Tài liệu Thói quen xấu gây cận thị - Pdf 87

Thói quen xấu gây cận thị Cận thị học đường gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu do điều kiện học tập và
dinh dưỡng chưa phù hợp

Lần khảo sát gần đây nhất trong năm 2008 do Viện Khoa học giáo dục VN tiến
hành tại một số trường phổ thông cho thấy: tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ rất cao,
trong đó chủ yếu là cận thị với khoảng 26,14% trong tổng số học sinh phổ thông;
học sinh tiểu học (lớp 4, 5) bị tật khúc xạ là 18,67%; ở cấp THCS, tỷ lệ này tăng
lên 23,47%; ở cấp THPT đã lên đến 32,7%. Nhưng tại nông thôn, tỷ lệ học sinh
mắc tật khúc xạ 14,4% - thấp hơn so với tỷ lệ này ở thành phố là 23%.

Những nguyên nhân

Ông Nguyễn Đức Minh, Viện Khoa học giáo dục, cho biết: qua thực tế khảo sát tại
các trường cho thấy, nhiều yếu tố trong môi trường sư phạm đã tác động không tốt
đến thị giác của học sinh. Ông dẫn chứng: nhiều lớp học, bảng không đủ điều kiện
chống lóa, khoảng cách từ bàn đến bảng xa, trong khi, nhiều thầy cô viết chữ nhỏ,
xấu như "thả giun" lên bảng. Nhiều trường xây mới, đẹp nhưng thiết kế chưa hợp
lý: cửa sổ nhỏ không tận dụng được ánh sáng tự nhiên - đây là nguồn ánh sáng rất
tốt cho mắt. Ngoài ra "sáng kiến" mới đóng những bộ bàn ghế mà mặt bàn phẳng
ngang rất ảnh hưởng đến mắt của học sinh. Bàn phù hợp với tầm nhìn là mặt bàn
cần có độ nghiêng 10-15 độ.

Bác sĩ Cương, Bệnh viện mắt T.Ư nêu rõ: những yếu tố gây cận thị thường do di
truyền và đời sống hoạt động giáo dục... chủ yếu là những công việc gần mắt. Có
thể giảm bớt ảnh hưởng của những yếu tố có thể gây tăng độ như những ngày nghỉ
nên cho trẻ sinh hoạt ngoài trời, đi picnic; thể dục thể thao nhẹ cho mắt được nghỉ
ngơi thư giãn; tránh cúi sát khi đọc sách, đọc phải đủ ánh sáng, bàn nghế ngồi
thoải mái; sau 1 giờ học, nên nghỉ 5-10 phút, nhắm mắt lại hay nhìn ra xa qua cửa

Thông điệp của sắc màu
Những màu sắc tự nhiên trong thực phẩm như trái cây và rau quả là nguồn
cung cấp dồi dào các loại vitamin chống ô-xy hóa, khoáng chất và hóa thực vật.
Đây là những chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cải thiện khả
năng chống chọi với bệnh tật.

Cụ thể, các thực phẩm có màu đỏ sậm, hồng và cam rất cần thiết cho hệ miễn dịch
của cơ thể, trong khi những trái cây màu đỏ, vàng, cam có nhiều caratenoid,
vitamin A, còn rau cải xanh, dầu thực vật, hạt các loại chuyên cung cấp vitamin E.
Theo báo Times of India dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng Sveta Bhassin (Ấn Độ),
để tăng cường hệ miễn dịch chống lại cúm A/H1N1, nên uống 2 ly nước ép
táo/quả anh đào/cà chua mỗi ngày. Những loại nước ép như dứa, lựu, dưa hấu
cũng rất tốt cho hệ miễn dịch.
Thuốc giảm đau - Tai biến khó lườngTác dụng của thuốc giảm đau có thể nhận thấy ngay sau khi sử dụng, nhưng việc
lạm dụng này có thể gây hậu quả lâu dài. Khoa Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội từng tiếp nhận

gan và hệ thần kinh trung ương. Thực tế, đã có nhiều trường hợp tử vong do sử
dụng paracetamol quá liều.

TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đối với
nhóm thuốc giảm đau kháng viêm đặc trị thường mang lại kết quả điều trị cao
nhưng rất dễ gây biến chứng, nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh tiêu hóa. Bởi
đa số các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo
vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian
dài mà không biểu hiện triệu chứng nào, cho đến khi dạ dày bị thủng hoặc xuất
huyết nặng mới được phát hiện.

Nhưng đáng nói là khá nhiều người cứ thấy đau bụng, đau đầu, đau khớp... thường
tự ý mua thuốc mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. “Trong khi đó, những trường
hợp có các triệu chứng viêm xương khớp nếu dùng thuốc bừa bãi rất nguy hại vì
có thể kích thích bệnh lý khác phát triển. Đối với những người có bệnh về gan,
dùng thuốc giảm đau không theo chỉ định sẽ đẩy nhanh quá trình suy gan, viêm
gan mãn”- GS Ân cảnh báo!

TS Dũng khuyến cáo, trong các thuốc giảm đau, cần thận trọng nhất với aspirin,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status