Hợp đồng bảo hiểm con người: Những vấn đề lý luận và thực tiễn - pdf 11

Download Khóa luận Hợp đồng bảo hiểm con người: Những vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG 4
BẢO HIỂM CON NGƯỜI 4
1. Một vài nét khái quát cơ bản về lĩnh vực bảo hiểm con người 4
1.1. Các nước trên thế giới 4
1.2. Ở Việt Nam 6
2. Những quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người 9
2.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm con người 9
2.2. Đặc điểm hợp đồng bảo hiểm con người 10
2.2.1. Hợp đồng bảo hiểm con người là hợp đồng thanh toán có định mức 10
2.2.2. Hợp đồng bảo hiểm con nguời không áp dụng nguyên tắc bảo hiểm trùng và nguyên tắc thế quyền 11
2.2.3. Hợp đồng bảo hiểm con người đáp ứng rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm 11
2.2.4. Các loại hợp đồng trong bảo hiểm con người rất đa dạng, phức tạp 12
2.2.5. Hợp đồng bảo hiểm con người chịu ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định 12
2.3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm con người 13
2.4. Ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm con người 14
2.4.1. Đối với người tham gia bảo hiểm 14
2.4.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm 15
2.4.3. Đối với sự phát triển kinh tế 15
2.4.4. Hợp đồng bảo hiểm con người tạo cơ hội việc làm cho người lao động 16
2.5. Các yếu tố của hợp đồng bảo hiểm con người 16
2.5.1. Chủ thể 16
2.5.2. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người 18
2.5.3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm con người 19
2.6. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm con người 29
2.6.1. Do HĐBH con người cũng là hợp đồng dân sự nên nó phải thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự 29
2.6.2. Ngoài ra để HĐBH con người có hiệu lực thì cần thoả mãn những điều kiện sau 29
CHƯƠNG II 33
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 33
VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI 33
1. Vài nét đánh giá chung về thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam hiên nay 33
1.1. Thị trường bảo hiểm con người vẫn còn là mới mẻ đối với người dân Việt Nam 33
1.2. Thực trạng thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam 34
2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người 35
2.1. Tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ cung cấp thông tin của khách hàng 36
2.2. Tranh chấp do việc xác định sự kiện bảo hiểm 38
2.3. Tranh chấp do nội dung của hợp đồng không rõ ràng 42
CHƯƠNG III 44
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI 44
1. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hợp đồng bảo hiểm con người 44
1.1. Thuận lợi 44
1.2. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn do việc gia nhập WTO mang lại 45
2. Những bất cập trong luật kinh doanh bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm con người 46
2.1. Về quyền lợi có thể được bảo hiểm 46
2.2. Về hành vi thông báo sai tuổi của bên mua bảo hiểm đối với người được bảo hiểm 49
2.3. Về hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng của bên mua bảo hiểm 51
2.4. Về điều khoản hợp đồng bảo hiểm con người 52
2.5. Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 53
3. Kiến nghị và giải pháp 54
3.1. Cần sửa đổi những điểm bất hợp lý của luật kinh doanh bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu thực tế 54
3.2. Cần có những biện pháp cụ thể từ doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và đặc biệt là chính sách của nhà nước 55
KẾT LUẬN 58
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16257/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

. Ví dụ ở VN hiện nay có các DNBH nhân thọ lớn như: Bảo Việt, Prudential, AIA …là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mà người dân có quyền lựa chọn sao cho có lợi nhất cho mình.
b)Yêu cầu DNBH giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hay đơn bảo hiểm. Quyền này của bên mua bảo hiểm là nghĩa vụ của bên bảo hiểm. Tất cả đều nhằm mục đích là hợp đồng thực hiện được thuận lợi.
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH
“Khi DNBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết” (khoản 3 Điều 19).
“Khi DNBH không chấp nhận giảm phí bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm” (khoản 1 Điều 20). Song song với quy định DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, luật cũng quy định bên mua bảo hiểm cũng có quyền này để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng và quyền lợi giữa hai bên chủ thể.
d) Yêu cầu DNBH trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hay bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong HĐBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Đây là mục đích chính của bên mua bảo hiểm để khắc phục rủi ro xảy ra.
đ) Chuyển nhượng HĐBH theo thoả thuận trong HĐBH hay theo quy định của pháp luật. Bên mua bảo hiểm được chuyển nhượng HĐBH cho người khác trong trường hợp HĐBH đó có sự thoả thuận hay pháp luật có quy định. Tuy nhiên thực tế việc chuyển nhượng HĐBH chỉ có thể thực hiện khi việc chuyển nhượng phải được thông báo cho bên bảo hiểm và chỉ coi là HĐBH đã được chuyển nhượng khi bên bảo hiểm có văn bản chấp nhận hay xác nhận về việc chuyển nhượng hợp đồng.
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và cách đã thoả thuận trong HĐBH. Đây là điều kiện dể duy trì hợp đồng, luật cũng đã quy định nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí đầy đủ theo thời hạn và cách thoả thuận thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng.
b) Kê khai đầy đủ trung thực mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH. Yêu cầu này thông thường đó là các chi tiết về đặc điểm, tính chất của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng là trung thực tuyệt đối nên nếu có hành vi gian dối trong việc kê khai sẽ là yếu tố làm cho hợp đồng không được thực hiện.
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hay làm phát sinh thêm các trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH. Vì việc tăng rủi ro là cơ sở để DNBH tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng và việc thông báo này thể hiện tính trung thực của khách hàng.
d) Thông báo cho DNBH về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong HĐBH. Bên mua bảo hiểm phải thông báo kịp thời cho bên bảo hiểm biết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và phải thông báo một cách trung thực. Nếu qua thời hạn đã được xác định trong hợp đồng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm không thông báo về việc đó thì DNBH có quyền từ chối thực hiện hợp đồng.
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy định này thể hiện trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, tránh tình trạng bên mua bảo hiểm cố ý không thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất để được nhận tiền bảo hiểm trong khi có thể hạn chế được các tổn thất này. Mục đích của quy định này vừa đảm bảo quyền lợi cho DNBH vừa hạn chế các hành vi trục lợi bảo hiểm của khách hàng.
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Trong HĐBH con người điều khoản này được coi là phần loại trừ trong đó liệt kê các trường hợp bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Phần loại trừ này thông thường được luật quy định trước với mục đích tránh trường hợp người tham gia bảo hiểm lợi dụng HĐBH con người để trục lợi cá nhân và qua đó bảo vệ cho các DNBH.
Khoản 1 Điều 16 Luật KDBH: “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp DNBH không phải bồi thường hay không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Điều khoản này giúp cho DNBH không phải trả tiền do các sự kiện bảo hiểm xảy ra từ nguyên nhân chủ quan, từ lỗi cố ý của các bên liên quan và đòi hỏi bên tham gia bảo hiểm phải hiểu rõ để bảo vệ cho quyền lợi của chính mình.
Thời hạn bảo hiểm
Là khoảng thời gian DNBH thực hiện trách nhiệm bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm do các bên thoả thuận. HĐBH con người với HĐBH nhân thọ là chủ yếu có thời hạn tương đối dài (HĐBH nhân thọ có thời hạn bảo hiểm ít nhất là 5 năm).
Mức phí bảo hiểm, cách đóng phí bảo hiểm
Khoản 11 Điều 3 Luật KDBH: “phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho DNBH theo thời hạn và cách do các bên thoả thuận trong hợp đồng”.
Việc xác định phí khá phức tạp bởi nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Quá trình định phí phải dựa trên nguyên tắc, cơ sở khoa học rồi cả các giả định đưa ra như giả định tỷ lệ tử vong, lãi suất, chi phí và tỷ lệ hợp đồng bị huỷ bỏ. Các doanh nghiệp khi định phí phải đảm bảo trang trải đựơc các chi phí mà vẫn phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
cách đóng phí bảo hiểm: Do khả năng tài chính của mỗi người là khác nhau, để thuận lợi cho khách hàng, để duy trì hiệu lực hợp đồng DNBH thường đưa ra các mốc thời gian khác nhau làm cách đóng phí bảo hiểm: Có thể nộp phí hàng tháng, 03 tháng, 06 tháng, hàng năm, và 1 lần. Theo đó khách hàng khi ký kết có thể lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Thời hạn và cách trả tiền bảo hiểm
DNBH khi nhận phí bảo hiểm của khách hàng đồng nghĩa với việc trả tiền bảo hiểm cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm. Việc trả tiền trong HĐBH phải thực hiện trong một thời hạn nhất định để đảm bảo được yêu cầu khắc phục khó khăn khi gặp rủi ro.
Cách thức trả tiền bảo hiểm của DNBH tuỳ từng trường hợp vào quy định trong hợp đồng, có thể trả 1 lần khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hay sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hay có thể trả khi hết thời hạn bảo hiểm.
Các quy định giải quyết tranh chấp
Để hiểu hết nội dung của HĐBH nói chung và HĐBH con người nói riêng đòi hỏi mỗi người phải có trình độ chuyên môn nhất định. Khi ký kết không phải mọi người đều hiểu hết được nội dung của hợp đồng này mặc dù có sự giúp đỡ của các tư vấn viên bảo hiểm. Vì vậy tranh chấp xảy ra là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà khách hàng không được nhận tiền từ các doanh nghiệp lúc đó có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc đặt ra như “tui nghĩ…”; “tui không hiểu …” nhưng khó có thể giải quyết thoả đáng quyền lợi của hai bên trong những trường hợp đó. Dưới đây l

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status