Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương - Pdf 83

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Để vận dụng được những kiến thức đã học tập trên giảng đường và nghiên cứu
về kinh tế, cách thức tổ chức, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Em đã
chuyển sang nghiên cứu thực tiễn trong kỳ thực tập tốt nghiệp. Hiện tại, em đang
thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương việc thực tập tốt nghiệp này
giúp cho em cũng như bất cứ một sinh viên kinh tế nào thấy rõ được tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh thực tế như thế nào, biết được cách thức tổ chức công ty
ra sao, và đây cũng là một bước đệm rất tốt cho việc thực hiện công việc sau khi tốt
nghiệp khoá học. Sau gần 4 tháng đến thực tập tại công ty em cũng đã thu được
một số kiến thức và cơ bản nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất của công ty.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tiêu thụ nên em đã lựa chọn đề
tài cho chuyên đề thực tập của mình là:
"Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Cổ phần Sứ Hải Dương".
Sau đây là bản chuyên đề thực tập của em về Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương .
Kết cấu bản chuyên đề thực tập này được chia làm các phần như sau:
Phần 1:Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Phần 2 :Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần sứ Hải
Dương Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm .
Do lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp nên em không thể tránh
được những thiếu sót và có lẽ bản báo cáo này của em cung không nằm ngoại lệ đó.
Em mong thầy cô thông cảm và góp ý cho em để bản chuyên đề lần sau hoàn chỉnh
hơn. Em xin chân thành cảm ơn Cô ThS. Hoàng Thị Thanh Hương - người đã tận
tình giúp đỡ chỉ bảo em trong việc viết báo cáo cũng như cách thức thực tập, cùng
các cô chú, anh chị trong công ty Cổ phần Sứ Hải Dương đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong khi em đến thực tập tại công ty.
1
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp
 Tên, địa chỉ doanh nghiệp
- Tên gọi đầy đủ : Công ty cổ phần Sứ Hải Dương

khoản thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định của nhà nước
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
 . Quá trình hình thành và phát triển
 Doanh nghiệp được thành lập ngày 02 tháng 09 năm 1960 là một trong 13 cơ
sở Công Nghiệp ra đời trong kế hoạch 3 năm 1958-1960 của miền Bắc XHCN
khi đất nước còn bị chia cắt lấy tên là Nhà máy Sứ Hải Dương.
 Ngày 9/10/1992 Bộ Công nghiệp có quyết định 921/CNn-TCLĐ chuyển đổi tổ
chức và hoạt động của Nhà máy Sứ Hải Dương thành công ty sứ Hải Dương
 Quyết định số 651/QĐ-TCKT ngày 07 tháng 4 năm 2004 của Bộ Công nghiệp
chuyển thành công ty cổ phần Sứ Hải Dương ,hoạt động dưới hình thức Công
ty Cổ phần sẽ mang lại sự năng động cao cho. Công ty xuất phát từ sự thay đổi
hình thức tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy Công ty sẽ
có nhiều thuận lợi hơn trong việc huy động vốn và tổ chức sản xuất để mở
rộng và phát triển hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu vốn điều lệ : Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 21.354.100.000 đồng
(Hai mươi mốt tỷ, ba trăm năm mươi tư triệu, một trăm ngàn đồng chẵn). Trong
đó :
Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước : 51,03 %;
3
Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty : 48,97 %.
Trị giá một cổ phần : 100.000 đồng.
Giá trị thực tế của Công ty Sứ Hải Dương tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003
để cổ phần hoá (Quyết định số 651/QĐ-TCKT ngày 07 tháng 4 năm 2004 của Bộ
Công nghiệp) là 71.418.113.061 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước
tại Công ty là 21.354.105.232 đồng.
Ưu đãi cho người lao động trong Công ty.
Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 899 lao động trong Công ty là 104.566 cổ phần với
giá trị được ưu đãi là 3.136.980.000 đồng.
Về chi phí cổ phần hoá, đào tạo lại lao động và giải quyết lao động dôi dư, Công ty
làm thủ tục, báo cáo Bộ Công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước

 Năm 1975 doanh thu 4.9 triệu
 Năm 1985 doanh thu 29.8 triệu
 Năm 1995 doanh thu 20.6 tỷ
 Năm 1997 doanh thu 29.1 tỷ so với năm trước đạt 141.26%
 Năm 1998 doanh thu 30.4 tỷ so với năm trước đạt 104,46%
 Năm 1999 doanh thu 30.8 tỷ so với năm trước đạt 101.31%
 Năm 2000 doanh thu 35.7 tỷ so với năm trước đạt 119.67%
 Năm 2001 doanh thu 43.2 tỷ so với năm trước đạt 120.93%
 Năm 2002 doanh thu 51,7 tỷ so với năm trước đạt 119,67%
 Năm 2003 doanh thu 58,6 tỷ so với năm trước đạt 113.21%
 Năm 2004 doanh thu 56.7 tỷ so với năm trước đạt 96.85%
 Năm 2005 doanh thu 64.9 tỷ so với năm trước đạt 114.34%
5
 26-7-1962 Bác Hồ thăm nhà máy
 11-4-19977 Đồng chí Lê Duẩn thăm nhà máy
 1979 Bác Tôn tặng lẵng Hoa
 17-1 –1992 Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm nhà máy
 Chủ tịch quốc hội Lê Quang Đạo thăm nhà máy
 22-11-1992 Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm nhà máy
 13-5 –1994 Chủ tịch nước Trần Đức Anh thăm nhà máy
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần về thăm và làm việc với nhà máy
Được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ các đồng chí lãnh đạo Đảng và
Nhà Nước đã đến thăm nhà máy tạo ra sự động viên khích lệ to lớn những phần
thưởng cá nhân cũng như tập thể hết sức quý báu đối với đội ngũ cán bộ của nhà
máy trong từng thời kì đã gặt hái được những phần thưởng cá nhân cũng như tập
thể hết sức quý báu.
2 .CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY
2.1.Đặc điểm về sản phẩm.
• Sản phẩm sản xuất chính của công ty hiện nay vẫn là sứ dân dụng và sứ cao
cấp sản phẩm được kiểm tra về khâu kĩ thuật chất lượng theo tiêu chuẩn cao.

7
Tuyển chọn gia công nguyên liệu
Tạo hình tráng men sản phẩm
Nung sản phẩm
Trang trí sản phẩm
 Trang trí sản phẩm : Sứ trắng từ khâu nung , trang trí theo nhu cầu của thị trường
và kế hoạch, xuất vào kho rồi xuất bán hàng

2.2.2. Các công đoạn phụ phục vụ sản xuất các công đoạn chính
 Sản xuất khuôn thạch cao: Đá thạch cao sau khi đã tuyển chọn kĩ lưỡng đem bào
lấy bột thạch cao rồi sau đó tạo khuôn cấy cho khâu thành hình :
 Sản xuất bao nung nguyên liệu : gia công phối liệu đến khâu tạo hình thành bao
nung
 Sản xuất khí gas : Than sau khi đưa qua lò phát sinh khí than dùng để cấy cho khâu
nung sứ trắng
 Sản xuất đề can : Từ nguyên liệu là giấy đề can đem in rồi cho vào khâu dán vào
sản phẩm
 Cơ khí sửa chữa và chế tạo chi tiết nhỏ phục vụ tất cả các khâu sản xuất công nghệ
2.3.Đặc điểm về nguyên nhiên liệu sản xuất
2.3.1. Nguyên liệu sản xuất
Công ty sử dụng những nguyên liệu sau để tạo thành một thành phẩm sứ

Bảng 1 : Các nguyên liệu sản xuất sứ của Công Ty Sứ Hải Dương
Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu khác
8
1 Cao lanh 1 Bi nghiền
2 Đất sét 2 Khuôn hình thạch cao
3 Thạch Anh
4 BaCO
3

PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH
PHÒNG KĨ
THUẬT
P.GĐ KĨ THUẬT
& SẢN XUẤT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
XÍ NGHIỆP I XÍ NGHIỆP II XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ
10
 Đại hội đồng : là hình thức trực tiếp để cổ đông tham gia quản lý Công ty,
bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất
của Công ty.
 Hội đồng quản trị : gồm có 05 thành viên, do Đại hội cổ đông bầu. Hội
đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông.
 Ban Kiểm soát : có 03 người do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm
soát là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành
của Giám đốc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp hành pháp luật,
Điều lệ của Công ty và các Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông
và Hội đồng quản trị.
 Giám đốc : là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về các quyền và nhiệm vụ
được giao.
 Phó Giám đốc kỹ thuật :
- Chỉ đạo tổ chức soạn thảo và phê duyệt các hướng dẫn công việc, quy trình kỹ
thuật, quy trình an toàn lao động, kế họach sửa chữa và bảo dưỡng máy móc
thiết bị
- Sắp xếp, quản lý nguồn lực cần thiết phục vụ cho công tác kỹ thuật để triển

phẩm hàng năm.
12
- Giao kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý và năm cho các đơn vị thực
hiện, kiểm điểm theo dõi công tác thực hiện kế hoạch của các đơn vị đảm bảo
cân đối số lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện
- Lập kế hoạch vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất quản lý kho thành
phẩm, điều hành xuất nhập sản phẩm theo kế hoạch sản xuất của công ty
 Phòng Thị Trường
- Xây dựng kế hoạch giá thành cho từng loại sản phẩm, tham mưu đề xuất giá
bán,chính sách về giá phù hợp tình hình tiêu thụ kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng cáo và chào hàng.
- Điều hành các hoạt động bán hàng của Công ty
- Đào tạo, giám sát và tác động tới lực lượng bán hàng, đại lý.
- Lựa chọn đại lý trong mạng lưới phân phối
- Quan hệ với khách hàng
 Phòng tổ chức hành chính
- Quản lý phân công sắp xếp cán bộ, công nhân theo yêu cầu sản xuất, theo trình
độ được đào tạo. Tuyển dụng lao động, phân cấp quản lý lao động
- Xây dựng kế hoạch tiền lương, lập kế hoạch quỹ lương, tiền thưởng hàng
tháng , hàng năm
- Xây dựng các mức lao động công nghệ dựa trên thực tế sản xuất và các quy
trình công nghệ, cơ điện của công ty, tiêu chuẩn cấp bậc công việc, chức danh
công việc
- Thực hiện chính sách, chế độ đối với người lao động theo chính sách, chế độ
của nhà nước quy định
- Quản lý hồ sơ lý lịch, xác định các yêu cầu trình độ chuyên môn cho các cán
bộ nhân viên trong công ty.
13
- Tiến hành và tổ chức việc đào tạo tay nghề, hàng năm tổ chức luyện và thi
nâng bậc cho công nhân theo quy chế của Công ty

động được bố trí hợp lý gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp .Trong đó lao
động trực tiếp chiếm khoảng 81%
-Phòng tổ chức sắp xếp lao động theo yêu cầu của công việc và phân bổ lao động .
Hàng năm công ty có tổ chức thực hiện công tác đào tạo lao động bao gồm : đào
tạo nghiệp vụ, bổ túc nâng có tay nghề, vì vậy chất lượng lao động của công ty
ngày một nâng cao đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập quốc tế.

15
Cơ cấu lao động công ty Sứ Hải Dương năm 2005
Tổng số 852 người, trong đó: 441 nữ và 411 nam
Theo trình độ:
 Cao đẳng, đại học, trên đại học: 58 người chiếm 6.8 %
 Trung cấp, sơ cấp: 9 người chiếm 1.05 %
 Bậc 6 22 người chiếm 2.58 %
 Bậc 5 201người chiếm 23.59%
 Bậc 4 174 người chiếm 17,25%
 Bậc 3 và Bậc 3 trở xuống 388 người chiếm 45.53 %
BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO CẤP BẬC NĂM 2005
( Nguồn phòng hành chính)
Theo độ tuổi :
 Dưới 30 tuổi 262 người chiếm 30.75%
6.80%
1.05%
2.58%
23.59%
17.25%
45.53%
ĐH-CĐ
TC
BẬC 6

Đứng trước những thuận lợi đó Công ty đã nhận thức được những khó khăn rủi
ro dự kiến ảnh hưởng đến doanh nghiệp đó là:
 Rủi ro kinh tế:
- Trong năm qua, mặc dù tình hình kinh tế xã hội trong cả nước có nhiều biến
chuyển phức tạp, giá cả của nhiều mặt hàng đều biến động tăng ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam năm 2004 vẫn tăng
trưởng ở mức cao khoảng 7.5%. Đây là những tín hiệu đáng mừng thể hiện
sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng.
- Trong năm 2005, nền kinh tế Việt Nam sẽ có rất nhiều biến động như quá
trình hội nhập vào WTO, tham gia mạnh vào quá trình toàn cầu hóa … tạo
cho nền kinh tế đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời
cũng tạo nhiều thách thức trong quá trình cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ
trong quá trình hội nhập thị trường trong và ngoài nước. Với mục tiêu tăng
trưởng kinh tế đạt 8% trong năm 2005, cho nên nền kinh sẽ vẫn tiếp tục tăng
trưởng tạo sức ép không nhỏ đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ nói
chung và Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương nói riêng.
 Rủi ro cạnh tranh:
- Khi chuyển sang Công ty Cổ phần khó khăn lớn nhất của Công ty là phải
cạnh tranh bình đẳng với các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực hoạt động kinh
doanh, do vậy sức ép cạnh tranh về việc làm rất lớn. Để sản phẩm có chỗ
đứng trên thị trường công ty phải cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ từ Trung
Quốc bằng cách khẳng định chất lượng vượt trội của mình và các ưu điểm
kinh tế khác.
18
 Rủi ro tỷ giá:
- Trong năm 2004, giá cả các mặt hàng tăng mạnh so với năm 2003. Chỉ số giá
tiêu dùng CPI năm 2004 tăng 9,5% so với năm 2003 và là chỉ số tăng cao
nhất trong nhiều năm gần đây.
- Giá cả nhiều loại nguyên liệu đầu vào trên thị trường quốc tế tăng mạnh
trong năm 2004, gây áp lực tăng giá cả với các mặt hàng trong nước. Giá cả

khá hiện đại như lò Tuy-nen nung sứ trắng, đây là những dự án có từ lâu
nhưng phải đến năm 2000 mới thực hiện được. Đó là việc lắp lò nung Tuy-nen
mới, mở ra khả năng tăng trưởng cho sản xuất các mặt hàng nhanh gấp 2 lần
so với trước đây về khả năng nung sứ trắng của công ty. Công ty còn lắp đặt
một con lăn mới của Italia, lò nung hoa theo phương thức hiện đại với công
suất 1.500.000 sản phẩm/tháng sẽ giúp cho khâu cuối cùng của toàn bộ dây
chuyền sản xuất giải phóng nhanh các mặt hàng sau khi trang trí. Đầu tư lắp
ráp tiếp các thiết bị mới cho khâu thành hình với công suất lớn hơn, đồng bộ
hơn, lắp đặt dây chuyền sản xuất giấy hoa, và đề can..
- Như vậy sau năm 2004 Công ty được đổi mới cơ bản về các thiết bị quan trọng
một cách tương đối đồng bộ và chất lượng sản phẩm hơn hẳn mấy chục năm
qua.
20

Trích đoạn Các hoạt động hỗ trợ bán hàng Đánh giá thực trạng công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chiến lược phát triển của công ty Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status