Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai - Hà Nội giai đoạn 2005-2009 - pdf 11

Download Chuyên đề Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai - Hà Nội giai đoạn 2005-2009 miễn phí



Luật Hưu trí cho người lao động ra đời năm 1941, và được đổi tên là Luật Bảo hiểm hưu trí cho người lao động vào năm 1944, áp dụng đối với người lao động làm công hưởng lương. Năm 1959 Luật Bảo hiểm hưu trí quốc gia ra đời thực hiện bảo hiểm cho lao động cá thể, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do đó, đến năm 1961 về cơ bản một chế độ hưu trí toàn dân đã được hình thành ở Nhật Bản. Năm 1985, Luật Hưu trí đã có sự thay đổi đáng kể bằng việc giới thiệu Chế độ lương hưu cơ bản. Từ đó hình thành hệ thống lương hưu với cấu trúc 2 tầng, tầng 1 là lương hưu cơ bản, tầng 2 là lương hưu được tính căn cứ theo tiền lương đóng bảo hiểm của người tham gia.
 Chế độ hưu trí Nhà nước được chia ra làm hai loại hình chính là:
• Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 và thực hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi, ở nước ngoài từ 20 đến dưới 65 tuổi.
• Chế độ hưu trí cho người lao động thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, tại các công ty, tập đoàn, trường học tư.
 Đối tượng: Dân số được chia làm 3 nhóm:
• Nhóm 1: lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên tham gia chế độ hưu trí quốc gia.
• Nhóm II: lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước, tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí cho người lao động.
• Nhóm 3: người ăn theo là vợ/chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm II, tham gia chế độ hưu trí quốc gia.
 Mức đóng và nguồn quỹ:
• Mức đóng của nhóm I là 13.300 yên/tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017.
• Mức đóng của nhóm II là 13,934%, từ 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vào năm 2017, số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%.
• Nhóm III không phải đóng phí, phí bảo hiểm của nhóm này sẽ được quỹ hưu trí cho người lao động chuyển sang quỹ hưu trí quốc gia. Nguồn quỹ hưu trí được hình thành từ đóng góp của người tham gia, người lao động, chủ sử dụng lao động và ngân sách nhà nước.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16193/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

u:
Về điều kiện tuổi đời.
Ở các nước khác nhau, tùy theo các nhân tố dân số và kinh tế xã hội mà có sự quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau và có quy định khác nhau giữa tuổi nghỉ hưu của nam và nữ trong cùng một nước. Có một số nước quy định độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như nhau nhưng có một số nước khác lại quy định tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam. Việc xác định tuổi nghỉ hưu phụ thuộc rất nhiều yếu tố kể cả phụ thuộc vào nước có dân số già hay trẻ.
Đối với nước có dân số già, số người nghỉ hưu lớn, họ phải nâng tuổi nghỉ hưu thường cao hơn các nước có dân số trẻ. Ngoài ra các nước còn quy định hạ tuổi nghỉ hưu so với tuổi nghỉ hưu bình thường đối với những người làm những ngành nghề công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bảng 4- Tuổi nghỉ hưu của một số nước trên thế giới
Tên nước
Tuổi nghỉ hưu
Tên nước
Tuổi nghỉ hưu
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Canada
Anh
Pháp
Đức
Hungary
Ba Lan
óc
Mexico
65
65
65
65
60
65
65
65
65
60
65
63
55
60
60
65
Trung Quốc
Nhật Bản
Hàn Quốc
Ên Độ
Hồng Công
Philippin
Indonesia
Singapore
60
65
60
55
65
60
55
55
55
65
60
55
65
60
55
55
Về xác định số năm đóng góp chế độ trợ cấp hưu trí.
Số năm đóng góp chế độ trợ cấp hưu trí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công việc xác lập chế độ hưu trí vì thời gian đóng là một trong các điều kiện để xác định hưởng trợ cấp hưu. Ở nhiều nước có quy định phải có một số năm đóng tối thiểu, qua tài liệu thống kê cho thấy số năm đóng BHXH dao động từ 15 đến 45 năm. Một nguyên tác đặt ra trong chế độ hưu trí là độ tuổi được hưởng chế độ hưu xác định cao thì đòi hỏi số năm bắt buộc phải đóng cũng cao, quy định số năm đóng thấp thì mức trợ cấp cũng phải thấp hơn.
Quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưu trí (tối thiểu) của một số nước như sau:
Anh: đóng 52 tuần liên tục cộng với 9/10 tổng số năm làm việc.
Pháp: đóng 150 tháng liên tục
Đức: 15 đến 35 năm
Ấn Độ: 15 năm (chung cho cả nam và nữ)
Trung Quốc: 10 năm liên tục (chung cho cả nam và nữ)
Nhật: 20 năm (chung cho cả nam và nữ)
Philippin: 120 tháng liên tục (chung cho cả nam và nữ)
Về mức trợ cấp hưu trí.
Có rất nhiều cách xác định mức trợ cấp hưu trí. Một số nước xác định mức đồng đều, coi là mức tối thiểu thích hợp với mặt bằng chung của quốc gia. Nhiều nước xác định mức trợ cấp theo thu nhập đã từng có của người lao động khi nghỉ hưu. Một số nhóm nước khác kết hợp cả hai cách.
Trong phần trợ cấp có phần nền là một mức đồng nhất cộng thêm phần tỷ lệ thu nhập. Tuy nhiên, xu hướng chung là trợ cấp theo mức thu nhập đã từng có của người lao động trước khi nghỉ hưu, phù hợp với đa số trường hợp là đóng góp bảo hiểm xã hội hưu trí theo thu nhập để trả lương hưu vào hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nước thực hiện trợ cấp hưu trí theo kiểu quỹ phòng xa (Malaysia, Ấn Độ), chi trả một lần hay kết hợp chi trả một lần và trả hàng tháng. Cụ thể mức hưởng trợ cấp hưu trí của một số nước như sau:
Anh: 32,85 bảng/tuần + 12% thu nhập được bảo hiểm trong nước.
Pháp: 50% thu nhập bình quân trong vòng 10 năm cao nhất. Lương được tính theo các lần thay đổi lương.
Đức: 1,5% “ lương ước tính” là tỷ lệ giữa thu nhập của người lao động so với mức lương trung bình của cả nước nhân với “cơ sở tính toán chung” hiện thời.
Ba Lan: 100% thu nhập bình quân của mức dưới 3000 ZLOTY một tháng của 12 tháng gần nhất cộng với 55% của phần còn lại và tăng 4% trợ cấp tính theo trợ cấp cơ bản cho mỗi năm công tác trên 20 năm.
Trung Quốc: 60 đến 90% thu nhập trong tháng cuối, phụ thuộc vào thời gian công tác.
Ấn Độ: Trả một lần tương ứng với số đóng góp của chủ và thợ đã trả cộng với 7,58% lãi.
Philipines: 1,5% lương bình quân của 120 tháng cuối cộng với từ 42 đến 102% của tiền lương bình quân của 10 tháng lương.
Về mức đóng góp.
Mức đóng góp cho chế độ hưu trí cũng có sự khác nhau giữa các nước. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước đều có sự phân chia đóng góp giữa giới chủ và giới thợ và đóng riêng cho chế độ hưu trí mà không gộp vào các chế độ khác chẳng hạn:
Anh: Người lao động đóng 2% của 54 bảng/tuần đầu tiên cộng thêm 9% lương tuần của tiền lương từ 54 đến 405 bảng. Người sử dụng lao động đóng từ 4,6% đến 10,4%.
Pháp: Người lao động đóng 6,54% trong thu nhập được tính BHXH của mình, người sử dụng lao động đóng 8,2% tiền lương tối đa để đóng BHXH là 12,360 Francs một tháng.
Đức: Người lao động đóng 8,75 % tiền lương, nếu người lao động có thu nhập dươi 610 DM/tháng thì không phải đóng BHXH. Người lao động độc lập phải đóng 15,7%. Người sử dụng lao động đóng 8,75% quỹ lương và đóng 7,5% nếu trong doanh nghiệp có người lao động có thu nhập thấp hơn 610 DM/tháng
Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ hưu trí ở một số nước trên thế giới
5.1. Chế độ hưu trí của Nhật Bản
Luật Hưu trí cho người lao động ra đời năm 1941, và được đổi tên là Luật Bảo hiểm hưu trí cho người lao động vào năm 1944, áp dụng đối với người lao động làm công hưởng lương. Năm 1959 Luật Bảo hiểm hưu trí quốc gia ra đời thực hiện bảo hiểm cho lao động cá thể, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do đó, đến năm 1961 về cơ bản một chế độ hưu trí toàn dân đã được hình thành ở Nhật Bản. Năm 1985, Luật Hưu trí đã có sự thay đổi đáng kể bằng việc giới thiệu Chế độ lương hưu cơ bản. Từ đó hình thành hệ thống lương hưu với cấu trúc 2 tầng, tầng 1 là lương hưu cơ bản, tầng 2 là lương hưu được tính căn cứ theo tiền lương đóng bảo hiểm của người tham gia.
Chế độ hưu trí Nhà nước được chia ra làm hai loại hình chính là:
Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 và thực hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi, ở nước ngoài từ 20 đến dưới 65 tuổi.
Chế độ hưu trí cho người lao động thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, tại các công ty, tập đoàn, trường học tư.
Đối tượng: Dân số được chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên… tham gia chế độ hưu trí quốc gia.
Nhóm II: lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước, tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí cho người lao động.
Nhóm 3: người ăn theo là vợ/chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm II, tham gia chế độ hưu trí quốc gia.
Mức đóng và nguồn quỹ:
Mức đóng của nhóm I là 13.300 yên/tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017.
Mức đóng của nhóm II là 13,934%, từ 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vào năm 2017, số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%.
Nhóm III không phải đóng phí, phí bảo hiểm của nhóm này sẽ được quỹ hưu trí cho người lao động chuyển sang quỹ hưu trí quốc gia. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status