Tài liệu Hướng mới điều trị bệnh đái tháo đường týp 1 - Pdf 87

Hướng mới điều trị bệnh đái
tháo đường týp 1

Insulin tiêm không có tác dụng như insulin sinh lý.
Kỳ I: Những rào cản trong điều trị đái tháo đường týp I hiện nay
BN rất khó tuân thủ chế độ điều trị tích cực nghiêm ngặt
Kiểm soát chặt đường máu là cực kỳ cần thiết để phòng ngừa hoặc kiểm
soát sự tiến triển của bệnh và các biến chứng ĐTĐ. Tuy nhiên, phương pháp này
có tính khả thi thấp do đòi hỏi người bệnh phải tiêm insulin 3-4 mũi mỗi ngày và
thử đường máu nhiều lần (3-6 lần/ngày). Kèm theo là chế độ ăn kiêng và tập luyện
rất nghiêm ngặt. Đây thực sự là những yêu cầu rất khó cho các BN ĐTĐ, nhất là
đối tượng BN trẻ em, BN nghèo và BN có trình độ thấp.
Điều trị tích cực thường hay gây ra các cơn hạ đường máu
Càng cố gắng điều trị đưa đường máu về càng gần mức bình thường thì
nguy cơ bị hạ đường máu càng cao. Đáng lưu ý là có nhiều yếu tố làm mờ các
triệu chứng của hạ đường máu nặng khiến BN dễ bị hôn mê do đường máu quá
thấp và làm tăng nguy cơ bị tử vong như BN có biến chứng thần kinh, bị bệnh lâu
ngày đã bị hạ đường máu nhiều lần, có dùng các thuốc nhóm chẹn beta giao cảm
(điều trị tăng HA, bệnh tim)...
Insulin tiêm không có tác dụng giống như insulin sinh lý
Tiêm insulin dưới da không tạo được nồng độ insulin trong máu giống như
sinh lý bình thường, đó là thay đổi nồng độ liên tục tùy theo mức đường máu hiện
hành. Nhược điểm thứ 2 là tiêm insulin là cách đưa insulin vào máu ngoại biên
chứ không phải là qua tĩnh mạch cửa (ở gan) như bình thường nên không thể làm
giảm nhanh lượng đường do gan sản xuất ra. Nhược điểm thứ 3 là do không đi qua
tĩnh mạch cửa nên insulin tiêm vào sẽ làm tăng nồng độ insulin ở các mô ngoại
biên, đặc biệt tại thời điểm ngoài bữa ăn. Hậu quả làm tăng nguy cơ bị các biến
chứng tim mạch do ĐTĐ giống như tình trạng cường insulin ở các BN ĐTĐ týp 2.
Do tiêm dưới da nên có tình trạng nồng độ insulin quá cao lúc đói nhưng lại
thấp (không đủ) để kiểm soát đường máu quanh và sau các bữa ăn. Người ta đã
chứng minh được là tăng đường máu sau bữa ăn gây biến chứng tim mạch còn

của các biện pháp này đối với quần thể có nguy cơ cao (90% sẽ tiến triển thành
ĐTĐ týp 1) là không chắc chắn và cần phải được tiến hành các thử nghiệm mới
trên các quần thể lớn hơn.
Tác động lên môi trường:
Có thể phòng ngừa được ĐTĐ týp 1 bằng cách phá bỏ hoặc ức chế các tác
nhân từ môi trường có thể tương tác hoặc hoạt hóa các gen gây bệnh ĐTĐ týp 1.
Tuy nhiên trong thực tế có một số tác nhân được quy kết là thủ phạm như nhiễm
trùng, nhiễm độc, chế độ ăn... nhưng chưa được xác định chắc chắn nên chưa thể
tiến hành các nghiên cứu đặc hiệu theo tác nhân gây bệnh.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status