Tài liệu Luận văn "Tác động của gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản VIệt Nam sang Mỹ" - Pdf 85

Luận văn "Tác động của gia nhập
WTO đối với thương mại hàng
thủy sản VIệt Nam sang Mỹ"

MỤC LỤC
Hoàng Thị Tỵ - K43 F1 – ĐH Thương Mại
TÓM LƯỢC
Nghiên cứu về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
là vấn không mới, song đề tài ”Tác động của gia nhập WTO đối với thương
mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ” với tiếp cận của học
phần kinh tế thương mại cũng đã đạt được những thành công bước đầu. Tác
giả đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản xuất
khẩu: khái niệm mặt hàng thủy sản; quan niệm về thương mại hàng thủy sản
và các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới thương mại hàng thủy sản;
vai trò của thương mại hàng thủy sản đối với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân. Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các
quốc gia trên thế giới đặc biệt là sang thị trường Mỹ từ khi Việt Nam gia nhập
tổ chức kinh tế thế giới WTO, đề tài tập trung vào đánh giá những tác động
tích cực và tiêu cực của gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản của
Việt Nam sang thị trường Mỹ. Qua đó đề xuất ra những phương hướng và giải
2
pháp cho ngành thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như cho
chính phủ nhằm phát triển thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị
trường Mỹ trong thời gian tới.
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng & Biểu Trang
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2000-2006 16
Bảng 2. Doanh thu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 2001 - 2006 16
Bảng 3. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 2000 - 2004 17
Bảng 4. Danh sách các công ty có kim ngạch xuất khẩu thủy sản

2.2.1. Đặc điểm nhu cầu thủy sản của thị trường Mỹ ................................10
2.2.2. Các thể chế của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu ..............................11
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam .....................13
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO
VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ ....................................................................................15
3.1. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................15
3.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu ...........................................................15
3.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................15
3.2. Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam
sang thị trường Mỹ .....................................................................................15
3.2.1.Thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường
Mỹ trước khi gia nhập WTO (2000 – 2006 ) .............................................15
5
3.2.2. Đánh giá tác động của gia nhập WTO với thương mại hàng thủy
sản Việt Nam sang thị trường Mỹ ..............................................................19
CHƯƠNG IV:CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ THỜI GIAN TỚI ..............................................................26
4.1. Các kết luận và phát hiện qua đánh giá tác động của việc gia nhập
WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ .........26
4.2. Các dự báo triển vọng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang
thị trường Mỹ thời gian tới ........................................................................27
4.2.1. Những dự báo................................................................................... 27
4.2.2. Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản giai đoạn
2010 – 2012 ................................................................................................28
4.2.3. Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản đến năm 2020 ....29
4.2.4.Nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển thương mại hàng thủy sản Việt
Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới ..............................................31

Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã có nhiều tác động đến thương
mại nói chung, thương mại ngành thủy sản nói riêng, những tác động tích cực
có thể kể đến như: thương mại hàng thủy sản có sự gia tăng về quy mô, sản
lượng; chất lượng thủy sản xuất sang các thị trường, trong đó có thị trường
Mỹ ngày được cải thiện; số lượng đối tác ngày càng nhiều, đem lại cho Việt
Nam nhiều sự lựa chọn; lợi nhuận thu được từ thương mại hàng thủy sản của
các doanh nghiệp tăng lên rõ rệt... Bên cạnh những thắng lợi thu được thì quá
trình gia nhập WTO cũng đem lại cho thương mại hàng thủy sản Việt Nam
nhiều khó khăn như: có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, có nhiều quy định hơn
7
về chất lượng mặt hàng,… đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cũng như
ngành thủy sản, chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn trong quá trình khẳng định
chỗ đứng và phát triển thương mại ngành thủy sản trên thị trường thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về
thương mại hàng thủy sản có ý nghĩa thiết thực và rất quan trọng cho sự phát
triển của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cho sự phát triển của nền kinh
tế nước nhà. Từ đó tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO đối
với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ ” làm đề tài
nghiên cứu.
1.2. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu có những câu hỏi đặt ra như sau:
- Thực trạng của việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Mỹ những năm gần đây như thế nào?
- Việc gia nhập WTO đã làm cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Mỹ có biến đổi như thế nào?
- Đâu là những tác động tiêu cực và những tồn tại?
- Cần có những giải pháp, phương hướng gì để giúp ngành thủy sản
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ được tốt hơn, tận dụng tốt hơn cơ hội
khi tham gia vào WTO?


vấn đề, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài thì đề tài được
chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động cuả gia nhập WTO đối
với thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về tác động của gia nhập
WTO với thương mại hang thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng tác
động gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường
Mỹ.
Chương 4: Các kết luận và giải pháp phát triển thương mại hàng thủy
sản Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian tới.
9
CHƯƠNG II.
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TÁC ĐỘNG
CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1. Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản
2.1.1. Mặt hàng thủy sản:
Mặt hàng thủy sản bao gồm các loại như: cá, tôm, cua, mực, sò huyết…
chúng sống ở ao, hồ, biển, …và được dùng như một loại thực phẩm giàu chất
dinh dưỡng. Mặt hàng thủy sản có những đặc điểm chung sau đây:
- Rất đa dạng về chủng loại: tôm, cá, mực…và có thể chế biến được
nhiều loại thực phẩm có giá trị.
- Có giá trị kinh tế cao
- Có giá trị dinh dưỡng cao
- Sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Là mặt hàng khó bảo quản tươi sống, mau hỏng.
- …
Ở mỗi nước, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn
lợi thủy sản và những điều kiện cho phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu

- Thương mại ngành thủy sản không chỉ phải tuân thủ những quy định
trong nước mà còn phải tuân thủ các quy định khác nhau từ các quốc gia khác
nhau. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, để gia tăng quy mô, kim ngạch xuất
khẩu thì từ việc sản xuất đến chế biến thủy sản phải đảm bảo chất lượng.
- Xuất khẩu thủy sản không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm có trong
nước, những lợi thế về điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc nhiều vào nhu
cầu về thủy sản của nước ngoài.
- Thương mại hàng thủy sản thế giới thời gian qua có tốc độ tăng
trưởng cao do nhu cầu và đòi hỏi ngày càng lớn từ các nước phát triển như
EU, Mỹ, Nhật.
- Ngoài rào cản về thuế quan thì thương mại hàng thủy sản còn chịu
ảnh hưởng nhiều của các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng thủy sản.
a. Các nhân tố bên trong:
Thương mại hàng thủy sản chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Thời tiết: vì thủy sản là mặt hàng có đặc điểm là khó bảo quản sau khi
đánh bắt. Do đó, thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống của các mặt hàng
giảm đi nhanh chóng làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm tươi gặp nhiều khó
khăn.
- Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là diện tích sông hồ, ao, đầm phá…, biển
11
- Các quy định về nuôi trồng và đánh bắt và chế biến thủy sản như các
quy định về vệ sinh an toàn vệ sinh…
- Khoa học công nghệ kỹ thuật trong nước được đưa vào hoạt động,
ứng dụng đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản
từ đó giúp cho chất lượng và số lượng thủy sản tăng, giúp cho thương mại
hàng thủy sản có nhiều thuận lợi hơn.
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: điều kiện hạ tầng giao thông vận tải
có ảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản. Giao thông thuận tiện sẽ

Nam muốn xuất khẩu được vào các quốc gia đó thì phải đảm bảo được các
quy định của các quốc gia đó.
- Tình hình kinh tế chính trị trong nước của các nước: nền kinh tế gặp
khủng hoảng, lạm phát hay là đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, khủng
bố… thì xuất khẩu thủy sản cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
- Quan hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên
thế giới: nếu quan hệ chính trị giữa các nước tốt thì hoạt động xuất khẩu nói
chung và xuất khâut thủy sản nói riêng sẽ được diễn ra thuận lợi hơn.
2.1.4. Vai trò của thương mại hàng thủy sản với sự phát triển kinh
tế xã hội Việt Nam
Phát triển thương mại ngành thủy sản không chỉ đem lại nguồn lợi
nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, cho ngành thủy sản mà
nó còn có đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
- Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt
Nam
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40%
sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm
thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát
triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu
thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng
dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ
đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời
gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực
phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
- Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực
phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ
ngành kinh tế quốc dân, ngành thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương
thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin
cho thức ăn. Có thể nói ngành thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc

nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định
hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây
dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven
biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm
hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được
nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho
hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước. Một phần
lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi
14
trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị
trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông
sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi
cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp
bách
- Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông
thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng
đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn
là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng
các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống
nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao
như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng
sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo
Ngành thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ
quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải
đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phê
duyệt Chương trình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa

dân Mỹ tiêu thụ là rất lớn và rất nhiều chủng loại khác nhau. Tuy ngành thủy
sản trong nước của Mỹ vẫn phát triển rất mạnh mẽ nhưng vẫn chưa đủ để
đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước, do đó hàng năm Mỹ phải
nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia khác với số lượng lớn để thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng trong nước. Nghiên cứu sức mua hàng năm được tiến hành với
1.170 người tiêu dùng ở Mỹ cho thấy, 28% người tiêu dùng thường xuyên
mua thủy sản và 52% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua thủy sản để cải
thiện thói quen ăn uống của mình. Ngoài ra, ở độ tuổi khác nhau, người tiêu
dùng cũng có cái nhìn khác nhau về lợi ích của thủy sản. 40% người tiêu
dùng ở độ tuổi 65 và trên 65 thích ăn thủy sản, trong khi đó chỉ có 16%
người tiêu dùng ở độ tuổi 18 đến 24 thích ăn thủy sản.
+ Yêu cầu về chủng loại thủy sản: Nhu cầu thủy sản của người dân Mỹ
là rất lớn, và họ đòi hỏi sự đa dạng của các chủng loại thủy sản, một số loại
thủy sản điển hình được người dân Mỹ ưa chuộng và tiêu dùng nhiều nhất là
tôm, cá phile, cá ngừ, cá basa, cá bơn lưỡi ngựa…trong đó tôm vẫn được tiêu
dùng nhiều nhất.
+ Yêu cầu về chất lượng thủy sản: Thị trường Mỹ cũng là một thị
trường khá khắt khe và khó tính trong nhập khẩu thủy sản. Một sản phẩm
thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, độ an toàn thực phẩm và
hàm lượng chất dinh dưỡng thì mới có đủ khả năng xuất hiện và cạnh tranh
16
trên thị trường Mỹ. Nếu không có đủ tất cả các yêu cầu về chất lượng, chủng
loại thì sản phẩm đó sẽ bị các sản phẩm của các hãng khác cạnh tranh loại bỏ,
hoặc bị chính người tiêu dùng Mỹ tẩy chay, khả năng tồn tại và phát triển của
sản phẩm đó là rất khó khăn. Đó là về phía những người tiêu dùng còn về
phía Chính phủ Mỹ cũng có rất nhiều những qui định đặt ra cho các sản phẩm
thuỷ sản nhập khẩu. Khi đưa sản phẩm thuỷ sản vào thị trường Mỹ, chúng ta
phải quan tâm và hiểu được hệ thống pháp luật của Mỹ. Hệ thống luật của Mỹ
khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam. Vì vậy nếu không nghiên cứu tìm hiểu rõ thì các doanh nghiệp sẽ phải


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status