Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay - Pdf 95

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
  
NGUYỄN THỊ HIỀN
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN TRIẾT HỌC
Huế, 05 - 2011
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.s. Phan Doãn Việt Nguyễn Thi Hiền
Triết K31
Huế, 05 - 2011
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

2.3.1 Độc lập về chính trị - kinh tế 45
2.3.3 Độc lập về văn hóa 50
2.3.4 Độc lập về đối ngoại 53
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc đời cao đẹp và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác Hồ đã trở
thành “huyền thoại ngay từ khi Người còn sống” là niềm tự hào chung của
dân tộc ta và của nhân loại. Nhiều thập kỷ qua, đã có bao lời đành giá, ca ngợi
Người của các tổ chức quốc tế, của các chính khách và các nhà hoạt động
chính trị xã hội, của các nhà văn, các nhà báo, các nhà nghiên cứu…Ngoài ra,
cũng đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế được tổ chức,
hàng chục công trình nghiên cứu đồ sộ được tiến hành, hàng trăm cuốn sách,
hàng nghìn bài viết của các nhà khoa học… nhằm tìm hiểu ngày một đầy đủ
hơn về một con người mà tên gọi và cuộc đời đã trở thành hình ảnh của dân
tộc, và sự nghiệp đã trở thành biểu tượng của thời đại. Song có lẽ tất cả những
điều ấy còn chưa đủ để trả lời cho câu hỏi của một nhà thơ: “Vì sao trái đất
nặng ân tình. Nhắc mãi tên người – Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hình mẫu tuyệt vời về sự vận dụng một
cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam.
Người đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội nhờ có sự giác ngộ
chủ nghĩa Mác – Lênin và nắm bắt được xu thế tất yếu của thời đại. Độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng
Hồ Chí Minh. Người đã khẳng định không phải một lần rằng, chỉ có chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề
độc lập dân tộc, mới có thể mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân
dân, mới xóa bỏ vĩnh viễn áp bức, bóc lột và nô dịch, mới giải quyết tận
gốc vấn đề giải phóng con người, giải phóng xã hội. Lựa chọn con đường
xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã mở

với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Như công trình nghiên cứu của các tác
2
giả: Nguyễn Bá Linh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh – độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Đình Hòe, Bùi Đình
Phong (đồng chủ biên) (2010), Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Bá Linh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh – độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã làm rõ tư tưởng
độc lập dân tộc là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt
Nam, thêm vào đó là những vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam
Gần đây nhất là công trình Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thuộc chương trình khoa học cấp bộ
trọng điểm: Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay giai đoạn 2008 –
2009 của Vũ Đình Hòe và Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) đã tập trung
làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng
dân tộc là cơ sở lý luận cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do của
dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành hệ thống quan điểm của Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc bắt đầu hình
thành từ khi Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Dưới ánh sáng của
chủ nghĩa Mác – Lênin gắn với quá trình hoạt động thực tiễn sôi nổi, phong
phú, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc mang bản
chất cách mạng và khoa học, soi sáng con đường sự nghiệp đấu tranh giành
độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam, từ cách mạng tháng Tám năm
1945 qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại hai đế quốc to là Pháp
và Mỹ, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tư tưởng xuyên
suốt như triết lý phát triển xã hội Việt Nam của Hồ Chí Minh là trong hoàn
cảnh nước thuộc địa thì nhiệm vụ trước tiên là đấu tranh giành cho kỳ được
độc lập dân tộc. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì. Đề tài tập trung phân tích hệ

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài có sử dụng nhất quán các phương
pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, lôgic và lịch sử, khái quát hóa, hệ
thống hóa, so sánh…
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần nghiên cứu làm phong phú thêm tư liệu tư tưởng Hồ
Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là
làm rõ sự vận dụng của Đảng ta về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đề tài có thể làm tài liệu
tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
6. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2
chương, 5 tiết
5
CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội
1.1.1. Truyền thống văn hóa dân tộc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, thật
hiếm có những thời kỳ hòa bình lâu dài mà đó là những cuộc đấu tranh liên
tiếp chống bọn xâm lược bên ngoài để bảo vệ nền độc lập của đất nước,
những cuộc nổi dậy của nông dân chống bọn phong kiến trong nước. Vì
vậy dân tộc Việt Nam luôn có ý thức giữ nước, luôn luôn sẵn sàng đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc.
Những cố gắng lớn lao của nhân dân ta từ thể kỷ này sang thể kỷ

dân tộc. Tuy nhiên, tất cả các phong trào yêu nước lúc bấy giờ đều thất bại.
Thiên tài của Nguyễn Ái Quốc chính là ở chỗ, vượt lên tầm nhìn bị
ràng buộc của ý thức hệ Nho giáo hay hệ tư tưởng cải lương tư sản của các
bậc sĩ phu, những nhà yêu nước đương thời, Người đã mang đến cho dân
tộc Việt Nam sự thức tỉnh mới mang tính thời đại. Là người yêu nước,
thương dân, Nguyễn Ái Quốc sớm nhận ra sự giả dối giữa lời nói và hành
động của những kẻ nhân danh văn minh để khai hóa cho dân tộc mình.
Người hướng tới việc tìm cho ra nguồn gốc của mọi nỗi đau của dân tộc từ
bản chất kẻ thù - chủ nghĩa thực dân xâm lược. Trong quá trình tìm đường
cứu nước, cứu dân, từ khảo nghiệm, đúc kết kinh nghiệm trong nước và thế
giới, Người đã thâu tóm lý luận thời đại để hình thành nên một chiến lược,
một đường hướng cách mạng có khả năng giải quyết những đòi hỏi khách
quan đang đặt ra lúc bấy giờ của dân tộc Việt Nam. Theo đó, Người khẳng
7
định rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản”, “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ” [23, 314]. Đó là con đường đấu tranh lâu
dài, gian khổ và phức tạp, đòi hỏi tất cả mọi người phải kiên định: “Trong
cuộc đấu tranh một mất một còn giữa một bên là giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và các dân tộc bị áp bức với một bên là bọn đế quốc cùng bè
lũ tay sai bán nước, bọn phong kiến địa chủ và tư sản phản động, nhân dân
các nước cần có tinh thần cách mạng triệt để, luôn luôn giương cao ngọn cờ
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ gian khổ, hy sinh, kiên quyết
đấu tranh đến cùng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ đó Người
xác định con đường phát triển của cách mạng nước ta gắn độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội mà trong Cương lĩnh chính trị, Người viết: “Làm cách
mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Về phương diện thực tiễn – lịch sử, khẳng định của Hồ Chí Minh về

mạng tháng Mười Nga, rằng chỉ có cách mạng Nga 1917 chỉ rõ con đường
đi tới của cách mạng Việt Nam. Trong cái nhìn của Hồ Chí Minh, cách
mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng giai cấp, nằm trong dòng
chảy liên tục của quá trình giải phóng con người. Xét về bản chất, cách
mạng tháng Mười như là một sự nổi trội, vượt xa và khác hẳn các cuộc
cách mạng từng diễn ra trong lịch sử trước đó. Đúng như nhận định của Hồ
Chí Minh: “Trong thế giới bấy giờ chỉ có cách mạng Nga là thành công và
thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do,
bình đẳng thật, không phải bình đẳng và giả dối như đế quốc Pháp khoe
khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được Vua, tư bản, địa chủ,
rồi lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm
9
nên cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc và tư bản trong thế giới” [21, 280].
Tính triệt để và nội dung nhân đạo của cách mạng tháng Mười sau này còn
được Hồ Chí Minh khẳng định lại. Nhờ cuộc cách mạng đó mà nhân dân
lao động đã làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu giành được độc lập,
ruộng đất trở về tay người cày.
Từ trong nội dung, cách mạng tháng Mười đồng thời giải quyết hàng
loạt các mâu thuẫn và thực hiện cùng một lúc sự nghiệp giải phóng giai cấp
và dân tộc, giải phóng lao động và con người – biến người nô lệ thành người
tự do. Nền dân chủ Xô viết với những thiết chế của mình đã vĩnh viễn xóa
bỏ những cơ sở kinh tế, đẻ ra tình trạng áp bức, bất công, bất bình đẳng xã
hội, thủ tiêu chế độ người bóc lột người. Từ đây con người được hoàn toàn
khẳng định với tư cách là chủ thể sáng tạo thực sự của lịch sử, các nhu cầu,
lợi ích của nó được thỏa mãn, phẩm giá được tôn trọng. Lý tưởng nhân đạo
“Vì con người, cho con người, do con người” được cách mạng tháng Mười
thực hiện một cách trọn vẹn trong đời sống thực tế và nâng lên một trình độ
mới: Chủ nghĩa nhân đạo hiện thực Cộng sản chủ nghĩa.
Sự so sánh về mặt lý luận và kinh nghiệm kiểm chứng lịch sử của
nhiều chế độ xã hội đương đại đã tạo cho sự lựa chọn con đường phát triển

con người được biểu hiện ở ngay trong nội dung cuộc cách mạng. Cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình
phát triển không ngừng của hai nhiệm vụ chiến lược trong một cuộc cách
mạng được tiến hành liên tục, xen kẽ và thúc đẩy lẫn nhau: giải phóng dân
tộc về mặt chính trị và giải phóng dân tộc về mặt kinh tế. Như vậy, cách
mạng không ngừng ở Việt Nam là một quá trình đấu tranh và biển đổi liên
tục, có thay đổi một phần về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nhưng
11
không thay đổi phương hướng, mục tiêu, động lực, lực lượng và giai cấp
lãnh đạo.
Tư tưởng cách mạng không ngừng của Hồ Chí Minh – độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau là tổng hợp những quan
điểm chiến lược về chính trị, lý luận, về nhận thức và hành động của toàn
Đảng, toàn dân ta trong tiến trình cách mạng.
Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh lịch sử của chính đất nước và bản thân,
sinh ra và lớn lên trong thời đại mà những mâu thuẫn bên trong của chủ
nghĩa tư bản, đế quốc đang gay gắt và sự vùng dậy của cách mạng phương
Đông, phát triển song song với phong trào đấu tranh của vô sản và lao động
ở các nước tư bản chủ nghĩa, Người sớm nhận ra mâu thuẫn cơ bản giữa
chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa, giữa các đế quốc với đế quốc
và mối quan hệ giữa các thuộc địa với chính quốc và giữa các thuộc địa với
nhau. Người hiểu sâu sắc quan điểm nổi tiếng của Lênin khi cho rằng bước
vào thời đại của đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, cách mạng thuộc
địa tuy vẫn mang nội dung dân tộc dân chủ nhưng không còn thuộc phạm
trù cách mạng tư sản kiểu cũ mà đã trở thành cách mạng tư sản dân chủ
kiểu mới, trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản, do Đảng
của giai cấp vô sản lãnh đạo. Hồ Chí Minh nói: “Trong phạm vi thời đại
ngày nay cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách
mạng vô sản trên phạm vi thế giới”.
Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có

trọng đối với tôi là nội dung của nó. Tất nhiên chúng tôi muốn có nhiều sự
giao lưu kinh tế, các quan hệ văn hóa rộng hơn, muốn cán bộ, kỹ sư Pháp
làm việc trong mọi lĩnh vực, nhưng chúng tôi cũng muốn làm chủ ở nước
mình…cho dù cả thế giới chống lại chúng tôi, chúng tôi cũng không thể
chấp nhận làm nô lệ” [10, 130-131].
13
Nền độc lập thực sự và hoàn toàn phải được thực hiện một cách triệt
để theo nguyên tắc: nước Việt Nam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc
quyền quốc gia Việt Nam đều do nhân dân Việt Nam tự giải quyết. Nhân
dân Việt Nam quyết không chấp nhận bất cứ sự can thiệp xâm lược nào của
nước ngoài. Mọi sự ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đều được hoan nghênh và
ghi nhận. Mọi sự áp đặt xâm phạm chủ quyền quốc gia đều bị từ chối. Đó
cũng là một trong những vấn đề trọng yếu có tính nguyên tắc. Như Hồ Chí
Minh đã nói với Anđrê Blăngsê, phóng viên báo Le Monde, tháng 1 năm
1946: “Chúng tôi đã sẵn sàng có nhiều điều nhân nhượng, nhất là về mặt
kinh tế. Điều chúng tôi muốn có ở các nhà giáo thì được, thầy tu thì không;
là cộng tác viên, học trò thì được, là nô lệ thì không; giáo sư, nhà báo thì
được, là nô lệ thì không; giáo sư, nhà báo, bác sĩ, kỹ sư chúng tôi cần có
nhiều không cần các viên quan cai trị nữa” [2, 105].
Độc lập dân tộc bao giờ cũng phải gắn với hòa bình, thống nhất đất
nước. Người nhấn mạnh: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi.
Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đây
là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Đó cũng là
hoài bão, lý tưởng cao đẹp mà Hồ Chí Minh theo đuổi trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng, với mục tiêu cao nhất là làm cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập,
Người chỉ rõ: “… nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc,
tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [30,56]. “Dân chỉ biết rõ giá trị

Về kinh tế, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,
nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Theo
15
Hồ Chí Minh “chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng…làm của
chung” [31, 226] và chủ nghĩa xã hội “gắn liền với sự phát triển khoa học và
kỹ thuật, với sự phát triển văn hóa của nhân dân” [32, 586].
Về văn hóa, chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa,
đạo đức, trong đó con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
công, có cuộc sống tinh thần phong phú, có điều kiện để phát triển hết mọi
khả năng của mình. Bởi vì, “…chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi
người mới có điều kiện để cải thiện đời sống của riêng mình, phát huy tính
cách riêng và sở trường riêng của mình” [32, 291].
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng “một xã hội không có chế
độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao
động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,
không làm không hưởng” [32, 23]; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi
được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi; về đối ngoại, chủ nghĩa xã hội là hòa
bình, hữu nghị, làm bạn với tất cả các nước.
Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội có sự gắn bó thống nhất và quan hệ biện chứng với nhau. Đó
tuy là hai giai đoạn kế tiếp nhau của một quá trình cách mạng, nhưng lại
không tách rời nhau, mà giai đoạn trước là sự chuẩn bị điều kiện cho giai
đoạn sau và giai đoạn sau là sự kế tục và hoàn thiện các mục tiêu của giai
đoạn trước. Với Hồ Chí Minh, sức mạnh của yếu tố dân tộc không chỉ là
sức mạnh truyền thống vốn có, mà đã phát triển, nâng lên một tầm cao mới,
nhờ biết kết hợp lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Thực tế đã chứng minh, trong
các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ giành độc lập của
đất nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã góp phần nhân lên sức mạnh tinh
thần của dân tộc, giúp nhân dân ta vượt qua bao gian khổ, hy sinh, hoàn

giải phóng nhân dân Trung Quốc đẩy Quốc dân Đảng ra Đài Loan, chính
quyền mới thuộc về tay công nông.
Ở Đông Dương, căn cứ tình hình tiến triển cách mạng chung trên thế
giới, trong Nghị quyết về cách mạng Đông Dương (9–1929), Quốc tế Cộng
sản chỉ rõ: Trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng đó chỉ có thể tư sản
dân chủ, nghĩa là trong giai đoạn đó nó chưa thể giải quyết những vấn đề
trực tiếp xã hội chủ nghĩa… Tính chất của nó, cách mạng Đông Dương
phải là và sẽ là một cuộc cách mạng ruộng đất và phản đế.
Việt Nam là nước thuộc địa, nửa phong kiến, nghĩa là hoàn cảnh
khác Nga và Trung Quốc, nên đòi hỏi Hồ Chí Minh phải vận dụng sáng tạo
kinh nghiệm cách mạng Nga, cách mạng Trung Quốc và Nghị quyết của
Quốc tế cộng sản trong tiến trình cách mạng Việt Nam nhằm đảm bảo
thắng lợi, đồng thời góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.
Do đó, khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh “chủ trương làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cuộc cách
mạng mà Hồ Chí Minh chủ trương mang tính chất một cuộc cách mạng vô
sản ở nước thuộc địa, nửa phong kiến, có nền kinh tế chưa phát triển. Cuộc
cách mạng đó có ba nhiệm vụ cơ bản được tiến hành khăng khít với nhau,
nhưng không nhất loạt ngang hàng nhau:
Một là, đánh đuổi thực dân đế quốc Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc;
Hai là, đánh đổ chính quyền tay sai của thực dân Pháp (phong kiến
đương quyền, tầng lớp đại địa chủ và đại tư sản việt Nam) thực hiện khẩu
hiệu “người cày có ruộng” và các quyền dân chủ cơ bản cho nhân dân.
Ba là, tiến hành từng bước xây dựng đất nước độc lập, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân, hướng theo mục đích
“đi tới xã hội cộng sản”.
Ba nhiệm vụ cơ bản nói trên được chỉ đạo thực hiện lồng ghép khăng
khít, xen kẽ với nhau thành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng:
18
- Chiến lược giải phóng dân tộc chủ yếu về mặt chính trị - độc lập

giữa các dân tộc để đạt được mục tiêu chung là giải phóng toàn thể xã hội
khỏi ách bóc lột, áp bức và khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp.
Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thì vấn đề
dân tộc và vấn đề dân chủ là hai nhiệm vụ cơ bản cần được tiến hành khăng
khít với nhau, nhưng không tiến hành song song nhất loạt ngang nhau. Ưu
tiên vấn đề dân tộc vì đó là sự nghiệp giải phóng toàn dân, không phân biệt
giai cấp, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo. Hễ ai là người Việt Nam đều được đổi
đời, từ người dân mất nước thành người làm chủ đất nước. Còn vấn đề dân
chủ phải phục vụ cho nhiệm vụ dân tộc. Do vậy, để huy động lòng yêu nước
của giai cấp nông dân và các tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ vào việc cứu nước,
ngay trong Cương lĩnh thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng phải thu
phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ
địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến” [24, 3].
Khi có điều kiện tiến hành cách mạng ruộng đất, Hồ Chí Minh chủ
trương dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên
hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có
phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến. Theo Hồ Chí Minh,
trong khi thực hiện cải cách ruộng đất phải phân biệt đỗi đãi với địa chủ tùy
thái độ chính trị của mỗi người. Nghĩa là dùng chính sách phân biệt: tịch
thu, trưng thu, trưng mua, kêu gọi hiến điền để tự cải tạo thành phần xã hội
mà không dùng chính sách tịch thu cả loạt hay trưng thu cả loạt. Chính
sách cải cách ruộng đất nói trên của Người vừa thỏa mãn yêu cầu của nông
dân về ruộng đất, vừa củng cố liên minh công nông và trí thức, vừa củng cố
và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất. Chủ trương đúng đắn ấy rất có
“lợi cho kháng chiến và lợi cho sản xuất”.
20
Trên thực tế, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945,
chính quyền mới đã chia cho dân nghèo không có ruộng hoặc thiếu ruộng,
tạm cấp ruộng đất vắng chủ cho nông dân cày cấy, chia lại công điền, công
thổ cho cả nam lẫn nữ và buộc chủ ruộng phải giảm tô 25% cho nông dân.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status