nghiệp;
- Dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng;
- Dịch vụ huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức;
- Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định
của pháp luật.
1.2.2. Thị trường hoạt động của ACAGroup
Là một trong những Công ty đã được tín nhiệm tại Việt Nam hoạt động trong
lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế, Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính, với các phòng kiểm toán
chuyên nghiệp, đang dần mở rộng thị trường hoạt động của mình.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 6 Khoa kế toán
Đặc điểm về khách hàng của ACAGroup
Hiện nay, Công ty đang cung cấp dịch vụ cho các công ty thuộc Tổng công ty
Bưu chính viễn thông Việt Nam (Bưu điện Hà Nội, Bưu điện Vũng Tàu, Bưu điện
Hà Tây…), các công ty thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam, Công ty may Thăng
Long, công ty môi giới bảo hiểm Quốc Việt, các công ty thuộc Tổng công ty than
Việt Nam..., và các dự án lớn như dự án cải tạo và phát triển lưới điện 3 thành phố
Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định của Ngân hàng ADB, Dự án cải tạo và phát triển
lưới điện thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn I của WB…
Bên cạnh những khách hàng cũ, hàng năm Công ty còn có thêm các khách
hàng mới đầy tiềm năng như Công ty Đầu tư và Xuất nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên,
Công ty Soeg Woo, Công ty Phượng Hồng…
Trong tương lai, những khách hàng của Công ty không chỉ dừng lại ở những
lĩnh vực này mà sẽ phát triển hơn ở nhiều lĩnh vực khác.
Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh của ACAGroup
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các công ty kiểm toán
không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, do đó các đối thủ cạnh tranh
của Công ty ACAGroup cũng không ngừng thay đổi theo. Hiện nay, các công ty đang
cạnh tranh với ACAGroup bao gồm: Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Tài

Kiểm toán ĐT và XDCB 113 338 160 85 175 190 301
Tư vấn 7 190 20 100 70 140 312
Kiểm toán BCTC - 72 120 165 240 320 510
Tổng 120 600 300 350 480 650 1123
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ACAGroup
Do số lượng nhân viên chưa nhiều nên bộ máy tổ chức của Công ty khá đơn
giản, được thể hiện theo sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty ACAGroup
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Giám đốc
Phòng kiểm toán
Báo cáo tài chính
Phòng hành chính
tổng hợp
Phòng kiểm toán đầu tư và
xây dựng cơ bản
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 8 Khoa kế toán
Nhằm thống nhất nhiệm vụ của mỗi phòng ban và các thành viên trong Công
ty, ngày 01/08/2006, Công ty đã ban hành Quy chế nhân viên trong đó quy định chi
tiết chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận.
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban Giám đốc:
BGĐ gồm 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Giám đốc Công ty là người đại
diện cho Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.
Theo quy chế, Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau: tổ chức điều hành mọi hoạt
động của công ty theo pháp luật, quyết định thành lập các phòng ban chức năng,
phòng nghiệp vụ của công ty, quy định nhiệm vụ cũng như quyền hạn của từng
phòng… Trong quá trình hoạt động kinh doanh, BGĐ thực hiện phân tích nhanh thị
trường và chiến lược, quản lý và giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB),
phát triển kinh doanh và xây dựng danh tiếng thương hiệu.

Giám đốc kiểm toán
CHỦ NHIỆM KIỂM TOÁN
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 2
(Senior 2)
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 1
(Senior 1)
KIỂM TOÁN VIÊN
Kiểm toán viên cấp 3
(Staff 3)
Kiểm toán viên cấp 2
(Staff 2)
Kiểm toán viên cấp 1
(Staff 1)
TRỢ LÝ KIỂM TOÁN
Trợ lý kiểm toán cấp 3
Trợ lý kiểm toán cấp 2
Trợ lý kiểm toán cấp 1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 10 Khoa kế toán
Giám đốc kiểm toán là người có chuyên môn cao nhất, là người chịu trách nhiệm
cao nhất về chất lượng cuộc kiểm toán. Mọi cuộc kiểm toán đều phải được đặt dưới sự
điều hành và giám sát bởi ít nhất một Giám đốc kiểm toán. Giám đốc kiểm toán là
người có trách nhiệm xem xét các vấn đề tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp,
các vấn đề về tính độc lập của nhóm kiểm toán và các quy định khác… Giám đốc kiểm
toán còn là người soát xét cuối cùng nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán đã tuân thủ theo
đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty ACAGroup .
Chủ nhiệm kiểm toán cũng là người chịu trách nhiệm đảm bảo cuộc kiểm toán tuân
thủ theo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty bằng cách trực tiếp hướng
dẫn nhóm kiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán;
chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề trọng yếu và phức tạp về kỹ thuật kiểm
toán; chịu trách nhiệm soát xét Báo cáo kiểm toán được lập bởi cấp dưới.

toán tổng quát
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Tìm hiểu công tác kế toán
Thực hiện các bước phân tích tổng quát
Xác định mức độ trọng yếu
Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
Xây dựng kế hoạch
kiểm toán
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong các khoản mục
Rủi ro chi tiết xác định được Rủi ro chi tiết không xác định được
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Không tin cậy Tin cậy Tin cậy Không tin cậy
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 12 Khoa kế toán
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Thực
hiện các
điều
khoản
trong
hợp
đồng
Tập trung
vào kiểm
tra chi tiết
Xác định
các bước
kiểm soát
có thể làm
giảm rủi ro

Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
Lập báo cáo kiểm toán
Các hoạt động
sau kiểm toán
Đánh giá chất lượng và kết quả cuộc kiểm toán
Soát xét, kiểm tra giấy tờ làm việc
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 13 Khoa kế toán
Bước 1: Khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán
Bước đầu tiên Công ty luôn tiến hành khảo sát, đánh giá để chấp nhận cung cấp
dịch vụ cho khách hàng hoặc từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sau khi khảo
sát, đánh giá về khách hàng đưa đến quyết định chấp nhận khách hàng, Công ty thực
hiện ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng trong đó nêu rõ mục tiêu, phạm
vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời
gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng.
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán
Dựa vào các thông tin, tài liệu đã thu thập được, nhà quản lý tiến hành lập kế
hoạch tổng quát bao gồm các công việc sau:
Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: Để đảm bảo
tính thận trọng nghề nghiệp đúng mức, khi thực hiện kiểm toán, KTV luốn tìm hiểu
ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Tìm hiểu môi trường kiểm soát: Khi tìm hiểu về môi trường kiểm soát, KTV
thường xem xét về các khía cạnh như: các đặc thù về quản lý của khách hàng, chính
sách nhân sự, công tác kế hoạch… từ đó có thể đánh giá về quá trình thiết kế, vận
hành và xử lý dữ liệu của HTKSNB của khách hàng, trong đó nhân tố chủ yếu là
nhận thức về hoạt động kiểm tra kiểm soát và điều hành hoạt động của các nhà quản
lý doanh nghiệp.
Tìm hiểu công tác kế toán: Tìm hiểu công tác kế toán của khách hàng nhằm
giúp KTV có những hiểu biết tổng quát về hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ
sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán mà khách hàng sử dụng và hệ thống bảng
tổng hợp, Bảng cân đối kế toán tại công ty khách hàng có đúng với chuẩn mực, quy

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết: Việc quan trọng trong giai đoạn này là các
KTV cần thực hiện các thủ tục nhằm tìm hiểu và đánh giá quá trình xử lý dữ liệu kế
toán, phân loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý và xử lý
dữ liệu, tìm hiểu và đánh giá quy trình và các thủ tục thực hiện các chu trình kinh
doanh quan trọng của khách hàng. Sau đó KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán
theo từng tài khoản. Việc lập kế hoạch kiểm toán theo từng tài khoản trước hết được
thực hiện đối với các rủi ro cụ thể có thể xác định được. Thông thường, đây là các
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 15 Khoa kế toán
thủ tục kiểm toán đặc thù do KTV có kinh nghiệm lập ra để áp dụng trong từng
trường hợp cụ thể.
Bước 3: Thực hiện kiểm toán
Với chương trình kiểm toán đã lập một cách khoa học và thích hợp cho mỗi
khách hàng, KTV tiến hành công việc kiểm toán theo các kế hoạch chi tiết đã lập.
Thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá
Thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về
thiết kế và về hoạt động của HTKSNB như hệ thống chứng từ sổ sách, quy trình luân
chuyển chứng từ, quá tình phân công phân nhiệm, sự phê chuẩn, cách ly trách nhiệm
giữa các vị trí có thể xảy ra hành vi gian lận…Các bằng chứng có thể thu thập bằng
các cách thức cụ thể như: điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối.
Tuy nhiên tại Công ty ACAGroup, các KTV thường kết hợp các thủ tục như phỏng
vấn, điều tra, so sánh, tính toán...
Thực hiện các thủ tục phân tích: Công ty sử dụng ba kĩ thuật phân tích chủ
yếu là dự đoán, so sánh, đánh giá.Kỹ thuật phân tích được sử dụng gồm ba loại: kiểm
tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỉ suất.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Tại Công ty ACAGroup, các thủ tục kiểm tra chi tiết được thực hiện bằng
cách: Sử dụng các trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm tra
từng khoản mục hay nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục, đối chiếu sổ sách,
kiểm tra tính có thật của các thông tin ghi chép trên sổ sách.

A100 Kế hoạch liên lạc và dịch vụ khách hàng
A200 Định giá hợp đồng, môi trường kiểm soát và rủi ro, thiết lập các
điều khoản hợp đồng
A300 Báo cáo chi tiết các khoản mục của hợp đồng
A400 Tìm hiểu về công việc kinh doanh của khách hàng
A500 Tìm hiểu về hệ thống kế toán của khách hàng
A600 Thực hiện thủ tục phân tích ban đầu
A700 Xác định mức trọng yếu dự kiến
A800 Tóm tắt định mức rủi ro và kế hoạch kiểm toán
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 17 Khoa kế toán
B Lập báo cáo
B100 Báo cáo thông tin và dịch vụ khách hàng
B200 Các bảng khai tài chính
B300 Bản tóm tắt quá trình kiểm toán
B400 Báo cáo khác
C Quản lý quá trình kiểm toán
C100 Cam kết phục vụ khách hàng – thực hiện và định giá
C200 Thời gian biểu và quy trình kiểm toán
C300 Các cuộc gặp khách hàng
C400 Liên lạc và gửi thư cho khách hàng khác
D Kiểm soát
D100 Kết luận dựa trên các thử nghiệm kiểm soát nội bộ
D200 Kiểm soát
D300 Kiểm soát chu kỳ kinh doanh
D400 Kiểm soát hệ thống máy tính
E Thử nghiệm cơ bản – tài sản
E100 Tiền
E200 Các khoản đầu tư
E300 Các khoản phải thu

định về việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng và năng lực chuyên
môn của từng cán bộ, nhân viên trong Công ty; việc duy trì và chấp nhận khách
hàng… Với mỗi chính sách, Công ty đưa ra từng thủ tục cụ thể để hướng dẫn việc
thực hiện và phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đó.
Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của Công
ty được phổ biến tới tất cả cán bộ, nhân viên của Công ty và được áp dụng cho từng
hợp đồng kiểm toán một cách thích hợp.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 19 Khoa kế toán
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG
KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ
TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACAGROUP THỰC HIỆN
2.1. Áp dụng chương trình kiểm toán hàng tồn kho do Công ty ACAGroup
thực hiện tại Công ty ABC
2.1.1. Khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán
Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty ACAGroup nên Công
ty đã nắm bắt được các thông tin về hoạt động của khách hàng. Việc khảo sát, đánh
giá khách hàng đã được KTV thực hiện từ những năm trước. Do đó, KTV chỉ cần
nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán chung để tìm hiểu thêm các thông tin về khách hàng
cũng như những thay đổi quan trọng có thể ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán. Thực hiện
kiểm toán cho Công ty ABC năm nay bao gồm bốn KTV trong đó có trưởng nhóm
kiểm toán đã thực hiện kiểm toán cho năm ngoái. Vì chu trình hàng tồn kho là chu
trình phức tạp nên trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm cho chu trình này. Chủ
nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng chương trình kiểm toán,
hướng dẫn, rà soát công việc của các KTV khác.
Sau khi có được những thông tin tổng quát cũng như những đánh giá chung về
khách hàng, Công ty ACAGroup và Công ty ABC tiến hành kí kết hợp đồng với các
điều khoản được quy định cụ thể trong Hợp đồng kiểm toán (Phụ lục số 01).
2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán

hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát.
- Tổ chức bộ máy quản lý: Công ty ban hành một hệ thống quản lý mà theo đó
bộ máy quản lý sẽ chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh đạo của Hội dồng quản trị.
Công ty có một Tổng Giám đốc, năm Phó Tổng Giám đốc và một Kế toán trưởng do
Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc có thể đồng
thời cùng là thành viên Hội đồng quản trị và do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi
miễn theo một nghị quyết được thông qua một cách hợp thức.
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 21 Khoa kế toán
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc và sự chấp thuận của Hội đồng quản trị,
Công ty sẽ có số lượng nhất định những người quản lý cần thiết và thích hợp để thực
hiện các cơ cấu và thông lệ quản lý Công ty do Hội đồng quản trị đề xuất tuỳ từng
thời điểm. Người quản lý phải có sự mẫn cán cần thiết để các hoạt động và tổ chức
của Công ty đạt được các mục tiêu đề ra.
- Chính sách nhân sự: Tổng Giám đốc sẽ phải lập một kế hoạch để Hội đồng
quản trị thông qua về các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, lao động, buộc thôi
việc, lương bổng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người
quản lý và người lao động cũng như các mỗi quan hệ của Công ty với các tổ chức
Công đoàn được công nhận theo các chuẩn mực, thông lệ và chính sách quản lý tốt
nhất, những thông lệ, chính sách, quy định, quy chế của Công ty và pháp luật.
Tổng số nhân viên của Công ty ABC tại ngày 31 tháng 12 năm 2007 là 3.981
nhân viên, tăng 823 nhân viên so với năm 2006.
2.1.2.3. Tìm hiểu công tác kế toán
Phần này được lưu tại chỉ mục A500: “Tìm hiểu hệ thống kế toán của khách
hàng”.
Công ty ABC tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung để phù
hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán
trong Công ty được tiến hành tập trung ở phòng tài chính kế toán. Các tổ sản xuất
không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ đạo theo dõi kiểm tra công tác hạch toán
ban đầu thu thập, ghi chép vào các sổ sách nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các tổ sản

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2006
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Số tương
đối
(%)
1. Doanh thu thuần
(VNĐ)
661.910.200.000 563.878.400.000 98.031.800.000 17,39
2. Giá vốn hàng bán
(VNĐ)
501.263.200.000 437.979.600.000 63.283.600.000 14,45
3. Lợi nhuận gộp
(VNĐ)
160.647.000.000 125.898.800.000 34.748.200.000 27,60
4. Hàng tồn kho
(VNĐ)
96.582.600.000 108.150.100.000 - 11.567.500.000 - 10,70
5. Tỷ lệ lãi gộp
(%)
0,2427 0,2233 0,0194 8,07
6. Tỷ lệ vòng quay
HTK (%)
4,8968 4,1474 0,7494 18,07
Dựa vào các chỉ tiêu trên kết hợp với những thông tin KTV thu thập được,
KTV xác định: năm 2007 lợi nhuận gộp tăng 27,60% so với năm 2006 do doanh thu
thuần tăng 17,39% trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 14,45%; HTK được duy trì
ổn định, chỉ giảm 10,70% so với năm 2006 là do cuối năm 2006, BGĐ dự đoán giá
của sữa nguyên chất và sữa bột hai quý đầu năm 2007 tăng cao, đồng thời nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn vào đầu năm 2007 nên quyết định nhập với số

10.000.000 0,012
15.000.000 0,010
30.000.000 0,009
50.000.000 0,008
100.000.000 0,007
300.000.000 0,006
Từ 1.000.000.000 trở lên 0,005
Đối với các Công ty là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia mà Hãng cũng
được bổ nhiệm làm kiểm toán viên, mức độ trọng yếu thường được xác định trên cơ
sở doanh thu và mức độ cao hơn hai bậc so với doanh nghiệp không tham gia thị
trường chứng khoán ở ngang bậc. Tuy nhiên, mức độ trọng yếu này luôn phải nhỏ
hơn mức độ trọng yếu được xác định cho Công ty mẹ.
Khi đã xác định được mức độ trọng yếu PM, kiểm toán viên tính toán giá trị
trọng yếu chi tiết MP (Monetary Precision) dựa vào kết quả ước tính mức độ trọng
Đào Thị Nhung Lớp kiểm toán 46B
Chuyên đề thực tập chuyên ngành 25 Khoa kế toán
yếu: MP bằng 80% đến 90% PM. Giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng để xác định
sai số chấp nhận được đối với các giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm tra, phân tích
số dư mỗi khoản chi tiết.
Nhóm kiểm toán sẽ được thông báo về mức độ trọng yếu chung của toàn
BCTC để từ đó xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được đối với khoản mục
kiểm toán của mình.
Để xác định mức độ trọng yếu PM và giá trị trọng yếu chi tiết MP, Công ty
ACAGroup xây dựng cho mình một phần mềm tính toán riêng. Với mỗi cuộc kiểm
toán, KTV chỉ cần nhập giá trị doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tài sản lưu động
hoặc vốn chủ sở hữu của khách hàng, chương trình này sẽ đưa ra kết quả PM và MP
cho KTV.
Với Công ty ABC, vì chưa tham gia vào thì trường chứng khoán nên mức độ
trọng yếu được tính theo doanh thu và dựa vào bảng tỷ lệ mức độ trọng yếu có sẵn.
Trong năm 2007, Công ty có tổng doanh thu thuần là 661.910.200.000 VNĐ. Tỷ giá


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status