Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua 1 tiết Âm nhạc lớp 3 - Pdf 87

Sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua 1 tiết Âm nhạc lớp 3

I. Đặt vấn đề
Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính
thức của chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp tiểu học.
Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em
tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân
mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của
các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục
tình cảm, đạo đức...rất tốt.
Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc được tập hát,
được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc...Tất cả những điều đó tạo nên
một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác
giao dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn
diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chính thức về việc
giảm tải dạy và học. Vì vậy đội ngũ giáo viên đã và đang có những cố gắng đổi
mới phương pháp dạy học để đảm bảo nâng cao chất lượng 1 giờ lên lớp nhưng
vẫn không làm các em quá sức. Các em vừa được lĩnh hội tri thức đồng thời vẫn
được hoạt động vui chơi.
Để làm được như vậy, người giáo viên cần phải say mê âm nhạc, yêu
mến trẻ, có những kiến thức âm nhạc cần thiết và phương pháp giáo dục âm nhạc
ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng.

II. Các bước tiến hành
Ở lớp 3, dạy âm nhạc cho các em chủ là dạy hát, thông qua dạy hát để giáo
dục âm nhạc.
Trong năm học này, các em đựơc học bài Quốc ca và 10 bài hát ngắn
gọn (2 bài dân ca, 1 bài nước ngoài) các bài hát thiếu nhi âm vực nói chung không
qua quãng 9.

Bài hát đếm sao là một sáng tác của nhạc sĩ Văn Chung. Đây là bài
hát được viết ở nhịp 3/4 với tính chất trong sáng, nhịp nhàng. Bài hát được bắt
nguồn từ câu đồng dao của trẻ em gắn liền với trò chơi Đếm sao. Bài hát mô tả
cảnh các bạn nhỏ cùng nhau thi đếm sao vào những đêm hè ở nông thôn.
Bài hát Gà gáy là một bài dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai
Châu, vùng Tây Bắc nước ta. Bài hát ghi lại tiếng gà gáy gọi mặt trời và gọi dân
bản đi làm nương vào buổi sáng ở miền núi.
Ổ các tiết học trước các em đã được làm quen với giai điệu lời ca
của 3 bài hát. Ngoài ra, các em còn được hướng dẫn để hát kết hợp với gõ đệm
theo phách (theo nhịp hoặc theo tiết tấu lời ca) và làm động tác phụ hoạ. Ở tiết học
này, các em sẽ được tập luyện cho thành thạo hơn. Để từ đó các em có thể biểu
diễn trước đông người và tham gia các trò chơi âm nhạc vui thích.
Tóm lại, các nội dung tiết học này bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm cho
các em được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh, làm cho tiết
học sinh động, nhẹ nhàng và hiệu quả.
B. Sự chuẩn bị của giáo viên
Sự chuẩn bị của giáo viên là một bước rất quan trọng góp phần đáng
kể tạo nên sự thành công của một tiết học. Ở bài này tôi chuẩn bị như sau:
1. Về phân ôn tập bài hát Bài ca đi học:
Để giúp học sinh gợi nhớ bài hát, tôi dùng trang vẽ minh hoạ cảnh
các em học sinh đang đi tới trường. Tôi dùng máy chiếu tranh vẽ, lời ca bài hát lên
màn hình rộng giúp học sinh quan sát tranh và dễ ghi nhớ lời bài hát hơn.
Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị 1 đôi phách (100% học sinh có phách
riêng của mình).
Đàn Oóc-gan điện tử là một nhạc cụ cần thiết. Nó được sử dụng
trong suốt cả tiết học. Để đôi tay có thể làm động tác phụ hoạ hoặc chỉ huy học
sinh hát tôi ghi âm giai điệu bài hát vào bộ nhớ của đàn.
2. Về phần ôn tập bài hát Đếm sao.
Tương tự như bài hát trên, tôi cũng dùng máy chiếu để phóng to lời
ca bài hát trên màn hình cho học sinh dễ nhìn và ghi nhớ bài hát hơn.

Tôi lại yêu cầu các em lưu ý cả mặt biểu diễn nữa. Tôi gọi từng tốp 4
– 6 em lên biểu diễn trước lớp. Đa số các em rất hào hứng và thích được lên biểu
diễn trước lớp. Với hình thức này các em được rèn luyện tính bạo dạn, tự tin và
khả năng biểu diễn trước đông người.
Sau đó tôi cho các em khác nhận xét phần biểu diễn của các bạn. Đa
số các em chỉ ra được các bạn hát đúng và mua đẹp, những bạn con sai sót. Qua
đó, các em cũng tự rút kinh nghiệm đê không mắc phải những lỗi như bạn của
mình.
Để gây hứng thú cho học sinh, tôi cho các em chơi trò chơi. Trò
chơi: Nghe tiết tấu đoán câu hát.
Tôi gõ tiết tấu 1 câu hát trong bài và gọi học sinh nhận xét xem đó là
câu hát nào.
Học sinh 1 trả lời: câu hát 1
Học sinh 2 trả lời: câu hát 2
Học sinh 3 trả lời: câu hát 3
Học sinh 4 trả lời: câu hát 4
Tất cả 4 em đều trả lời đúng vì tiết tấu của 4 câu hát này giống nhau.
Đây là một hình thức giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát hơn.
2. Ôn tập bài hát Đếm sao:
Để gợi ý cho học sinh, tôi đánh trên đàn giai điệu câu hát đầu tiên của bài
và đố học sinh đó là giai điệu một câu hát trong bài hát nào mà các em đã được
học?
(Học sinh trả lời: Thưa cô, Bài hát Đếm sao ạ!).
Sau đó, tôi bật đàn cho học sinh hát bài hát Đếm sao.
(Tôi đánh nhịp 3/4).
Ở các tiết học trước, các em đã được tập hát kết hợp với gõ đệm theo
nhịp 3. Ở tiết học này tôi cho các em ôn luyện lại.
Tôi yêu cầu cả lớp đứng lên vừa hát vừa nhún chân theo nhạc nhịp
nhàng kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/ 4 (2 lần).
Sau đó, tôi yêu cầu 1 tổ bất kỳ hát + gõ đệm theo nhịp.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status