Tài liệu Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2010 - Pdf 86

Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010
MÔN: NGỮ VĂN

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô – lô – khốp:
+ Cuộc đời:
- Mi-khai-in A-lếch-xan-dro-vích Sô-lô-khốp (1905 – 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã vinh
dự nhận Giải thưởng Nobel về văn học năm 1965. Ông là một nhà văn tiểu thuyết cổ đại, là một
trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.
- Sô-lô-khốp sinh tại thị trấn vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên thảo nguyên sông
Đông. Ông tham gia Cách mạng từ sớm. Cuối năm 1922, ông đến Mat-xcơ-va làm nhiều nghề và
thực hiện giấc mộng viết văn.
- Năm 1932 ông ra nhập Đảng Cộng sản Liên Xô.
- Năm 1939 ông được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học liên xô.
- Thời kì chiến tranh vệ quốc (1941 – 1945) ông khoác áo lính, làm phóng viên chiến
trường, xông pha trên nhiều mặt trận, nhiều bài kí sự, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng được ra
đời.
+ Sự nghiệp văn học:
- Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh xuất bản năm 1926.
- Năm 1925, ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm đến năm 1940 thì hoàn thành, được tặng
thưởng Nobel văn học năm 1965.
- Đất vỡ hoang (1932 - 1959).
- Truyện ngắn Số phận con người (1957) của Sô-lô-khốp đánh dấu một mốc quan trọng mở
ra chân trời mới cho văn học Nga. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một
cách toàn diện, chân thực, sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, khí phách
anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.
- Sô-lô-khốp coi sứ mệnh cao cả nhất của nghệ thuật là “ca ngợi nhân dân – người lao động,
nhân dân – người xây dựng, nhân dân anh hùng” của mình.


thương thì thế hệ trẻ phải cố gắng phát huy những giá trị sẵn có.
“Có gì đẹp nhất trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”.

II. Phần riêng – Phần tự chọn
Câu 3a.
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn
Thi.
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài:
Hi sinh trong cuộc tấn công Mậu Thân (1968) với tư cách là nhà văn – chiến sĩ. Nguyễn Thi
đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Qua những tác phẩm này, Nguyễn Thi đã khắc họa được
những gương mặt đẹp đẽ của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đó là
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2
Hướng dẫn giải đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010
những con người gan góc, kiên cường dường như sinh ra là để cầm súng đánh giặc. Trong những
con người ấy, có gương mặt đáng yêu của lớp thanh niên trẻ phơi phới lên đường đánh giặc như
đi trẩy hội mùa xuân, mà Việt (trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn
Thi) là một hình ảnh tiêu biểu để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm nhất.
Thân bài
I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
Nguyễn Thi (1928 – 1968), quê ở Hải Hậu, Nam Định. Ông là nhà văn trưởng thành trong
kháng chiến chống Mỹ. Ông đặc biệt thành công ở những tác phẩm viết về đất và người Nam
Bộ. “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông viết về đất
và người Nam Bộ.
“Những đứa con trong gia đình” viết về những con người sinh ra trong một gia đình có
truyền thống anh hùng. Truyền thống đó được kết tinh trong hình tượng nhân vật Chiến và Việt.
II. Phân tích nhân vật Việt
Việt là một thanh niên anh hùng của miền Nam “kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ,…
miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”.

Kết luận
Bằng nghệ thuật khắc họa nhân vật đặc sắc, với nghệ thuật mô tả tâm lí tinh tế, vốn ngôn
ngữ nông dân Nam Bộ giàu có cùng với những chi tiết nghệ thuật chọn lọc, tiêu biểu, độc đáo,
Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật Việt: vừa có tính riêng sinh động,
vừa có những nét chung điển hình, tiêu biểu. Việt vừa xứng đáng là đứa con rất mực thủy chung
với truyền thống cách mạng của gia đình, vừa rất tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong những
năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ ác liệt mà rất đỗi vui tươi hào hùng.

Câu 3b. Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
“Dữ dội và dịu êm

Bồi hồi trong ngực trẻ”
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩn và vị trí đoạn trích:
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ
trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- “Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh luôn luôn trăn trở, khao khát được
yêu thương gắn bó. Bài thơi in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968).
- Đoạn thơ trích nằm ở phần đầu của bài thơ, thể hiện tình yêu thủy chung của một tâm hồn
khát khao yêu mãnh liệt.
2. Hình tượng sóng:
- Ca dao có thuyền - biển, là cặp hình ảnh thể hiện cho tình yêu đôi lứa. Xuân Diệu có bài
thơ nổi tiếng, trong đó Sóng là hình ảnh người con trai đa tình “Anh xin làm sóng biếc – hôn mãi
cát vàng em – hôn thật khẽ thật êm – hôn êm đềm mãi mãi”.
- Trong bài thơ tình của Xuân Quỳnh, Sóng là hình ảnh thiếu nữ đang yêu, với một tình yêu
nồng nàn và say đắm.
3. Khổ 1:
“Sóng dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 4

- Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng bể, nhịp của lòng
thi sĩ.
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích
hợp cho việc diễn tả cảm xúc mãnh liệt.
6. Kết luận chung:
- Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm và sinh động những trạng thái cảm
xúc, những khao khát mãnh liệt của một người phụ nữ đang yêu.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status