Tài liệu Trị Ho Bằng Cây Cỏ - Pdf 87

Trị Ho Bằng Cây Cỏ

Húng chanh (còn gọi là tần dày lá) là một dược liệu chữa ho hen, cảm cúm.
Tinh dầu húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn gây ho
như tụ cầu, liên cầu, phế cầu… Hiện nay, ở các quốc gia kỹ nghệ phát triển, dược thảo đang được công chúng sử
dụng rộng rãi. Những bài thuốc từ “mẹ thiên nhiên” như lá, củ, rễ, vỏ, hoa… đã
mau chóng trở thành những phương tiện trị liệu ưa thích của nhiều người.

Trong ngành công nghệ dược phẩm nước ta cũng vậy. Ngày nay, để trị ho, người
ta thường ưa chuộng những loại dược phẩm có nguồn gốc từ tinh dầu của các cây
thuốc hơn. Tác dụng của chúng đã được chứng minh qua hàng trăm năm nay như
bạc hà, tần dày lá, gừng, tràm…

Gừng: Là vị thuốc quý chữa bách bệnh, được dùng từ rất lâu ở VN cũng như trên
thế giới, có tác dụng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, viêm
họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Gừng
còn là vị thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
Tinh dầu gừng có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, làm loãng niêm dịch,
giảm ho, chống viêm và giảm đau.

Bạc hà: Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng
niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho,
kích thích tiêu hóa.

Tràm: Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong tinh

Isostemonidine, Protostemonine, Paipunine, Sinostemonine.
+ Trong loại Radix Stemonae Sessilifoliae có: Stemonine, Isostemonidine,
Protostemonine, Tubersostemonine, Hodorine, Sessilistemonine.
+ Trong loại Radix Stemonae Tuberosae có: Stemonine, Tubersostemonine,
Isotubersostemonine, Stemine, Hypotubersostemonine, Oxotubersostemonine.
+ Rễ Bách bộ chứa Tuberostemonin, Stnin, Oxotuberostemonin. Ngoài ra
còn 1 số Alcaloid khác chưa rõ cấu trúc: Stmonin C22H33O4N4N, điểm chảy
1620, Isostemonin C22H33O4N, điểm chảy 2122160, Isotuberostemonin
C22H33O4N, điểm chảy 1231250, Hypotuberostemonin C19H2123O3N,
Stemotuberin, điểm chảy 77820, Setemonidin C19H31O5N, Paipunin
C24H34O4N. Rễ còn chứa Glucid 2,3%, Lipid 0,84%, Protid 9,25% và 1 số Acid
hữu cơ (Acid Citric, Malic, Oxalic, Succinic, Acetic...].
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng vi trùng: Radix Stemonae in vitro có tác dụng kháng
khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus Pneumoniae,
bHemolytic Streptococus, Neisseria Meningitidis và Staphylococus aureus.
+ Tác dụng diệt ký sinh trùng: dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của Bách Bộ
có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp...
+ Tác động lên hệ hô hấp: nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm
ho do chích Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô
hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây
co giật, Bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài
hơn.
+ Dùng trong bệnh nhiễm: Theo dõi hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc
Bách bộ, cho thấy có 85% có hiệu quả giảm ho.
Tác dụng trị ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung
tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã
được thí nghiệm chữa lao hạch có kết quả tốt.
+ Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: ngâm giun trong dung dịch 0,15%
Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status