Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của việt nam từ năm 2001 đến nay - Pdf 95

Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh
tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay

Đinh Thị Xuân Tươi

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60 31 40
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Làm rõ chủ trương quan điểm, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam
về “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”. Phân tích thực trạng của hoạt động “ngoại
giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta từ năm 2001 đến nay. Rút ra một số kinh
nghiệm trong thực hiện “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta trong thời
gian qua. Nêu lên phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục
vụ phát triển kinh tế thời gian tới.

Keywords: Quan hệ quốc tế; Phát triển kinh tế; Việt Nam; Ngoại giao

Content
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động ngoại giao của bất kỳ nước nào từ xưa đến nay bao giờ cũng nhằm phục vụ
ba mục tiêu cơ bản là: Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế; tranh thủ và tạo những điều kiện
quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước; Ba mục tiêu ấy liên quan mật thiết với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất nhằm làm cho đất nước hùng mạnh, phát triển,
trong đó sức mạnh kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Những mục tiêu trên có thể nói là
không thay đổi, song nội dung cụ thể của nó, nhất là phương pháp tiến hành để đạt được
những mục tiêu ấy không phải lúc nào cũng đứng yên mà chúng chuyển hoá theo thời gian,
tuỳ thuộc vào diễn biến của lịch sử, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của một quốc gia. Trong

ở nước ta không phải là vấn đề
mới, mà đã được tiến hành từ khá lâu và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào
thắng lợi của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Suốt hơn 20 năm qua năm qua, phát huy
truyền thống và những thành tựu đối ngoại trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ngoại giao Việt
Nam đã chuyển hướng mạnh sang phục vụ kinh tế, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là tạo môi
trường hòa bình, ổn định và điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế, lấy việc mở rộng
hoạt động kinh tế đối ngoại làm trọng tâm. Điều đó cũng dễ hiểu, vì một khi đất nước đã
giành được độc lập, thống nhất, nhưng vẫn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ
phát triển so với nhiều nước khác, thì nhiệm vụ trọng tâm của nước ta là phải đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội. Và chính sách đối ngoại tất yếu phải phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm (*)
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều cách gọi khác nhau về vấn đề này như: “Ngoại giao
kinh tế - Economy Diplomacy”, “Ngoại giao phục vụ kinh tế”, “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”
Những khái niệm đó dù có tên gọi khác nhau, nhưng về nội hàm là đồng nghĩa. Tuy nhiên, luận văn
sử dụng khái niệm “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” để thống nhất với khái niệm đã được Đảng
ta sử dụng trong các văn kiện Đại hội, nhất là trong Nghị quyết Đại hội X.

3
này. Đó vừa là lợi ích tối cao của dân tộc, những đồng thời cũng là thước đo hiệu quả mới của
hoạt động đối ngoại.
Với ý nghĩa đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu phải gắn kết
chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, gắn ngoại giao với kinh tế. Nội dung của hoạt động
ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế được xác định là: Thứ nhất, tạo môi trường quốc tế
thuận lợi cho kinh tế đối ngoại thông qua việc kiến tạo, duy trì khuôn khổ pháp lý song
phương và đa phương; Thứ hai, nghiên cứu, cung cấp thông tin và cơ hội hợp tác kinh tế; Thứ
ba, tham gia các hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô như vận động ODA, FDI hay tìm thị trường
xuất khẩu…; Thứ tư, giúp các địa phương, các doanh nghiệp thiết lập quan hệ kinh tế với đối
tác nước ngoài; Thứ năm, tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp về nước;

Chính vì vậy, việc phân tích một cách toàn diện về thực trạng hoạt động ngoại giao
phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta, nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ trương chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,
từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, tác giả chọn đề tài “Hoạt động ngoại giao phục vụ
phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay” để viết luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành quốc tế học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Như đã nói, ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế không phải là vấn đề mới mà đã
được triển khai trong thực tiễn hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta từ khá lâu. Do
vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Trong
nhiều công trình nghiên cứu về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, nội dung “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” được dành một dung lượng khá thỏa
đáng. Có thể thấy điều đó qua một số công trình sau: Võ Văn Kiệt, Nền ngoại giao đổi mới,
Tuần báo Quan hệ Quốc tế, 1994; Võ Văn Đức, Kinh tế đối ngoại của nước ta trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010, Tạp chí Ngân hàng, số 8/2002; Trình
Mưu, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), Quá trình triển khai thực hiện chính
sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2005;
Phí Như Chanh, Phạm Xuân Thâu, Phạm Văn Linh (chủ biên), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ
đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005; Vũ Dũng, Hội nhập kinh tế quốc tế - tác động
và giải pháp, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 6/2005; Vũ Dương Ninh, Quan hệ đối
ngoại Việt Nam trên chặng đường 60 năm (1945-2005), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2005;
Nguyễn Mạnh Cầm, Ngoại giao thời kỳ đổi mới - giai đoạn mới của nền ngoại giao Việt Nam
hiện đại, Tạp chí Cộng sản tháng 10/2005; Vũ Khoan, Thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại qua
20 năm đổi mới, báo Nhân Dân ngày 14/11/2005; Phạm Đức Thành, Vũ Tuyết Loan (chủ
biên), APEC và sự tham gia của Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội 2006; Nguyễn
Hữu Tuất, Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6/2006; Vũ Khoan, Đại hội X của Đảng và
đường lối đối ngoại, báo Nhân Dân ngày 24/8/2006; Nguyễn Mạnh Hùng, Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, Tạp chí Cộng sản

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương quan điểm, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về “Ngoại
giao phục vụ phát triển kinh tế; phân tích thực trạng của hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế” của Việt Nam từ năm 2001 đến nay; phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt
động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế năm tới.

6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
 Phân tích chủ trương quan điểm, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về “Ngoại
giao phục vụ phát triển kinh tế”.
 Phân tích thực trạng của hoạt động “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở nước ta từ
năm 2001 đến nay.
 Rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện “ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế” ở
nước ta trong thời gian qua
 Nêu lên phương hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
 Luận văn tập trung nghiên cứu khái quát hoạt động “ngoại giao phục vụ phát triển kinh
tế” ở nước ta trước năm 2000 và thực trạng hoạt động “ngoại giao phục vụ phát triển kinh
tế” ở nước ta những năm đầu thế kỷ XXI.
 Về mặt thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về “ngoại giao phục vụ phát triển kinh
tế” ở nước ta từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
 Cơ sở lý luận của luận văn được dựa trên quan điểm, thế giới quan và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại của Đảng cộng
sản Việt Nam.
 Luận văn chủ yếu vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, đồng thời kết
hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,
phương pháp liên ngành… Mọi nhận định, đánh giá trong đề tài đều được xây dựng

6. Bộ Ngoại giao, Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - Việt Nam và kinh nghiệm
quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội 7/2005.
7. Nguyễn Mạnh Cầm, Ngoại giao thời kỳ đổi mới - giai đoạn mới của nền ngoại giao
Việt Nam hiện đại, Tạp chí Cộng sản tháng 10/2005.
8. Phí Như Chanh, Phạm Xuân Thâu, Phạm Văn Linh (chủ biên), Đối ngoại Việt Nam
thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.
9. Chính phủ, Nghị định 08/NĐ- CP của Chính phủ, ngày 10/02/2003
10. Colin Budd - Phil Evans - Matthew Goodman - Patrick Rabe, Ngoại giao kinh tế mới - Ra
quyết định và đàm phán trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế (The New Economic
Diplomacy - Decision-Making and Negotiation in International Economic Relations),
Ashgate Publishing Limited, Hampshire 2003.
11. Vũ Dũng, Ngoại giao với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Báo Đầu tư, số ra ngày
/2005
12. Vũ Dũng, Hội nhập kinh tế quốc tế - tác động và giải pháp, Tạp chí Nghệ thuật quân
sự Việt Nam, số 6/2005.

8
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự
thật, , Hà Nội, 1976
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị làn thứ 6 Ban chấp hành Trung
ương khóa VI, lưu hành nội bộ, Hà Nội 1989, trang 40
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị làn thứ 7 Ban chấp hành Trung
ương khóa VI, lưu hành nội bộ, Hà Nội 1989, trang 17
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự
thật, , Hà Nội, 1991, trang 147
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự

33. Vũ Khoan, Ngoại giao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế, số 7 (tháng 9/1995).
34. Vũ Khoan, Thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại qua 20 năm đổi mới, báo Nhân Dân
ngày 14/11/2005.
35. Vũ Khoan, Đại hội X của Đảng và đường lối đối ngoại, báo Nhân Dân ngày
24/8/2006.
36. Võ Văn Kiệt, Nền ngoại giao đổi mới, Tuần báo Quan hệ Quốc tế, 1994.
37. Nguyễn Văn Lịch, Hội nhập kinh tế quốc tế - Nhận diện và giải pháp đối với Việt
Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 93 tháng 3/2005.
38. Đinh Xuân Lý, Quá trình hội nhập khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo đường
lối đổi mới của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.
39. Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), Quá trình triển khai
thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội 2005
40. Tin tham khảo đặc biệt Nga: Chuyển trọng tâm ngoại giao kinh tế sang châu Á, ,
TTXVN, 10/8/2005.
41. Ngoại giao thúc đẩy kinh tế phát triển, http://www.dei.gov.vn
42. Ngoại giao phục vụ kinh tế và kinh tế đối ngoại: Chớ hiểu nhầm,
http://www.dei.gov.vn
43. Cộng hưởng sức mạnh ngoại giao và doanh nghiệp, http://www.dei.gov.vn
44. Nhìn lại một năm "Ngoại giao phục vụ kinh tế", http://www.dei.gov.vn
45. 30 năm Ngoại giao phục vụ kinh tế, http://www.dei.gov.vn

10
46. Kinh tế thế giới - kinh tế đối ngoại của Việt Nam và ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế, http://www.dei.gov.vn
47. Nguyễn Dy Niên, Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế, Tạp chí Quê
Hương, số 223/2003.
48. Vũ Dương Ninh, Quan hệ đối ngoại Việt Nam trên chặng đường 60 năm (1945-
2005), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2005.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status