Download Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - pdf 11

[h2:gdj6iqlh]Download miễn phí Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế[/h2:gdj6iqlh]
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người.
Đối với ngành phi nông nghiệp đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất. Đối với ngành này, quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng như chất lượng thảm thực vật và tính chất tự nhiên sẵn có trong đất.
Đối với các ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ đất luôn chịu tác động như: cày, bừa, làm đất nhưng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi do đó nó là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện lao động.
Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các sản phẩm làm ra được luôn phụ thuộc vào các đặc điểm của đất mà cụ thể là độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. [11]
Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất không phải là yếu tố vĩnh viễn và cố định mà luôn thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Ngoài ra trong quá trình sản xuất dưới tác động của con người thì độ phì nhiêu ngày càng có sự biến động rất lớn. Nếu tác động xấu thì độ phì nhiêu ngày càng cạn kiệt, ngược lại nếu tác động của con người có sáng tạo và khoa học thì độ phì nhiêu của đất ngày càng được nâng cao vì ngoài nhân tố tự nhiên còn có xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của đất đai.
2.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
+ Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội.
Thực tế cho thấy rằng xã hội càng phát triển thì yêu cầu về dinh dưỡng do lương thực và thực phẩm ( đặc biệt là thực phẩm ) ngày càng tăng nhanh. Một đặc điểm quan trọng của hàng hóa lương thực, thực phẩm là không thể thay thế bằng bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Những hàng hóa này dù cho trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những hàng hóa có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp.

++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho![h3:gdj6iqlh]Tóm tắt nội dung:[/h3:gdj6iqlh]Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ buổi bình minh của lịch sử và trong suốt quá trình phát triển của nhân loại, đất đai luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Đó là cơ sở sinh sống và phát triển của thực vật; là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong các ngành sản xuất. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn của các khu dân cư, các cơ sở văn hoá, các khu công nghiệp,... Vì vậy, đất đai là tài sản vô cùng quý giá là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, với tính chất là một bộ phận của lãnh thổ.
Xã Phong Hòa nằm về phía Đông Bắc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trải dài theo quốc lộ 49 B và dọc bờ sông Ô Lâu. Cách thị trấn Phong Điền khoảng 10 km và cách thành phố Huế khoảng 40 km, là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp và đặc biệt là đất canh tác bị giảm nhiều. Trong khi đó, dân số gia tăng dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng nhanh tạo ra sức ép đối với đất canh tác. Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách như: Giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình; chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chương trình “Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng trên 1 ha”; các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Nhiều nơi đã xuất hiện các điển hình sản xuất thâm canh giỏi, các mô hình chuyển đổi từ đất trồng cây lương thực sang trồng các loại cây hàng hoá, cây đặc sản, các mô hình đa canh trên đất úng trũng cho hiệu quả kinh tế cao. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao sức sản xuất của đất trên địa bàn xã là rất cần thiết.
Với mục đích đó, được sự phân công của Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp thuộc Đại Học Nông Lâm Huế, cùng với sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Trần Thị Thu Hà, chúng tui xin tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.”
1.2. Mục đích
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. Yêu cầu
Nghiên cứu các điều kiện của xã một cách đầy đủ, chính xác và khoa học, các tiêu chí phải thống nhất, hệ thống.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người.
Đối với ngành phi nông nghiệp đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất. Đối với ngành này, quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng như chất lượng thảm thực vật và tính chất tự nhiên sẵn có trong đất.
Đối với các ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ đất luôn chịu tác động như: cày, bừa, làm đất nhưng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi do đó nó là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện lao động.
Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các sản phẩm làm ra được luôn phụ thuộc vào các đặc điểm của đất mà cụ thể là độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. [11]
Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất không phải là yếu tố vĩnh viễn và cố định mà luôn thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Ngoài ra trong quá trình sản xuất dưới tác động của con người thì độ phì nhiêu ngày càng có sự biến động rất lớn. Nếu tác động xấu thì độ phì nhiêu ngày càng cạn kiệt, ngược lại nếu tác động của con người có sáng tạo và khoa học thì độ phì nhiêu của đất ngày càng được nâng cao vì ngoài nhân tố tự nhiên còn có xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của đất đai.
2.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
+ Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội.
Thực tế cho thấy rằng xã hội càng phát triển thì yêu cầu về dinh dưỡng do lương thực và thực phẩm ( đặc biệt là thực phẩm ) ngày càng tăng nhanh. Một đặc điểm quan trọng của hàng hóa lương thực, thực phẩm là không thể thay thế bằng bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Những hàng hóa này dù cho trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những hàng hóa có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp.
+ Quyết định an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, các ngành kinh tế khác và phát triển đô thị.
Nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn lao động dồi dào cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế khác và đô thị.
Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa công nghiệp và các ngành kinh tế khác. [1]
+ Nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước.
Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất nước ta. Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25 % tổng thu ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức: Thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác,... Bên cạnh nguồn thu ngân sách cho nhà nước việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp làm tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần thiết lập cán cân thương mại đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status