Tài liệu Chế độ ăn - Dinh dưỡng - Tập luyện cho người bệnh gan (Phần 1&2) - Pdf 91

Chế độ ăn - Dinh dưỡng - Tập luyện cho người bệnh gan
(Phần 1&2)
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.CÓ MỘT CHẾ ĐỘ TỐI ƯU CHO NHỮNG NGƯỜI BỆNH GAN
KHÔNG?
Một người không thể mong muốn đi đến phòng khám bác sĩ và yêu cầu
“ một chế độ ăn kiêng (chung(ngochasf)) cho bệnh gan”. Một chế độ ăn kiêng
toàn diện đơn giản thì không thể tồn tại. Nhiều yếu tố được coi không khả thi
đối với một chế độ ăn kiêng gan được chuẩn hóa, bao gồm những thay đổi
giữa những loại khác nhau của bệnh gan (ví dụ: bệnh gan rượu khác với bệnh
xơ gan mật nguyên phát) và các giai đoạn của bệnh gan (ví dụ: bệnh gan ổn
định không có nhiều tổn thương thì ngược với xơ gan mất bù không ổn định).
Thậm chí một trong những rắc rối y khoa khác của những người này mà
không liên quan đến bệnh gan của họ, như tiểu đường hay bệnh tim, cũng
phải được chú ý trong chế độ ăn. Mỗi một người có những yêu cầu dinh
dưỡng cá nhân của bản thân, và những yêu cầu này có thể thay đổi cùng thời
gian.
Hầu hết mọi người với bệnh gan đều thấy rằng ăn nhiều bữa nhỏ trong
suốt cả ngày thì là phương pháp tốt nhất, đạt tốt đa mức năng lượng và khả
năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, nếu một người yêu cầu ăn ba
bữa trong một ngày thì hãy cố gắng theo câu nói “Ăn sáng như một ông vua,
ăn trưa như một hoàng tử, và ăn tối như một người cùng khổ”.
Điều quan trọng là nhớ sự khác nhau ở thành phần calori giữa những
nhóm thức ăn khác nhau. Trong khi protein và carbohydrate cung cấp 4
caroli trên 1 gram, thì mỡ cung cấp 9 caroli trên 1 gram. Cũng quan trọng để
biết rằng 1 gram cồn tương đương với 7 calori. Vì vậy cồn thật sự cũng cung
cấp nhiều năng lượng trong cấu trúc năng lượng cho cơ thể hơn protein và
carbohydrate và hơn nhỏ hơn một chút so với cung cấp của mỡ. Tuy nhiên,
trong khi cồn có thể cung cấp một vài mức năng lượng thì nó hoàn toàn
không có giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, cồn được coi là cung cấp “những calori
vô nghĩa”.

ăn cân bằng một cách đúng đắn, thì gan sẽ không phải làm việc vất vả. Dinh
dưỡng là một mặt của bệnh tật nơi một người có nhiều mức độ điều khiển và
có thể tham gia tích cực vào tốc độ hồi phục bệnh và thu nhỏ khả năng những
tổn thương thêm vào. Những phần sau thảo luận những chất dinh dưỡng
khác nhau một cách chi tiết.

PHẦN 2: PROTEIN

Những Protein là những khối xây dựng chính mà cơ thể dùng để tạo
những thành phần cơ thể như cơ, tóc, móng, da và máu. Các protein cũng tạo
nên những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch là kháng thể, giúp chống
lại bệnh tật. Việc ăn protein bình thường quan trọng để xây dựng và duy trì
khối cơ và chữa lành bệnh và tái tạo lại. Gan mang trách nhiệm đầu tiên cho
việc tạo ra một cách chắc chắn là những protein cũ đã bị phá huỷ và tái tạo
lại và những protein mới này luôn sẵn sàng. Những protein cũng có thể được
dùng như một nguồn năng lượng, mặc dù chúng không có hiệu quả như
carbohydrate và mỡ. Chúng chỉ được dùng như một nguồn năng lượng ở
hoàn cảnh sau: như thiếu ăn hay tại giai đoạn cuối của bệnh gan khi cơ thể
bắt đầu phá huỷ bản thân cơ của chính nó để duy trì sự sống một cách tuyệt
vọng. Khi hủy cơ biểu hiện rõ nhất của cơ thể là gầy sa sút, thiếu hụt cơ bắp,
có thể chỉ còn “da bọc xương”.
Tuy protein như là một thành phần sống còn của cơ thể nhưng nhiều
người tin tưởng một cách sai lầm rằng họ ăn nhiều protein hơn thì sẽ tốt hơn.
Không chỉ sự tin tưởng đó là hướng dẫn sai lầm mà đối với một vài người gan
suy yếu thì việc tiến hành dinh dưỡng như thế có thể nguy hiểm thật sự. Rắc
rối là gan suy yếu thì không thể chuyển hoá được nhiều protein như gan khỏe
mạnh. Và khi gan suy yếu quá tải với protein thì bệnh não có thể xảy ra. Cuối
cùng, những chế độ ăn cao protein đã được chứng minh làm kiệt sức hoạt
động của hệ thống enzyme cytochrome P-450, hệ thống có trách nhiệm
chuyển hoá thuốc. Hoạt động quá sức này làm gia tăng khả năng mà thuốc

Bảng 23.1. Số lượng protein của những thức ăn thông thường


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status