Tài liệu Qui trình Vận hành và Bảo dưỡng Tụ điện 110KV Loại EX-7L - Pdf 97

CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1
XÍ NGHIỆP ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮCQUI TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
TỤ ĐIỆN 110KV LOẠI EX-7L
Biên soạn: Phòng KT-VH
Phê duyệt: PGĐ. Đoàn Văn Sâm
Hà Nội 07/2007
CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1
XN ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC
Số: /QĐ-NGE-P4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng 07 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Ban hành quy trình vận hành và bảo dưỡng
Tụ điện EX-7L
GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC
Căn cứ Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 41/HĐBT ngày
14/8/1982 về việc ban hành Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
được Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực 1 quy định;
Căn cứ vào Quyết định số 2575/QĐ-ĐL-P3 ngày 30/11/2005 của Giám
đốc Công ty Điện lực 1 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc;
Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Kỹ thuật - Vận hành,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình vận hành

Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng cho các trạm 110kV do Xí nghiệp Điện cao thế miền
Bắc quản lý có sử dụng loại tụ điện 110kV kiểu EX-7L do hãng Cooper sản
xuất. Quy trình này chỉ áp dụng trong phạm vi nội bộ Xí nghiệp Điện cao thế
miền Bắc.
Những nội dung liên quan đến công tác vận hành, thí nghiệm và bảo
dưỡng tụ điện EX-7L không nêu trong Quy trình này được thực hiện theo tài
liệu của nhà chế tạo và các quy trình, quy phạm về vận hành thiết bị.
Điều 2. Biên soạn, soát xét và phê duyệt
Biên soạn : Cán bộ phòng Kỹ thuật-Vận hành
Soát xét : Trưởng Phòng Kỹ thuật-Vận hành.
Phê duyệt : Phó Giám đốc Kỹ thuật.
Điều 3. Trách nhiệm thực hiện
- Cán bộ kỹ thuật theo dõi vận hành trạm 110kV
- Trực ban vận hành Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc.
- Lãnh đạo các đơn vị quản lý vận hành trạm, khu vực (gồm trưởng, phó,
kỹ thuật viên, kỹ sư an toàn chuyên trách) có loại tụ trên.
- Trực ca tại các trạm 110kV có loại tụ trên.
Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
1
Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L
Phần II
ĐỊNH NGHĨA, TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN
Điều 4. Định nghĩa
- Xí nghiệp: Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc.
- Công ty: Công ty Điện lực 1.
- Nhân viên Vận hành trạm bao gồm: Trực chính, trực phụ.
- Điều độ lưới điện phân phối (B): Điều độ lưới điện của các Công ty cổ

3. Khi tiến hành kiểm tra trong vận hành phải đứng cách xa tụ điện 1,5m.
4. Không dùng dụng cụ gõ vào sứ đỡ cách điện, hoặc gây rung động va
đập vào sứ đỡ cách điện.
Điều 8. Các bước chuẩn bị trước khi đóng điện vào tụ điện
Trước khi đóng điện vào tụ điện phải kiểm tra các hạng mục sau:
1. Kiểm tra độ chắc chắn của các đầu nối nhất thứ cao áp.
2. Kiểm tra đấu nối đã đúng theo sơ đồ đấu nối chưa.
3. Vệ sinh bề mặt sứ cách điện, bề mặt các bình tụ và sứ cách điện của
dàn tụ.
4. Kiểm tra trụ đỡ có bị nghiêng, có chắc chắn và đã được nối với hệ
thống nối đất của trạm.
5. Kiểm tra sự ghép nối các bình tụ với khung giá đỡ có chắc chắn.
6. Kiểm tra sự rỉ dầu của các bình tụ.
7. Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa các phần mang điện giữa các pha
với nhau và giữa các pha với đất.
8. Kiểm tra hệ thống rơle cài đặt theo phiếu chỉnh định và sẵn sàng làm
việc.
9. Đo điện dung của từng chuỗi tụ và nhiệt độ môi trường tại thời điểm
đo.
10. Kiểm tra độ chắc chắn các điểm bắt bu lông đế trụ.
Điều 9. Đóng cắt điện vào giàn tụ
- Các thiết bị đóng cắt cho giàn tụ phải có dòng danh định bằng hoặc lớn
hơn 135% dòng danh định của giàn tụ.
- Các thiết bị đóng cắt cho giàn tụ phải có khả năng đóng cắt giàn tụ khi
điện áp hệ thống cực đại.
- Đối với giàn tụ trung tính nối đất trực tiếp, thiết bị đóng cắt cho giàn tụ
phải thỏa mãn điện áp phục hồi cao gấp 2 lần. Đối với giàn tụ trung tính không
Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
3
Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L

1. Rơle bảo vệ dòng điện, điện áp không cân bằng
Nhằm phát hiện các hiện tượng không cân bằng: không cân bằng cố hữu
do sai số của các bình tụ, không cân bằng hệ thống do không cân bằng điện áp
giữa các pha của lưới, không cân bằng do sự cố các phần tử nối tiếp.
Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
4
Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L
Trong trường hợp dòng không cân bằng vượt quá giá trị cảnh báo lựa
chọn khoảng 50% giá trị cắt của bảo vệ thì tất cả các bình tụ phải được kiểm tra
lại điện dung.
Nếu bảo vệ không cân bằng đã tác động cắt máy cắt tụ ra khỏi lưới, thì tất
cả các bình tụ phải được đo lại để xác định bình sự cố và thay thế các bình bị sự
cố
2. Bảo vệ quá dòng
Khi sự cố các bình tụ làm xuất hiện quá dòng điện trong nhánh có phần tử
bị sự cố, bảo vệ quá dòng sẽ ngăn chặn tiếp các sự cố. Sử dụng các khối bảo vệ
chính sau: 50, 50N, 51, 51N, 50BF, 64, 67N, 49.
3. Bảo vệ quá/kém áp: bảo vệ quá điện áp, bảo vệ điện áp thấp.
Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
5
Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L
Chương II
THÍ NGHIỆM, SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG
Điều 13. Các quy định về thí nghiệm và bảo dưỡng tụ điện
1. Thí nghiệm và bảo dưỡng tụ điện được thực hiện bởi nhân viên có kinh
nghiệm đã được huấn luyện và đào tạo sửa chữa các tụ điện và có hiểu biết về
các qui trình an toàn, các cảnh báo trong hướng dẫn vận hành của nhà chế tạo
hoặc công việc chỉ được thực hiện dưới sự giám sát, hướng dẫn của các nhân
viên này.
2. Bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ tụ điện thực hiện theo quy định của

+ So sánh với giá trị đo được lần gần nhất. Nếu nhánh tụ nào có giá trị
điện dung tăng thì tiến hành xác định bình có điện dung tăng.
Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
Điểm giữa
Hình 1
7
Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L
Hình 2
2. Thay thế bình tụ hỏng:
Khi đã xác định được vị trí các bình tụ hỏng, lựa chọn bình cùng loại cùng
số series, có thông số tương tự như bình đang vận hành( có cùng công suất, điện
áp và điện dung). Dòng không cân bằng được kiểm tra sau khi đấu nối lại phải
có giá trị không được vượt quá 20% giá trị vận hành định mức của hệ thống bảo
vệ.
Điều 16. Thí nghiệm tụ điện
1. Thí nghiệm khi xuất xưởng:
- Thí nghiệm khả năng chịu điện áp xung sét.
- Đo điện trở cách điện
- Đo điện dung tụ
- Đo dòng không cân bằng của giàn tụ.
2. Thí nghiệm trước khi đưa tụ vào vận hành:
- Đo điện trở tiếp xúc các kẹp cực, khớp nối.
- Đo điện trở cách điện
- Đo điện dung các bình tụ
- Kiểm tra dòng không cân bằng.
Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
8
TB đo
điện dung
Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L

Mỗi bình tụ bên trong có chứa các phần tử tụ nhỏ, các phần tử tụ nhỏ này
được tạo nên bằng các lá điện cực nhôm và các lá polypropylene cách điện. Các
phần tử này được tổ hợp nối tiếp và song song để tạo nên một bình tụ có công
suất và điện áp theo yêu cầu.
Khi các lá cách điện polypropylene của một phần tử tụ bị sự cố thì năng
lượng tích trữ trong các phần tử tụ song song phóng qua điểm sự cố làm chọc
thủng một số lá kim loại. Hồ quang nhỏ là nguyên nhân làm hàn dính các lá
nhôm với nhau thành một điểm điện dẫn, làm ngắn mạch các phần tử tụ song
song, làm cho các chuỗi nối tiếp còn lại bị quá điện áp.
Khi có một bình tụ trong một chuỗi nối tiếp của một nhánh nào đó bị sự
cố( ngắn mạch một phần tử tụ con bên trong) làm cho điện dung của bình tụ đó
và điện dung của nhánh đó tăng gây ra dòng điện đi qua nhánh đó tăng lên, dẫn
đến xuất hiện dòng điện không cân bằng đi qua biến dòng trung tính. Nếu trị số
đạt ngưỡng thì rơle có thể báo tín hiệu cảnh báo hoặc tác động đi cắt máy cắt tụ.
Các bình tụ được thiết kế vận hành liên tục ở điện áp bằng 110% điện áp
định mức. Nếu vận hành trên 110% điện áp định mức sẽ làm giảm tuổi thọ của
các bình tụ, do đó chỉ vận hành quá điện áp trong các điều kiện đặc biệt.
Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
10
Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L
Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
11
Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L
Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc
12
Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L
3. Các thông số kỹ thuật một bình tụ
- Hãng sản xuất: Cooper-Mỹ
- Kiểu loại : EX-7L
- Lắp đặt : ngoài trời


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status