Tài liệu Tiểu luận "Một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trong một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" doc - Pdf 86

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài “Một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ
phần hoá trong một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay”
SV: Hoµng ThÞ Trang
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Cơ sở lý luận về việc Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp
Nhà nước ở nước ta.........................................................................................3
1. Tính tất yếu phải cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ở
nước ta...............................................................................................................3
1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp Nhà
nước ..................................................................................................................3
1.2. Yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước ......................................3
1.3. Cổ phần hoá - giải pháp cải cách doanh nghiệp Nhà nước tối ưu....5
2. Đối tượng của cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta..........8
3. Mục tiêu cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ...........10
4. Tiền đề để cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .............................12
II. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam ..15
1. Quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta...............15
2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá............18
3. Những mặt hạn chế của cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước và
nguyên nhân của chúng...................................................................................20
3.1. Những mặt hạn chế của cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .....20
3.2. Những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong quá trình cổ
phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước..................................................................23
4. Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay - mục
tiêu và triển vọng.............................................................................................26
III. Một số biện pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước ...............................................................................28

Mặc dù hoạt động của các Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá đã
chứng tỏ tác dụng to lớn của nó song thực tế số Doanh nghiệp nhà nước được
cổ phần hoá ít hơn nhiều so với yêu cầu đặt ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, tìm được những hạn chế của nó, để đưa
ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà
nước là việc làm cần thiết. Đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài “Một số
biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trong một bộ phận
Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu môn học Kinh tế chính trị với mong muốn sẽ hiểu hơn về tiến trình cổ
phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Từ đó thấy được trách nhiệm và
nghĩa vụ của bản thân cần phải làm gì để góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần
hoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
SV: Hoµng ThÞ Trang
Là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, với vốn kiến thức còn hạn
chế, chắc chắn bài viết của em còn nhiều sai sót. Vì thế em rất mong được sự
chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn An Ninh để đề án của em
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CỔ PHÂN HOÁ MỘT BỘ PHẬN
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA.
1. Tính tất yếu phải cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở
nước ta.
1.1. Doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước.
Dưới góc độ chủ sở hữu, doanh nghiệp được gọi là Doanh nghiệp nhà nước
khi Nhà nước là chủ sở hữu. Theo mô hình chủ nghĩa xã hội truyền thống, sở
hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân) được thiết lập ngoài ý nghĩa chính trị là xoá
bỏ bóc lột, về mặt kinh tế nó được dựa trên dự báo có hiệu quả cao hơn so với
sở hữu tư nhân. Trên nền tảng sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, Nhà nước
tổ chức nền kinh tế có kế hoạch, hiệu quả hơn nền kinh tế thị trường hỗn loạn,
mất cân đối.

dụng, tính chi phí không đầy đủ… và cuối cùng, không ai biết Doanh nghiệp
nhà nước nuôi xã hội hay xã hội phải nuôi Doanh nghiệp nhà nước. Không
nên quên rằng Doanh nghiệp nhà nước là phương tiện chứ không phải mục
đích. Không thể lấy tiền của dân chúng để nuôi một vài doanh nghiệp thua lỗ
triền miên, nhưng đã được các cơ quan chủ quản hà hơi tiếp sức hết đợt này
đến đợt khác, với lý do cố vực dậy, lý do bảo vệ người lao động. Nhưng tiền
bao cấp cho doanh nghiệp chính là thuế mà dân chúng đóng góp, trong đó có
không ít người còn sống trong cảnh đói nghèo. Nhà nước phải là của toàn dân
chứ không phải của riêng các Doanh nghiệp nhà nước, và Nhà nước cần hành
động vì lợi ích của toàn dân chứ không phải chỉ riêng lợi ích của những người
trong Doanh nghiệp nhà nước.
- Cạnh tranh với khu vực tư nhân. Yêu cầu đổi mới còn xuất phát từ việc
cạnh tranh với khu vực tư nhân đang hồi sinh nhanh chóng. Mặt khác, trong
quá trình hội nhập, Doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ cạnh tranh với các
doanh nghiệp tư nhân trong nước mà với cả các doanh nghiệp tư nhân rất
mạnh của nước ngoài. Cạnh tranh trong nước và quốc tế không chấp nhận
việc Nhà nước giữ độc quyền cho các doanh nghiệp của mình. Cạnh tranh
bình đẳng đòi hỏi không chỉ xoá bỏ độc quyền mà cả bao cấp.
Tóm lại, áp lực phát triển kinh tế thị trường đặt dấu chấm hỏi lớn đối với các
tương lai của các Doanh nghiệp nhà nước nếu chúng không đổi mới.
1.3. Cổ phần hoá - giải pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước tối ưu
1.3.1. Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là gì?
1.3.1.1. Khái niệm về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.
Phải nói rằng nhân dân ta không còn xa lạ gì với khái niệm cổ phần. Cụm từ
“cổ phần” đã rất quen thuộc từ trên 40 năm nay, kể từ khi Đảng ta vận động
SV: Hoµng ThÞ Trang
nhân dân lập hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, lập cửa hàng, xí
nghiệp, công ty hợp danh.
Vậy Cổ phần hoá là gì? “Cổ phần hoá là quá trình chuyển Doanh nghiệp nhà
nước từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước thành lập doanh nghiệp có

đó tạo ra một cơ cấu động lực có chủ thể rõ ràng và hợp lực mới mạnh mẽ
hơn; đồng thời chuyển doanh nghiệp sang vận hành theo cơ chế quản lý mới,
tự chủ, năng động hơn, nhưng có sự giám sát rộng rãi và chặt chẽ hơn.
Cho nên, thực chất cổ phần hoá nói chung là giải pháp tài chính và tổ chức,
dực trên chế độ cổ phần nhằm đổi mới cơ chế và cơ cấu phân chia quyền lợi
và trách nhiệm gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cổ phần hoá theo phương thức hiện hành là giải pháp nhằm làm thay đổi cơ
cấu sở hữu, dẫn tới thay đổi cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền lợi và trách
nhiệm từ chỗ chỉ có Nhà nước nắm quyền và chịu trách nhiệm chuyển sang
SV: Hoµng ThÞ Trang
chia sẻ kết quả kinh doanh, cả quyền lợi và trách nhiệm, lợi nhuận và rủi ro
cho những người tham gia góp vốn, do đó tạo ra động lực, trách nhiệm và
hiệu quả doanh nghiệp.
Trên cơ sở mục đích của cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là nhằm chuyển
doanh nghiệp từ một chủ sở hữu sang doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, cổ
phần hoá ở nước ta bao gồm nhiều hình thức khác nhau:
- Giữ nguyến giá trị doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm
vốn.
- Bán một phần giá trị doanh nghiệp cho các cổ đông.
- Cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của công ty.
- Chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
Như vậy, thực chất cổ phần hoá là làm giảm bớt vai trò trực tiếp làm chủ sở
hữu các doanh nghiệp, giảm bớt đầu tư của Nhà nước, tăng thêm nguồn vốn
từ dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để tạo thêm sức
mạnh kinh tế cho doanh nghiệp.
1.3.2. Cổ phần hoá là giải pháp cải cách doanh nghiệp tối ưu ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Từ yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới các Doanh nghiệp nhà nước, vấn đề cải cách
Doanh nghiệp nhà nước từ lâu là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Đã
có nhiều giải pháp cải cách được thực hiện. Trong thời gian từ 1960 đến 1990,

trường được Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) khởi xướng đã tạo ra những điều
kiện để cải cách triệt để hơn đối với Doanh nghiệp nhà nước, thông qua việc
cổ phần hoá chúng. Sở dĩ cổ phần hoá được coi là giải pháp triệt để vì nó giải
quyết được căn nguyên của những yếu kém trong tổ chức quản lý và hoạt
động của Doanh nghiệp nhà nước – đó là vấn đề sở hữu. Những giải pháp cải
cách Doanh nghiệp nhà nước khác chỉ động chạm đến cơ chế quản lý theo
hướng tăng cường quyền tự chủ của của Doanh nghiệp nhà nước trong một
hoặc một số lĩnh vực cụ thể. Cổ phần hoá doanh nghiệp chấp nhận sự dung
hoà của nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong bản thân các thực thể kinh
tế vĩ mô mà trước hết là trong các doanh nghiệp. Cổ phần hoá Doanh nghiệp
nhà nước là giải pháp làm thay đổi kết cấu sở hữu của chúng, điều mà trước
đổi mới ít ai dám nghĩ đến chứ chưa nói là triển khai nó.
2. Đối tượng của cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là biện pháp cải cách Doanh nghiệp nhà
nước tối ưu của nước ta. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều
có thể đổi mới bằng phương thức này. Có những doanh nghiệp mà Nhà nước
cần duy trì 100% vốn Nhà nước. Đó là khu vực kinh tế quốc doanh đóng vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế trên các lĩnh vực sau:
- Các doanh nghiệp hoạt động nhằm phục vụ cho công tác an ninh và
quốc phòng : sản xuất vũ khí, đạn dược, sản xuất thuốc nổ, sản xuất phương
tiện phát sóng, truyền tin…
- Các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt của nền kinh tế quốc dân, bao
gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực : năng lượng, dầu khí,
khai thác vàng và đá quý, xây dựng sân bay, bến cảng, đường sắt…
- Các doanh nghiệp thuộc hạ tầng cơ sở như : giao thông, bưu chính, viễn
thông, điện, thuỷ nông…
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thường bị thua lỗ, lãi ít hoặc
gặp rất nhiều khó khăn.
Theo nguyên tác hạch toán thương mại thì các thành phần kinh tế tập thể, tư
nhân không đầu tư vào các lĩnh vực như : vận tải đường sắt, vận tải hàng hoá

động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho tài sản Nhà nước
ngày càng tăng lên chứ không phải tư nhân hoá”
Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính Phủ về việc chuyển
một số Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đã nêu rõ: chuyển
Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu:
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ tạo thêm
việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu
Doanh nghiệp nhà nước.
- Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và
những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý
tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cường phát
triển đất nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng
kinh tế của đất nước.
Qua những văn bản cơ bản đó có thể khẳng định các mục tiêu của cổ phần
hoá đã được xác định một cách rõ ràng và nhất quán. Song phải chăng huy
động vốn để phát triển doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu, nâng cao vai trò
làm chủ thực sự, tạo động lực thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu
hàng thứ, hay hai mục tiêu ở vị trí ngang nhau.
Huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những điều
kiện quan trọng hàng đầu để thúc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá- hiện
SV: Hoµng ThÞ Trang
đại hoá đất nước, đó cũng là điều kiện tối quan trọng để nâng cao khả năng
cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay vốn
kinh doanh là một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp. Để huy
động vốn, doanh nghiệp phải đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó khả năng
kinh doanh có hiệu quả được coi là diều kiện tiên quyết. Đặt việc huy động
vốn cho phát triển doanh nghiệp như một mục tiêu hàng đầu sẽ gây cảm nhận
việc cổ phần hoá xuất phát từ yêu cầu giải quyết khó khăn của Nhà nước
trong việc đảm bảo vốn doanh nghiệp. Điều đó đến lượt mình, có thể gây trở

4. Tiền đề để cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.
- Điều kiện và môi trường pháp lý về cơ bản đã được xác lập đặt tất cả
các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện “thương
mại hoá” các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền
SV: Hoµng ThÞ Trang


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status