Tài liệu Bệnh động mạch vành ở người cao tuổi doc - Pdf 86

Bệnh động mạch vành ở người cao tuổi

Động mạch vành trong quá trình bị xơ vữa.
Tuổi cao cùng với những thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội đã ảnh
hưởng nhiều tới tập quán sinh hoạt của người Việt Nam và đó có thể là một
nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ gia tăng bệnh động mạch vành (ĐMV) ở
nước ta. Hiện nay có khoảng 9% bệnh nhân nội trú tại Viện Tim mạch Việt
Nam, Bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh ĐMV, đa số họ là người cao tuổi.
Nuôi sống quả tim
Quả tim bao gồm hai phần có chức năng khác nhau: Tim phải nhận máu
tĩnh mạch (máu đen) đến từ các bộ phận của cơ thể và bơm chúng lên phổi. Tại
đây, máu tĩnh mạch được làm giàu ôxy và trở thành “máu đỏ”. Tim trái nhận máu
từ các tĩnh mạch phổi (máu đỏ) và bơm chúng lên động mạch chủ (ĐMC) để đưa
đến các cơ quan qua hệ động mạch ngoại biên.
Mỗi phần có buồng nhận máu, được gọi là tâm nhĩ và buồng bơm máu,
được gọi là tâm thất. Các tâm thất có thành cơ dầy (cơ tim), co bóp đều đặn (tần số
khoảng 60 - 70 lần/phút khi nghỉ ngơi) để bơm máu đến các bộ phận khác nhau
của cơ thể, làm cho dòng máu chảy trong các động mạch theo nhịp đập của tim.
Các tâm nhĩ được ngăn cách với các tâm thất bởi các van tim (van ba lá ở
bên phải và van hai lá ở bên trái). Các van tim này chỉ cho dòng máu chảy theo
một chiều: khi tâm thất bóp để tống máu vào trong động mạch thì các van này
đóng lại để ngăn cản dòng máu phụt ngược lên tâm nhĩ. Có các van tim tại các cửa
ra của các tâm thất (van động mạch phổi tại cửa ra của tâm thất phải và van ĐMC
tại cửa ra của tâm thất trái). Các van này ngăn cản dòng máu chảy ngược về tâm
thất trong thời kỳ tâm trương.
Để cơ tim hoạt động được, cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, cơ tim
cần được cung cấp đủ máu giàu ôxy. Máu được cung cấp cho cơ tim qua hệ thống
ĐMV. Các nhánh ĐMV xuất phát từ gốc ĐMC. Hệ ĐMV gồm có ĐMV trái và
ĐMV phải. Các động mạch này chia ra các nhánh nhỏ hơn tới nuôi từng vùng cơ
tim.
Tính mạng gặp nguy hiểm nếu ĐMV bị tắc

bị vỡ ra có thể gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành cục huyết khối gây tắc mạch.
Lúc này động mạch bị tắc hoàn toàn và gây ra nhồi máu cơ tim. Trong cả hai
trường hợp này, các tế bào cơ tim bị thiếu ôxy đột ngột, bị cạn kiệt nguồn dự trữ
năng lượng và bị chết giống như các cây bị khô kiệt nước. Hậu quả của nhồi máu
cơ tim phụ thuộc vào độ rộng của vùng nhồi máu. Vùng cơ tim bị chết càng rộng
thì chức năng tim càng giảm nặng. Đây là một trong các nguyên nhân thường gặp
nhất của suy tim.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status