Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sợi Trà Lý - Pdf 88


MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hành kiểm toán, công việc chủ yếu của các KTV là
tìm kiếm các BCKT làm căn cứ cho những kết luận về BCTC. Các kết luận
kiểm toán có giá trị pháp lý xác đáng là những kết luận hình thành trên cơ sở
những BCKT đầy đủ và thích đáng. Vì vậy, sự thành công của một cuộc kiểm
toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và đánh giá BCKT.
BCKT có hai thuộc tính cơ bản là tính đầy đủ và tính tin cậy. Thực chất
của một cuộc kiểm toán BCTC là tìm kiếm các BCKT và đánh giá các bằng
chứng đó nhằm mục đích xác nhận mức độ trung thực và trình bày hợp lý của
các báo cáo này về các thông tin tài chính của đơn vị.
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu các thuộc tính cơ bản của BCKT là tính đầy đủ và tính
tin cậy, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng đánh giá hai thuộc
tính quan trọng đó trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những lý luận cơ bản về BCKT, bao gồm các khái
niệm, thuộc tính cơ bản cùng các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán báo
cáo tài chính.
Trong bài viết, người viết đặc biệt chú trọng đến những yêu cầu về tính
đầy đủ và tính tin cậy của các BCKT. Từ những yêu cầu đó, KTV có thể soát xét
và đánh giá các BCKT sao cho có thể đưa ra những kết luận thích đáng nhất đối
với sự trung thực và hợp lý của thông tin trong BCTC của đơn vị được kiểm
toán.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và các quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời, người viết cũng sử dụng các
phương pháp kỹ thuật trong nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê, hệ thống
hoá và khái quát từ thực tiễn kiểm toán để đúc rút kinh nghiệm qua các cuộc
kiểm toán. Để hoàn thành đề tài, người viết đã thu thập các tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau, các phương tiện thông tin đại chúng.

thông tin mà KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên
thông tin này, KTV hình thành nên sản phẩm cuối cùng là các kết luận kiểm
toán. Xét về thực chất, kiểm toán chính là quá trình thu thập và soát xét, đánh
giá các bằng chứng kiểm toán. Để thu thập, KTV áp dụng các phương pháp thu
thập bằng chứmg còn để soát xét và đánh giá bằng chứng, KTV phải căn cứ vào
những tình huống cụ thể của cuộc kiểm toán kết hợp các nguyên tắc đánh giá
BCKT.
1.2 Phân loại Bằng chứng kiểm toán
1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc bằng chứng
Căn cứ vào nguồn gốc thông tin, tài liệu liên quan đến những bằng chứng
thu thập được, BCKT gồm:
- Bằng chứng do KTV tự khai thác và phát hiện thông qua việc vận
dụng những phương pháp và kỹ thuật thích hợp như: BCKT kiểm
kê thực tế, tính toán lại các bảng biểu của đơn vị, đối chiếu xác
minh qua các tài liệu, những ghi chép thông qua quan sát hệ thống
Kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, thẩm tra hoặc phỏng
vấn những cá nhân có liên quan hoặc có trách nhiệm.
- Bằng chứng có được do đơn vị được kiểm toán cung cấp: Đây là
những tài liệu mà đơn vị được kiểm toán phát hành và luân chuyển
đến các bộ phận nội bộ hoặc ra bên ngoài đơn vị và các thông tin
mà KTV được đơn vị cung cấp như: Các chứng từ và hoá đơn bán
hàng, các ghi chép và báo cáo kế toán, các ý kiến giải trình của cán
bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý có trách nhiệm trong đơn vị được
kiểm toán.
- Bằng chứng do bên thứ ba cung cấp: Các bản xác nhận nợ, xác
nhận các khoản phải thu của khách hàng, phiếu đối chiếu số dư tài
khoản tại ngân hàng… Các bằng chứng được lập do đối tượng bên
ngoài đơn vị có liên quan đến BCTC của đơn vị như hoá đơn bán
hàng hoá, sổ phụ ngân hàng, giấy báo nợ, có của ngân hàng…
Ngoài ra, BCKT rất phong phú và đa dạng, còn một số loại bằng chứng

không thể có quy định cụ thể nào quy định số lượng bằng chứng cho mỗi cuộc
kiểm toán. Sự đầy đủ của các BCKT mà KTV thu thập phụ thuộc vào từng tình
huống nghề nghiệp cụ thể. Trước khi xác định số lượng và loại hình bằng chứng
cần thu thập, KTV phải thực hiện bước đầu tiên là tìm hiểu khách hàng của
mình. Khi kiểm toán, KTV cần cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng
BCKT, đến tính đầy đủ của bằng chứng, các loại bằng chứng và đặc trưng cụ thể
của các kỹ thuật sẽ sử dụng để có những quyết định phù hợp.
Bằng chứng kiểm toán đầy đủ về số lượng sẽ giúp KTV đưa ra những kết
luận kiểm toán có giá trị hơn. Trong quá trình kiểm toán, KTV nên xác định rõ
các mục tiêu kiểm toán, như vậy sẽ giúp KTV lên kế hoạch có hiệu quả hơn
trong việc thu thập bằng chứng đầy đủ số lượng cần thiết.
1.3.2 Yêu cầu về tính tin cậy của bằng chứng kiểm toán
Tính tin cậy hay còn gọi là tính có giá trị của BCKT là khái niệm thể hiện
chất lượng của BCKT, tính tin cậy là thước đo chất lượng của bằng chứng đã
thu thập, do vậy nó chỉ phụ thuộc các thể thức kiểm toán được lựa chọn là chủ
yếu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính tin cậy của BCKT như: mức độ khách
quan của bằng chứng, nguồn gốc bằng chứng, tính hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ… Bằng chứng kiểm toán được coi là có tính tin cậy trước hết phải
đảm bảo sự phù hợp với cơ sở dẫn liệu kiểm toán, phù hợp với mục tiêu kiểm
toán đã xác định ban đầu.
Chẳng hạn, bằng chứng thu thập từ việc chứng kiến kiểm kê tài sản cố
định sẽ là bằng chứng phù hợp với cơ sở dẫn liệu là Hiện hữu của tài sản trong
đơn vị, bằng chứng thu được từ việc xác nhận nợ phải thu thoả mãn cơ sở dẫn
liệu quyền và nghĩa vụ….
Trong kiểm toán tài chính, KTV thường sử dụng những bằng chứng mang
tính chất xét đoán nhiều hơn những bằng chứng mang tính khẳng định chắc
chắn, để đảm bảo độ tin cậy cho bằng chứng kiểm toán phục vụ cho các cơ sở
dẫn liệu, có thể có nhiều bằng chứng cùng phục vụ cho một cơ sở dẫn liệu.
Nói tóm lại, BCKT bao giờ cũng phải đảm bảo hai yêu cầu là sự đầy đủ
và tính đáng tin cậy để KTV sử dụng đưa ra những kết luận về BCTC của đơn vị

nhiều nhưng
không có giá
trị
Số lượng ít
và không có
giá trị
Ý kiến
chấp nhận
toàn phần
Ý kiến
không
chấp
nhận
Ý kiến chấp
nhận từng
phần
Ý kiến từ
chối đưa
ra ý kiến
mức độ tin cậy khác nhau đối với từng mục tiêu kiểm toán. Các phương pháp kỹ
thuật thu thập bằng chứng bao gồm:
- Kiểm kê vật chất: Là quá trình kiểm kê tài sản lưu hành, cân đo
đong đếm hay đo đạc cụ thể tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị
được kiểm toán. Kiểm kê vật chất thường áp dụng với những tài sản
có hình thái vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tiền mặt tồn quỹ, tài
sản cố định… Kiểm kê được thực hiện thích ứng về thời điểm và
loại hình tài sản, phụ thuộc mục đích của cuộc kiểm toán.
- Kiểm tra tài liệu: Là phương pháp xem xét, xác minh của KTV
thông qua việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế
toán và các văn bản có liên quan.

bằng chứng, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau,
đồng thời các bằng chứng thu thập được của mỗi phương pháp có độ tin cậy
khác nhau. Trong quá trình kiểm toán, KTV cần kết hợp các phương pháp kỹ
thuật này cùng các yêu cầu của mục tiêu kiểm toán đã xác định ban đầu để có đủ
số lượng bằng chứng đủ độ tin cậy có thể là căn cứ thuyết phục cho kết luận về
tính trung thực và hợp lý với BCTC của đơn vị được kiểm toán.
CHƯƠNG II: YÊU CẦU VỀ TÍNH ĐẦY ĐỦ VÀ TÍNH TIN
CẬY CỦA BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC KỸ
THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG
2.1 Nguyên tắc xét đoán và đánh giá bằng chứng kiểm toán
Sau khi thu thập BCKT, KTV phải thực hiện bước đánh giá các bằng
chứng này, xem xét sự hữu dụng của các bằng chứng thu thập được để dùng làm
căn cứ cho kết luận kiểm toán. Hiện tại, không có chuẩn mực nào để đánh giá
những thuộc tính đó của BCKT, tuy nhiên quá trình đánh giá cần tuân thủ những
nguyên tắc chung.
2.1.1 Nguyên tắc đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán
Những nguyên tắc xét đoán và đánh giá các BCKT có đảm bảo sự đầy đủ
hay không, KTV cần biết những nhân tố ảnh hưởng đến sự đầy đủ.
2.1.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến tính đầy đủ của BCKT
- Tính trọng yếu: Kiểm toán tài chính là quá trình KTV tìm hiểu
và đưa ra kết luận xem các BCTC có được trình bày trung thực và
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Trọng yếu được
hiểu khái quát là khái niệm chỉ tầm cỡ bản chất của sai sót hay
gian lận trong các thông tin tài chính. Nếu KTV có những xét
đoán và đánh giá không chính xác trong những khoản mục mang
tính chất trọng yếu thì có khả năng KTV viên đó sẽ đưa ra những
kết luận sai lầm về BCTC của đơn vị. Do đó, với khoản mục hay
thông tin được xác định là trọng yếu thì số lượng bằng chứng cần
thu thập càng nhiều để tránh rủi ro.

chứng cùng phục vụ cho một cơ sở dẫn liệu.
- Nếu nhiều bằng chứng có nguồn gốc khác nhau có mâu thuẫn với
nhau thì KTV cần thực hiện thu thập các bằng chứng hoặc kiểm
tra bổ sung để có thêm những bằng chứng cần thiết nhằm giải
quyết mâu thuẫn đó.
- Trong quá trình đánh giá, nếu KTV nghi ngờ có những sai sót liên
quan đến cơ sở dẫn liệu làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC,
KTV cần thực hiện ngay những biện pháp bổ sung nhằm loại trừ
những nghi ngờ đó.

Trích đoạn Kết thúc công việc kiểm toán
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status