Chính sách lãi suất của Việt Nam trong thập kỷ qua, những hạn chế và giải pháp - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Chính sách lãi suất của Việt Nam trong thập kỷ qua, những hạn chế và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1:
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Nội dung của chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường.
1. Hoạt động tái chiết khấu
2. Lãi suất trên thị trường tiền tệ
3. Các công cụ khác của chính sách lãi suất
II. Vai trò của chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường
 
CHƯƠNG II.
CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM TRONG THẬP KỶ QUA
I. Chính sách lãi suất tín dụng từ 1986 - 1990
1. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
2. Lãi suất tiền gửi và cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các tổ chức kinh tế
3. Lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng
II. Chính sách lãi suất thời kỳ 1990 đến nay
A. Chính sách lãi suất thời kỳ 1990 - 1996
1. Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các tổ chức kinh tế và dân cư
2. Lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng khác
3. Lãi suất vay giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
B. Chính sách lãi suất từ đầu 1996 đến nay
III. Những thành tựu và hạn chế của chính sách tiền tệ từ năm 1990 đến nay
1. Những mặt tích cực của chính sách lãi suất
2. Những hạn chế của chính sách lãi suất.
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Các giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất
2. Lãi suất phải được xác định một cách khoa học, phù hợp với thực tế phát triển của đất nước
3. Lãi suất phải đảm bảo tính công bằng, không phân biệt đối xử, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các tổ chức tín dụng.
PHỤ LỤC THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ết khấu quá cao hay quá thấp sẽ làm tăng lãi suất tín dụng và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các nguồn vốn tư bản sẽ chảy vào hay chảy ra khỏi một quốc gia.
Việc quy định các mức lãi suất trần hay lãi suất sàn chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển như Việt Nam cũng gây những ảnh hưởng nhất định đối với tính chủ động sáng tạo, cạnh tranh trong hoạt động của các NHTM. Nói chung, chính sách lãi suất đã từng được coi là một công cụ quan trọng trong quá trình điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, nhưng do sự ra đời của thị trường tài chính, thị trường mở và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn...) đã làm cho chính sách lãi suất không còn có tác dụng lớn như trước nữa. Hiện nay, đối với Việt Nam khi mà nghiệp vụ thị trường mở mới ra đời, thị trường tài chính còn đang trong thời kỳ phôi thai thì chính sách lãi suất vẫn còn có những tác dụng quan trọng đối với nền kinh tế.
Chương II.
Chính sách lãi suất của Việt Nam trong thập kỷ qua
Thời kỳ trước năm 1986, với cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp thì vai trò quản lý, kiểm soát của ngân hàng đối với các hoạt động kinh tế, tài chính vừa lỏng lẻo vừa bao sân. Với những nhược điểm, sai lầm của cơ chế quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung đã được Đảng và Nhà nước ra đổi mới trong suốt thời gian qua và đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng qua hai giai đoạn chủ yếu sau:
Từ năm 1986 đến 1990
Từ 1990 đến nay
I. Chính sách lãi suất tín dụng từ 1986 - 1990
1. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Ngày 4/10/1986 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 111/QĐ - HĐBT về nâng cao lãi suất tín dụng.
Ngày 26/10/1986 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 85/QĐ về mức lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất này chỉ đững vững được sau 9 tháng, đến 28/6/1987 Nhà nước lại có Quyết định nâng cao lãi suất tín dụng tại Nghị định số 99/HĐBT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 2/7/1987 Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 68/NH-QĐ quy định mữc lãi suất cụ thể về tiền gửi và tiền cho vay. Lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế quốc dân từ 0,9% - 1,5% /tháng; kinh tế tập thể, cơ quan 18%/ tháng; của tư nhân, cá thể 2,4%/tháng.
Lãi suất tiền vay: Lãi suất tiền vay đối với kinh tế tập thể từ 2,7% - 4,2%/tháng, lãi suất cho vay đối với kinh tế tập thể từ 2,7% - 4,2%/tháng, lãi suất ngoài hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế quốc dân từ 3,6% - 5,1%/tháng (đối với trường hợp vì lợi ích kinh tế) còn nếu không vì lợi ích kinh tế gấp 2 -3 lần lãi suất trong hạn mức tín dụng. Đối với kinh tế tập thể từ 4,2%- 6%/tháng. Các đối tượng khác từ 5,1% - 9,9%/tháng. Lãi suất quá hạn 15% - 21%/tháng, cho vay vốn cố định từ 2,1% - 3,9%/tháng.
Ngày 16/3/1989 Ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 29/NH - QĐ quyết định năng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền. Tỷ lệ lạm phát hai tháng đầu năm 1989 là 8,5%/tháng. Mức lãi suất được công bố là 9%/tháng đối với tiết kiệm không kỳ hạn và 12%/tháng đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng. Với một mức lãi suất huy động cao như vậy đã thu hút được một khối lượng lớn tiền gửi tiết kiệm của công chúng và góp phần làm cho lạm phát giảm xuống nhanh chóng (tháng 4/1989 còn 4,3%) và trở thành thiểu phát vào tháng 5 và 7 năm 1989. Thời gian sau đó thì lạm phát giảm dần và sau đó Ngân hàng Nhà nước ra quyết định về điều chỉnh giảm dần mức lãi suất tiết kiệm.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ tháng 3/1998 đến 3/1999
STT
Số Quyết định
Ngày ra Quyết định
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Loại không kỳ hạn %/th
Kỳ hạn 3 tháng %/th
29/NH-QĐ
16/3/1989
9
12
71/NH-QĐ
25/5/1989
7
9
94/NH-QĐ
29/6/1989
5
7
09/NH-QĐ
9/2/1990
4
6
18/NH-QĐ
19/3/1990
2,4
4
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
2. Lãi suất tiền gửi và cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các tổ chức kinh tế
Ngày 6/2/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị số 39/CT về điều chỉnh lãi suất ngân hàng theo nguyên tắc lãi suất bảo toàn vốn vho người gửi và cho vay, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động chỉ số giá cả thị trường. Viêck điều chỉnh lãi suất được tiến hành từng bước theo hướng thu hẹp dần khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi tiết kiệm và lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế
STT
Số Quyết định
Ngày ra Quyết định
Lãi suất tiền guỉ %/th
Lãi suất tiền vay
Vốn LĐ %/th
Vốn CĐ %/th
Nợ qúa hạn %/th
85/NH-QĐ
5/2/1988
0,9 - 1,5
1,8 - 6,0
1,5 - 4,0
18
42/NH-QĐ
15/4/1989
4,0 - 5,8
6,0 - 6,5
5,95- 6,5
18
73/NH-QĐ
31/5/1989
2,7 - 4,0
4,8 - 5,5
4,5 - 5,3
8
100/NH-QĐ
12/7/1989
1,8 - 3,0
2,1 - 4,0
3,3 - 3,8
6
09/NH-QĐ
9/2/1990
1,2 - 2,4
2,5 - 3,6
2,6 - 3,5
6
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
3. Lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng
đơn vị: %/tháng
STT
Số Quyết định
Ngày ra Quyết định
Lãi suất tiền gửi
Lãi suất
cho vay
Lãi suất nợ qúa hạn
27/NH-QĐ
13/5/1988
1,5 - 1,8
1,5
15
50/NH-QĐ
19/4/1989
4,0 - 5,8
5,9 - 6,09
15
76/NH-QĐ
8/6/1989
2,7 - 4,0
4,2 - 4,5
8
101/NH-QĐ
12/7/1989
1,8 - 3,0
3,05 - 3,3
6
10/NH-QĐ
9/2/1990
1,2 - 2,1
2,1 - 3,0
6
19/NH-QĐ
29/3/1990
0,9 - 1,5
1,5 - 2,4
5
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chia thành hai cấp là Ngân hàng Nhà nước và các NHTM quốc doanh. Do hệ thống ngân hàng được chia thành hai cấp cho nên xuất hiện thêm loại lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng khác. Lần đầu tiền lãi suất này được hình thành theo Quyết định số 27/NH-QĐ ngày 13/5/1988. Trong suốt thời gian này, mức lãi suất đã được điều chỉnh nhiều lần theo các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
Lãi suất tiền gửi và cho vay của các tổ chức tín dụng
Thông thường, mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các tổ chức tín dụng rất sát với lãi suất của các tổ chức tín dụng áp dụng đối với các tổ chức kinh tế đặc biệt là lãi suất tiền gửi trong đó lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước cao hơn so với lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.
Nhìn chung, trong thời kỳ 1986 - 1990 thì những sự thay đổi của chính sách lãi suất có những ưu và nhược điểm sau:
A. Ưu điểm
Trong thời kỳ này, để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường đã hình thành các loại lãi suất mới như lãi suất cho vay thiếu hụt cán cân thanh toán bù trừ, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng... để có thể triển khai các nghiệp vụ mới của ngân hàng.
Chính sách lãi suất có sự thể hiện xu hướng tự do hoá lãi suất và thu hẹp dần số lượng mức lãi suất quy định.
Các mức lãi suất đã điều chỉnh nhiều nên cũng phản ánh được phần nào những sự biến động của giá cả trên thị trường.
B. Nhược điểm:
Chính sách lãi suất có sự thể hiện xu hướng tự do hoá lãi suất nhưng được xây dựng hợp lý và vẫn còn dựa trên số liệu cũ và theo kinh nghiệm truyền thống nên có những lúc lãi suất ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status