Tài liệu Kinh nghiệm lãnh đạo "Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện " - Pdf 85

Trí thức, lãnh đạo và cái dũng
của phản biện

Một “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực
hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước.
Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản
biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
Gần đây, kể cả thời gian trước hội nghị TW7, thuật ngữ trí thức được bàn đến rất
nhiều. Đây hẳn là xu hướng đương nhiên vì trí thức đã là một thành phần dấn thân
gánh vác nhiều trọng trách của xã hội. Trí thức có thể trong đảng hay ngoài Đảng.
Cũng như vậy, đảng viên có thể thuộc thành phần trí thức hoặc không.
Tuy vậy, theo người viết bài này, có một điểm giao rất dễ nhận thấy giữa trí thức
và Đảng là: đảng viên lãnh đạo nhà nước (phải) là trí thức (theo nghĩa được bàn ở
trên: trí thức là phản biện và chấp nhận phản biện).
Như vậy, trong mối quan hệ: trí thức phải đóng góp xây dựng đảng và đảng lãnh
đạo cũng chính là trí thức, phản biện giữ vai trò trung tâm - không có thì không
phát triển được.
Điều này thật rõ ràng vì trí thức thì phải phản biện, tuy vậy, làm sao gọi là phản
biện nếu chỉ có một bên tham gia phản biện?
Rõ ràng, Đảng lãnh đạo sẽ phản biện vì đảng lãnh đạo là trí thức. Nói cách khác
“Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của
đất nước, của Đảng và của cả hệ thống chính trị”
(Vietnamnet, “Đảng khuyến
khích trí thức tham gia phản biện”
). Trách nhiệm phản biện vì thế thuộc về trí thức
và Đảng lãnh đạo vì Đảng lãnh đạocũng là trí thức.
Tóm lại, bản thân trí thức là phải chấp nhận phản biện, phải “tìm đến” phản biện
để xác nhận chân giá trị của mình. Cho nên, có lẽ cũng không nhất thiết phải động
viên khuyến khích trí thức phản biện.
Rõ ràng, phản biện giúp nhìn rõ nhiều mặt của một vấn đề, không gian càng rộng,
phản biện càng nhiều mặt, không bó buộc thì trí càng phát triển, giống như viên

Tôi cho rằng, khả năng sử dụng người giỏi cũng thế hiện khả năng phản biện của
lãnh đạo, từ đó cho thấy một nét đặc trưng trí thức của lãnh đạo (tài dụng nhân
tài). Bởi vì, những người kém ắt sẽ không đủ khả năng phản biện với lãnh đạo.
Lãnh đạo sử dụng người giỏi thì lãnh đạo sẽ càng giỏi vì luôn được phản biện (chứ
không phải luôn được gật đầu). Như vậy có thể thấy mối liên hệ: lãnh đạo chấp
nhận phản biện sẽ sử dụng được người giỏi, từ đó lãnh đạo sẽ càng giỏi. Đó chính
là một đặc điểm của tri thức lãnh đạo vậy.
Hơn nữa, vì lãnh đạo có khả năng phản biện, nên lãnh đạo sẽ có khả năng giải
thích các quyết định (đã được hình thành qua phản biện) từ đó lại càng nâng cao
uy tín lãnh đạo. Cho nên phản biện lại chính là một kênh để lãnh đạo thật sự lãnh
đạo bằng trí tuệ.
Bàn về trí thức, như đã đề cập xuyên suốt, trí thức gắn liền với phản biện. Phản
biện bản thân nó vừa thể hiện ‘trí” vừa thể hiện cái dũng của trí thức. Nói rộng hơn
là, ba chữ ‘nhân’, ‘trí’, và ‘dũng’ nằm trong hai chữ ‘phản biện’ của trí thức. Chữ
nhân làm cho trí thức phải đau đáu với thời cuộc, “trí” giúp vận dụng tri thức, và
‘dũng’ giúp họ bật nên lời và biết lắng nghe!
Người viết bài này cho rằng trí thức cần nhất chữ ‘dũng’ trong điều kiện nuớc ta
hiện nay. Vì thứ nhất, rõ ràng rằng không có “dũng” thì ‘nhân’ và ‘trí’ không thể
hiện được, trí thức sẽ không được nhận ra, hay nói khác hơn không còn là trí thức
nữa. Thứ hai, trí thức phải có dũng khí để dám nhìn lại mình, phát triển bản thân,
và để nhận trách nhiệm phản biện với chính trí thức-lãnh đạo, đó cũng là trách
nhiệm đối với xã hội. Nói cách khác, trí thức cần dũng khí để nhận gánh trách
nhiệm xã hội khi lãnh đạo đã chấp nhận phản biện.
Vì vậy, phản biện cần dũng khí hơn bao giờ hết: để cất tiếng cũng như để lắng
nghe! Trí thức, lãnh đạo Việt Nam đều cần dũng khí để đưa con tàu Việt Nam qua
mọi cơn sóng lớn của thời đại.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status