hương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng ứng dụng các hoạt động marketing thương mại điện tử đối với sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sannam - Pdf 89

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành qua quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng,
phương pháp sau bốn năm học tập và nghiên cứu trên giảng đường và thực tế tại
doanh nghiệp. Đây không chỉ là thành quả công sức của một mình tác giả, mà
còn có sự giúp đỡ của nhiều thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở Trường Đại học
Thương mại nói chung và các thầy cô trong Khoa Thương mại điện tử nói riêng,
những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập,
nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp tác giả thực hiện thành công luận văn
này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Hoàng Đình Phi, Chủ tịch
HĐQT Tập đoàn Sannam, người hướng dẫn thực hiện luận văn, người thầy
không chỉ hướng dẫn, đào tạo mà còn cho tác giả và nhiều sinh viên khác cơ hội
tốt nhất để ứng dụng những kiến thức, kỹ năng tiếp thu trên giảng đường vào
thực tế và điều kiện tốt để phát triển, hoàn thiện bản thân và góp phần vào sự
nghiệp phát triển doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và các
nhân viên Công ty Cổ phần Thực phẩm Sannam đã nhiệt tình giúp đỡ và cung
cấp các số liệu, tài liệu cần thiết cho quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia
đình và những người bạn, những người đã hỗ trợ và khuyến khích tác giả rất
nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả.
1
TÓM LƯỢC
Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam trong mấy năm gần đây nhưng thương mại
điện tử đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình, giúp giảm chi phí và nâng cao
hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc ứng dụng thương mại điện tử vào
hoạt động kinh doanh vào các doanh nghiệp là xu thế tất yếu, nhưng cần phải
cân nhắc mức độ ứng dụng phù hợp.
Là những sinh viên lần đầu tiên được đào tạo một cách bài bản về quản trị

2.1.4 Sự ảnh hưởng của marketing thương mại điện tử đến quá trình
ra quyết định mua hàng
18
2.2 Một số lý thuyết về marketing thương mại điện tử 19
2.2.1 Quảng cáo trực tuyến 19
2.2.2 Marketing quan hệ công chúng điện tử 20
2.2.3 Xúc tiến bán hàng điện tử 20
2.2.4 Marketing điện tử trực tiếp 21
2.2.5 Ma trận xúc tiến thương mại điện tử 21
2.3 Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của những đề tài
năm trước
21
2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 23
Chương III. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng ứng dụng các hoạt động marketing thương mại
điện tử đối với sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thực phẩm
Sannam
27
3.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề 27
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 27
3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 29
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi 30
3
Trang
trường đến các hoạt động marketing thương mại điện tử của
công ty Sannamfood
3.2.1 Tổng quan tình hình ứng dụng marketing thương mại điện tử 30
3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến việc phát triển hoạt
động marketing thương mại điện tử đối với sản phẩm của
công ty

kinh doanh, tìm kiếm sản phẩm, đối tác, thị trường
52
4.2.3 Chiến lược marketing thương mại điện tử của doanh nghiệp
trong thời gian tới
53
4.2.4 Phạm vi vấn đề giải quyết 54
4
4.3 Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề hoạch định chiến lược
marketing thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Thực
phẩm Sannam và giải pháp phát triển, hoàn thiện
54
4.3.1 Xây dựng chiến lược marketing truyền thống 54
4.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về thương mại điện tử 56
4.3.3 Ứng dụng quảng cáo qua thư điện tử 56
4.3.4 Đẩy mạnh các hoạt động marketing quan hệ công chúng 57
4.3.5 Phát triển các hoạt động marketing thương mại điện tử 58
4.3.6 Xây dựng hệ thống quy trình kiểm tra, giám sát và đánh giá
hiệu quả việc triển khai marketing thương mại điện tử
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Banner Bảng quảng cáo
ĐH Đại học
E-Marketing Marketing thương mại điện tử
Market Place Sàn giao dịch
MPR Marketing quan hệ công chúng điện tử
QCTT Quảng cáo trực tuyến
Sannamfood Công ty Cổ phần Thực phẩm Sannam
SMS Short Message Services

Kinh tế thị trường càng phát triển, cạnh tranh càng trở nên gay gắt, quyết
liệt hơn. Cạnh tranh vừa là công cụ để chọn lựa vừa là công cụ đào thải các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường. Các doanh nghiệp hoạt động
trong môi trường kinh doanh luôn biến động cùng nhiều cơ hội và nguy cơ tiềm
ẩn với mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất. Vì thế để giữ vững và nâng cao vị thế
của doanh nghiệp trên thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn có biện
pháp tiếp cận thị trường một cách có chủ động phù hợp và sẵn sàng đối phó với
mọi nguy cơ, đe doạ cũng như áp lực cạnh tranh trên thị trường. Dưới sự phát
triển của TMĐT, hoạt động marketing đã được phát triển thêm một hình thức
mới: marketing TMĐT. Mặc dù đây là một hình thức mới nhưng nó tác động rất
mạnh mẽ đến các tập khách hàng trên mạng. Do đó, các doanh nghiệp đang ra
sức sử dụng marketing TMĐT như một công cụ nhằm quảng bá, giới thiệu hình
ảnh, sản phẩm đến với khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải
thực hiện sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường, phải ứng dụng hoạt
động marketing TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Qua tìm hiểu, gặp gỡ ở công ty CP thực phẩm Sannam, tác giả thấy việc
hoạch định chiến lược marketing TMĐT chưa được giải quyết thấu đáo. Đề nghị
tác giả với tư cách là sinh viên khoa TMĐT cần tìm hiểu sâu về việc hoạch định
chiến lược marketing TMĐT để ứng dụng trong tương lai.
Đề tài nghiên cứu của tác giả với mong muốn cung cấp thêm những giải
pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT, cụ thể là nâng cao hoạt
động marketing TMĐT của công ty CP thực phẩm Sannam.
1.2. Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Marketing TMĐT là một vấn đề khá mới mẻ trong các doanh nghiệp Việt
Nam, tuy nhiên những hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn. Số lượng người truy
8
cập internet ngày một gia tăng, xu hướng tiêu dùng qua mạng ngày càng phát
triển. Sự phát triển của mua sắm qua mạng giúp cho doanh nghiệp nhỏ cũng có
thể cạnh tranh với doanh nghiệp lớn, thông tin trở thành sức mạnh trong hoạt
động marketing online. Chính điều đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp nào sớm nắm

marketing TMĐT của công ty, đề tài đưa ra giải pháp marketing TMĐT nhằm
thúc đẩy việc kinh doanh, mở rộng thị trường của công ty.
1.5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu qua 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về marketing TMĐT.
Chương này tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài nghiên
cứu, những lý luận về TMĐT, E – marketing… và vai trò của chúng đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của phần một chủ yếu được tác giả
lựa chọn và trích dẫn từ các cuốn sách chuyên ngành, các tạp chí và các thông tin
trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: Báo, đài, ti vi…
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
hoạt động marketing TMĐT tại Công ty Sannamfood.
Thông qua quá trình phân tích điểm mạnh, điểm yếu và phân tích các dữ
liệu liên quan đến quá trình hoạch định chiến lược marketing TMĐT để nhận ra
những kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại,
những vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết. Nội dung phần này dựa vào khoảng
thời gian thực tập và làm việc tại doanh nghiệp, kết hợp với các mô hình phân
tích kinh tế, tác giả thực hiện so sánh, đối chiếu thực trạng hoạt động của doanh
10
nghiệp trên quan điểm, phương pháp của các lý luận về quá trình hoạch định
chiến lược marketing TMĐT.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất đối với Công ty Cổ phần Thực phẩm
Sannam về vấn đề hoạch định chiến lược marketing TMĐT.
Đưa ra các giải pháp dựa trên lý luận cơ bản về vấn đề hoạch định chiến
lược marketing TMĐT cho Công ty Sannamfood.
11
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
MARKETING THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.1.2. Đặc điểm của marketing TMĐT
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thấy marketing TMĐT có những đặc
điểm chính sau:
 Khả năng tương tác cao, liên tục 24/7
Tiến hành hoạt động marketing TMĐT có thể loại bỏ những trở ngại nhất
định về sức người. Chương trình marketing truyền thống, chưa có ứng dụng
Internet, dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ
mỗi ngày. Doanh nghiệp không có được mối quan hệ trực tiếp với người tiêu
dùng nên thông tin phản hồi thường kém chính xác và không đầy đủ. Bởi vậy,
phản ứng của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường thường kém
kịp thời. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể đối với hoạt động marketing
TMĐT. Marketing TMĐT có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai
thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, hoàn toàn
không có khái niệm thời gian chết (Death of Time).
 Phạm vi hoạt động không giới hạn
Marketing TMĐT đã hoàn toàn vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa
lý (Death of Distance). Thị trường trong marketing TMĐT không có giới hạn,
13
cho phép doanh nghiệp khai thác được triệt để thị trường toàn cầu. Đặc trưng
này của marketing thưong mại điện tử bên cạnh những lợi ích đã thấy rõ còn ẩn
chứa những thách thức đối với các doanh nghiệp. Khi khoảng cách về địa lý giữa
các khu vực thị trường đã trở nên ngày càng mờ nhạt thì việc đánh giá các yếu tố
của môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Môi
trường cạnh tranh vốn đã gay gắt trong phạm vi một quốc gia, nay càng trở nên
khốc liệt hơn khi nó mở rộng ra phạmvi quốc tế. Chính điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải luôn sáng suốt trong quá trình hoạch định chiến lược
Marketing của mình.
 Tốc độ giao dịch cao
Trong Marketing truyền thống, để đến được với người tiêu dùng cuối
cùng, hàng hoá thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như các nhà bán

vào website của doanh nghiệp, nếu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng, họ sẽ liên hệ làm đối tác với doanh nghiệp. Như
vậy, có thể nói website là một trong những phương pháp tìm kiếm khách hàng
mới, khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp một cách hoàn hảo và nhanh
chóng.
Ngày càng nhiều website được thành lập, website của doanh nghiệp sẽ bị
lãng quên hoặc "lu mờ" trước các đối thủ nếu doanh nghiệp không thực hiện việc
quảng bá website trên các bộ máy tìm kiếm. Website của doanh nghiệp không có
hiệu quả cao khi không có thứ hạng cao trên Google, Yahoo & MSN khi tìm với
các từ khóa tương ứng với dịch vụ, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp
cung cấp.
15

Trích đoạn Thực trạng ứng dụng marketing thương mại điện tử đối với sản phẩm của công ty Sannamfood. Yếu tố văn hóa, xã hộ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status