Tài liệu Đề án “Tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005” - Pdf 99



TRƯỜNG
Khoa………………. ĐỀ ÁN MÔN HỌC Tình hình thực hiện mục tiêu
việc làm trong 3 năm đầu của
kế hoạch 5 năm 2001-2005

Đề án môn học
Kế hoạch 42B
1
LỜI NÓI ĐẦU
Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính
chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Việt Nam trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã đạt được
những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao trong một số năm, giải quyết tốt vấn đề về lương thực Tuy nhiên Việt Nam
cũng còn phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình phát triển.
Một trong những thách thức đó là tỷ lệ thất nghiệp cao, nhu cầu về việc làm đang
tạo lên sức ép to lớn đối với nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó việc chăm lo giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ
bản và c
ấp bách, đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội phải
quan tâm.Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm là nhiệm vụ
hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội. Nó hỗ trợ, thúc đẩy, xây dựng các kế hoạch bộ phận

những vật chất đó, làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Lao
động chính là việc s
ử dụng sức lao động. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất
hoạt động trong quá trình lao động. Nó tác động và đưa các tư liệu lao động
vào hoạt động để tạo ra sản phẩm. Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm ba
thành phần hợp thành (người lao động, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng
hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực khởi đầu của sản xuấ
t.
2. Lực lượng lao động
Dân số trong độ tuổi lao động của một nước thường được chia làm hai bộ
phận là: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt kinh tế.
Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là dân số nguồn lao động hay lực lượng lao
động là những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc, hoặc không có
việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Như vậy, lực l
ượng lao động trong độ
tuổi lao bao gồm số người có việc làm và số người thất nghiệp là những người
không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc.
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người khác trong độ
tuổi lao động không thuộc nhóm có việc làm hoặc thất nghiệp. Bộ phận này
bao gồm: những người không có khả năng làm việc do tàn tật ốm đau, mất
sứ
c kéo dài; những người chỉ làm việc nội trợ của chính gia đình mình và
được trả công; học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động; những nguời không
hoạt động kinh tế vì những lí do khác.
Đề án môn học
Kế hoạch 42B
3
3. Việc làm.
Có ý kiến cho rằng, việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa
sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của

Đề án môn học
Kế hoạch 42B
4
5. Kế hoạch việc làm
Kế hoạch việc làm là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh
tế xã hội, nó xác định tổng quy mô, cơ cấu và chất lượng của bộ phận dân số
hoạt động kinh tế cần có trong thời kì kế hoạch; xác định một số chỉ tiêu xã
hội của lao động như : nhu cầu làm việ mới, nhiệm vụ giải quyế
t việc làm
đồng thời đưa ra các chính sách cần thiết nhằm khai thác, huy động và sử
dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lao động.
Trong hệ thống kế hoạch hoá quốc gia, kế hoạch hoá việc làm có ý nghĩa đặc
biệt, nó bao hàm cả ý nghĩa của kế hoạch biện pháp và kế hoạch mục tiêu. Là
kế hoạch biện pháp, kế hoạch việc làm nhằm vào mục tiêu tăng trưởng, kế
hoạ
ch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế, tạo điều
kiện về việc làm để thực hiện mục tiêu này. Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch
việc làm bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ thống các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội như: giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế thất
nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn lao
động.

II.Vai trò của kế hoạch việc làm trong hệ thống kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội
1. Vai trò của kế hoạch
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính chất đa thành phần sở hữu, nó tác
động mạnh mẽ tới mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội . Trong nền kinh
tế này kế hoạch thể hiện ý thức của chính phủ để đạt được tăng trưởng kinh tế
nhanh với mức việc làm cao và ổn định giá cả thông qua chính sách tài khoá
và tiề

thành nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ trước mắt mà không chú trọng đến xu
hướng và các biện pháp phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Đa số các
nỗ lực của nhà hoạch định chính sách chỉ tập trung xây dựng chiến lược lao
động kèm theo. T
ừ những năm 80 đến nay, kế hoạch giải quyết việc làm được
đặc trưng bởi sự lồng ghép của các kế hoạch lao động việc làm với kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của đất nước trên tầm vĩ mô. Trong trường hợp này,
kế hoạch giải quyết việc làm của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là điều
kiện tiên quyết của các chi
ến lược phát triển kinh tế.
2.2. Kế hoạch việc làm có mối quan hệ mật thiết với kế hoạch tăng trưởng
kinh tế, kế hoạch vốn đầu tư và kế hoạch nguồn lao động.
2.2.1. Kế hoạch việc làm và kế hoạch tăng trưởng kinh tế
Đề án môn học
Kế hoạch 42B
6
Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch tăng trưởng kinh
tế là bộ phận quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết
định sự phát triển của đất nước. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ
sở để xác định các kế hoạch mục tiêu quan trọng khác trong đó có cả kế hoạch
việc làm. Các chỉ tiêu của kế hoạch t
ăng trưởng còn sử dụng làm cơ sở cho
việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũng như xây dựng các cân dối chủ yếu
cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua
lại với kế hoạch giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt lý
luận, n
ếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ giải quyết được việc
làm cho người lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra. Vì vậy,
thông thường việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước thường

ản xuất đó là yêu cầu cơ bản của kế
hoạch việc làm và kế hoạch vốn đầu tư trong quá trình thực hiện kế hoạch
tăng trưởng kinh tế.
2.2.3. Kế hoạch việc làm và kế hoạch nguồn lao động
Kế hoạch việc làm chủ động đặt ra yêu cầu cần thiết cho kế hoạch nguồn lao
động. Từ nguồn lực lao động sẵn có xác định khả
năng hiện tại về việc làm
cho người lao động để quyết định xây dựng các kế hoạch biện pháp khác
trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp. Kế hoạch việc
làm chủ động đưa ra các chính sách, giải pháp để phát triển nguồn lao động
đất nước.
Căn cứ vào số lao động có việc làm ở kỳ kế hoạch là cơ sở để đảm b
ảo đời
sống vật chất, tinh thần, môi trường xã hội, thu nhập bình quân đầu người
Người lao động có việc làm thì đời sống của họ được nâng cao. Vấn đề quan
trọng là việc làm đó có phù hợp với nguyện vọng, khả năng người lao động,
có phát huy sáng tạo đem lại thu nhập cho người lao động hay không? Sự lựa
chọn từ cả hai phía người lao động và người sử dụng lao
động, vì mục tiêu
hiệu quả sẽ đưa đến khả năng tăng nhanh hiệu quả toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Như vậy kế hoạch giải quyết việc làm là bộ phận kế hoạch biện pháp quan
trọng của kế hoạch nguồn lao động.
Tóm lại, bên cạch việc thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm cần kết hợp với
k
ế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch vốn đầu tư, kế hoạch nguồn lao động
để có một bức tranh hoàn thiện về phát triển kinh tế xã hội.

Đề án môn học
Kế hoạch 42B
8

thác phát triển lợi thế về điều kiện sinh thái phù hợp với nhu cầu thị trường
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quỹ sử
dụng thời gian lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Phát
Đề án môn học
Kế hoạch 42B
9
huy trí tuệ con người thông qua phát triển giáo dục đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của cả nước và khu vực, đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự nghiệp đổi mới, hội
nhập quốc tế.
II. Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm của kế hoạch
5 năm 2001-2005 ở Việt Nam
1/Mục tiêu
a.Mục tiêu cơ bản lâu dài :tạo việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người lao
động có khả năng lao động có yêu cầu việc làm. Thực hiện các biện pháp để
trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm có
đủ việc làm, đặc biệt có chính sách trợ giúp cụ thể các đối tượng yếu thế trong
thị trường lao động. Thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế
, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm cho người
lao động, nhằm từng bước nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải
thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

b. Mục tiêu cụ thể
: mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu lao động có chỗ làm
việc,giải quyết việc làm mới cho 7,5 triệu lao động , giảm tỉ lệ thất nghiệp ở
thành thị xuống 5,4% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên
80% vào năm 2005. Đạt cơ cấu lao động nông nghiệp 56%, công nghệp và
xây dựng 21%, dịch vụ 23% vào năm 2005. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt
30% ( trong đó đào tạo nghề

nhanh hơn.
Tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt ở nông
thôn trong quá trình tạo việ
c làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Chuẩn bị tốt các điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực kết hợp với
đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại cởi mở, thông thoáng. Tập trung và đổi mới
công nghệ, nâng cao kỹ năng lao động, hình thành và phát triển các ngành
nghề chế biến nhằm tăng quy mô, tỷ tr
ọng xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế
biến, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu
nhưng cần tập trung vào các sản phẩm có dung lượng lớn như: dệt may, giày
dép, chế biến lương thực thực phẩm, gia công cơ khí điện tử tìm kiếm và
mở rộng thị trường đồng thời làm tốt các công tác đào tạo nghề để
đẩy mạnh
xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Đề án môn học
Kế hoạch 42B
11
III. Tình hình giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2003
Tổng số lao động có việc làm mới trong 2 năm 2001-2002 là 2,82 triệu
người,đạt 101,4% kế hoạch,trong đó các chương trình phát triển kinh tế xã
hội thu hút 2,064 triệu người(bằng 22,8%) Xuất khẩu lao động đạt 8,2 vạn
người (bằng 3,9%)so với tổng số chỗ làm việc mới .
Hệ thống các trung tâm dịch vụ làm hàng năm đã tư vấn nghề và tư vấn đào
tạo cho 30 vạn lượt ngườ
i ,đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho 10 vạn người
,giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho 8 vạn người .Vốn vay giải
quyết việc làm thông qua hệ thống kho bạc nhà nước đã vào nề nếp ,hàng
năm doanh số cho vay từ 700 đến 800 tỷ đồng .Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dưới

Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐNT 74,3% 75%
Bảng 3:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Năm 2001 2002
Số người không có trình độ
CMKT
32756792 32695059
Số người trình độ sơ cấp học ngề 6733012 8021670
Số công nhân kỹ thuật có bằng 4643446 5128149
Tổng 39489808 40716856
Nhận xét:
 Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm
 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm nhưng vẫn còn cao
 Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp
IV.Đánh giá chung tình hình gải quyết việc làm trong 3 năm
2001-2003
1/Nhân tố tác động đến việc làm
Để có được những thành tựu trên ,có nhiều nhân tố tác động nhưng nổi bật là
những nhân tố sau đây
 Thứ nhất, trong những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm của
người lao động được thay đổi cơ bản về nhận thức và quá trình
thực hiện. Từ chỗ người lao động thụ động trông chờ vào sự sắp
xếp việc làm của nhà nước đã chuyển sang người lao động ch

động tích cực tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã
Đề án môn học
Kế hoạch 42B
13

14
văn hoá tinh thần của nhân dân được chú trọng quan tâm hơn ,các lễ hội truyền
thống của nhân dân được khôi phục đáng kể
3/Hạn chế và nguyên nhân
a.hạn chế
+cơ cấu lao động chuyển dịch chậm :theo nhóm ngành kinh tế ta có:
(triệu người) Tỷ trọng
Nhóm ngành 2001-2002 2001-2002
nông ,lâm ,ngư nghiệp 1,735 61,5%
xây dựng,công nghiệp 0,595 21,2%
dịch vụ 0,250 17,4%
Tổng 2,82 100%
+tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm nhưng vẫn còn cao,nhất là ở các thành phố
lớn và các khu công nghiệp.

Năm 2000 2001 2002
Tỷ lệ TNTT 6,42% 6,28% 6,01%

+Thời gian lao động ở nông thôn ,nông nghiệp tăng rất chậm ,đặc biệt ở
những địa bàn chuyển đổi mạnh đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì
tình trạng thiếu việc làm sẽ diễn ra một cách gay gắt trong các năm tới.
+lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp
+ thể chế chính sách về lao động còn nhiều bất cập,chương trình việc làm
theo các dự án triển khai còn chậm từ khâu phân bổ v
ố vay đến khâu giải ngân.
+nhu cầu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội,phần đông người
đến tuổi lao động đều mong muốn có việc làm nhưng khả năng thực tế chưa đáp
ứng được
b. Nguyên nhân
+do tốc độ gia tăng nguồn lao động còn cao trong khi khả năng thu hút lao

ệc làm có hiệu quả nhưng do nguồn vốn hạn hẹp
nên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của dân.
+Các hoạt động phát triển thị trường lao động ở Việt Nam mới ra đời ,hỗ trợ từ
ngân sách còn hết sức khiêm tốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phát triển
thị trường lao động .
+Kinh phí hỗ trợ đầu t
ư trang thiết bị phục vụ hoạt động tư vấn ,gới thiệu việc
làm được phân bổ theo ngân sách dành cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm nhưng
không phải tất cả các địa phương đã dành nguồn vốn này cho hoạt động dịch vụ
việc làm(Các địa phương chỉ nới phân bổ lại cho các trung tâm dịch vụ việc làm
khoảng 60% so với nguồn kế hoạch)
Đề án môn học
Kế hoạch 42B
16
Phần III :Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch
lao động việc làm thời kỳ 2004-2005 của kế hoạch 5 năm
2001-2005
I.Cơ hội và thách thức
1/cơ hội
2/ thách thức
II Nhiệm vụ và mục tiêu giải quyết việc làm trong thời kỳ 2004-
2005
1/ Mục tiêu
+giải quyết việc làm cho 3,18 triệu lao động trong đó tạo việc làm thông qua các
chương trình phát triển kinh tế xã hội là 2,35 triệu ,qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc
làm 0,7 triệu và xuất khẩu lao động 13 vạn người.
+ giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 5,4% và nâng tỷ lệ sử dụng thời
gian lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005
+ Nâng tỷ lệ qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 30% vào nă
m 2005

 giải quyết việc làm có trọng tâm trọng điểm
 Đa dạng hóa các loại hình việc làm và chú ý việc làm tại chỗ,nhất
là trong nông nghiệp,nông thôn
 Các giải pháp tạo việc làm phải đồng bộ toàn diện song cần có các
bước tính đột phá tùy từng đị
a phương
Từ đó có các giải pháp sau:
1/Các giải pháp chung
1.1Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm
Đây là giải pháp cơ bản quan trọng nhất quyết định việc tăng giảm chỗ làm việc
trong thị trường lao động. Do vậy phải thực hiện các hoạt động nhằm giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm, tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư để tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động.
Đề án môn học
Kế hoạch 42B
18
1.1.1 Khu vực nông thôn
a . Thay đổi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Ở những vùng đồng bằng nông thôn nơi tập trung phần lớn lao động của
cả nước, nơi có tỷ lệ thất nghệp cao thì cây lúa vẫn là chủ đạo trong cơ cấu
cây trồng. Vì thế, lao động nông thôn vốn đã dư thừa lại có nguy cơ dư thừa
hơn khi việc canh tác lúa và cây trồng hoa màu đòi hỏi ít lao động th
ủ công
do hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ sản xuất, trình độ cơ giới hoá,
thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã tương đối hoàn
chỉnh. Chính vì thế việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một giải pháp tốt. Cơ
cấu cây trồng cần chuyển đổi theo hướng phục hồi những cây trồ
ng truyền
thống phù hợp với điều kiện dất đai, điều kiện tự nhiên từng vùng.

ề với hơn 800 lò
gốm, hàng năm đã sản xuất ra trên 50 triệu sản phẩm các loại và không chỉ tạo
đủ việc làm cho lao động địa phương mà hàng ngày còn thu hút từ 1.500 đến
2.000 người từ nơi khác đến làm việc. Hiện nay cả nước có khoảng 1.450 làng
nghề, chúng ta có thể phát triển qui mô sản xuất, đổi mới sản phẩm, khuyến
khích xuất khẩu những mặt hàng có tính chiến lược.
Để phát triển ngành nghề
một cách vững chắc, có hiệu quả cần phải tạo vốn
cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp làm nghề. Đổi mới công nghệ, thiết
bị phù hợp với năng lực về vốn, trình độ sử dụng lao động. Đào tạo và đào tạo
lại lực lượng lao động lành nghề, đảm bảo đội ngũ kế thừa có những kỹ năng
nghề nghiệp truy
ền thống và nắm vững những kỹ năng nghề nghiệp của một
nền sản xuất hiện đại. Tạo thị trường ổn định cho các sản phẩm làng nghề.
c. Phát triển hình thức kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là hình thức sản xuất một mặt có tác dụng phát triển nông
nghiệp, mặt khác góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong
điều kiện kinh tế
nước ta hiện nay, để khuyến khích phát triển hình thức kinh
tế trang trại cần tập trung vào một số biện pháp:
Thứ nhất, phát triển kinh tế trang trại vừa phải đảm bảo cho trang trại phát
triển, vừa phải đảm bảo không để tích tụ đất đai qúa lớn dẫn đến bóc lột địa
tô, vừa đảm bảo cho người lao động nông nghiệp có đất để sản xuất và sinh
số
ng.
Thứ hai, từng bước hình thành và phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh
dịch vụ trong nông nghiệp nông thôn để giải quyết việc làm và ổn định thu
nhập cho người lao động. Tạo điều kiện cho các trang trại vay vốn mở rộng
quy mô sản xuất. Đào tạo ngành nghề cho người lao động ở nông thôn mà
Đề án môn học

c sách, đa dạng hoá các mặt hàng
trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng được nhiều lao động như may
mặc, giày da, gốm sứ, xe máy Mở rộng thị trường ở các nước phát triển,
trong đó coi trọng thị trường Châu á -Thái Bình Dương.
b. tập trung vào công tác xây dựng cơ bản
Đề án môn học
Kế hoạch 42B
21
Xây dựng các công trình về giao thông, y tế, giáo dục, đền ơn đáp nghĩa, vui
chơi giải trí làm tăng cầu lao động. Theo ý kiến của các nhà chuyên gia kinh
tế cho là nên sử dụng nhiều lao động thủ công ở một số khâu trong xây dựng
cơ bản để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 5 năm đã xây dựng
mới 1.200 km và nâng cấp 3.790 km đường quốc lộ; mở rộng và hiện đại hoá
một số c
ảng biển quan trọng: Hải Phòng, Sài Gòn, Cửa Lò đến năm 2000 cả
nước có 100% số tỉnh huyện có điện và 80% xã phường trên toàn quốc có
điện. Để tăng cường xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nhà nước phải
ưu tiên ngân sách cho những nơi có điều kiện khó khăn về giao thông, trường
lớp, trạm y tế.
Bởi vậy, tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng v
ừa làm phát triển kết cấu hạ
tầng xã hội vừa là biện pháp giải quyết việc làm.
c. Xây dựng các công trình trọng điểm
Trong thời gian sắp tới cần xây dựng các công trình trọng điểm như cụm khí -
điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng
thuỷ điện Sơn La, dự tính trong 5 năm phải hoàn thành; đẩy nhanh việc xây
dựng khu kinh tế Dung Quất- Chu Lai. Những công trình tr
ọng điểm này
được triển khai xây dựng sẽ góp phần tạo ra một số lượng lớn việc làm cho
người lao động và chất lượng người lao động cũng được nâng cao.

1.2.2. Xuất khẩu lao động và chuyên gia
“Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần
phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình
độ
tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Cùng
với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động
và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội
ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ”(Nghị định 152/1999/NĐ - CP).
Xuất khẩu lao động tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động củ
a các nghành,
góp phần cải thiện đời sống của số cán bộ công nhân đi làm việc trực tiếp ở
nước ngoài và gia đình họ ở trong nước. Trong những năm gần đây, ngoài
việc xuất khẩu lao động chúng ta còn có các chuyên gia về y tế, giáo dục,
nông nghiệp sang giúp đỡ một số nước Trung Đông, Châu Phi Đến nay,
chúng ta đã đưa lao động và chuyên gia dến làm việc tại 38 nước, vùng lãnh
thổ với số lượng g
ần 30.000 người. Người lao động đã chuyển về nước trên
1,2 tỷ USD / năm.
Đề án môn học
Kế hoạch 42B
23
Trong những năm tới phải tăng quy mô xuất khẩu lao động và chuyên gia để
đến năm 2005 sẽ có khoảng 40-50 vạn và từ năm 2010 trở đi luôn có khoảng
1 triệu lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu
trên phải có những giải pháp thiết thực, sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, các
ngành, các địa phương đoàn thể và sự năng động của doanh nghi
ệp cũng như
nhận thức của người lao động
1.2.3. Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động.

triệu người, trong đó tính riêng năm 1997 thực hiện di dân được 19.910 hộ
với 89.003 nhân khẩu, 44.909 lao động. Ngoài ra còn có thêm trên 1 triệu
người tự di chuyển đến tìm việc và định cư trên các vùng đất mới.
Chính sách phân bố dân cư trong thời gian tới là tổ chức, quản lý tốt hiện
tượng di dân vào các thành phố lớn kiếm việc làm. Khuyến khích lao động di
chuyể
n từ đồng bằng đông dân đi hành nghề tự do hoặc làm thuê ở các vùng
trung du, miền núi. Hình thức di chuyển này chủ yếu là lao động có kỹ thuật,
có tay nghề như thợ mộc, sửa chữa đồ dân dụng, thợ nề theo kiểu “ly nông
bất ly hương”. Mặt khác tiếp tục hỗ trợ di chuyển lao động và dân cư dể xây
dựng vùng kinh tế mới như Lâm Đồng, Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, chính sách phân bố dân cư
cũng phải xem xét dòng di chuyển lao
động, nhất là lao động chất xám, từ khu vực nhà nước ra khu vực ngoài quốc
doanh, sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Đây là dòng di chuyển cần
quan tâm để có chính sách đào tạo, đào tạo lại cho phù hợp, nếu không sẽ dẫn
đến mất cân đối nghiêm trọng về lao động cao cấp ở nước ta.
1.3. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
Thị trường lao động ra đời và phát tri
ển là hiện tượng kinh tế xã hội bình
thường trong nền kinh tế xã hội nước ta. Chính nhờ sự hoạt động này của thị
trường lao động đã góp phần tích cực vào điều chỉnh quan hệ cung, cầu về lao
động và giảm sức ép về việc làm ở nước ta. Tuy nhiên về cơ bản nó vẫn mang
tính tự phát, chưa có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước. Vấn đề đặt ra ở tầm
vĩ mô là Nhà nước phải có sự quản lý, kiểm soát thị trường lao động, tạo điều
kiện cho nó phát triển và hướng vào mục tiêu giải phóng triệt để sức lao động,
từ đó mà giải phóng tiềm năng toàn xã hội.
Việc quản lý, giám sát thị trường lao động là chức năng cơ bản của Nhà nước
trong công tác quản lý lao động phù hợp với cơ chế thị trường. Nhưng Nhà
nướ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status