Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị trường Hà Nội - pdf 12

Download Chuyên đề Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị trường Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.1. Quá trình hình thành 3
1.1.2. Quá trình phát triển 5
1.2. Cơ cấu tổ chức 9
1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc. 9
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 10
1.3.Các thành tựu đã đạt được 13
1.3.1. Thành tựu trong kinh doanh 13
1.3.2.Các thành tựu khác 15
1.4. Đặc điềm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 17
1.4.1. Sản phẩm 17
1.4.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Snack Kinh Đô tại Hà Nội 20
1.4.3. Tính chất cạnh tranh 21
1.4.4. Nguồn cung ứng 26
1.4.5. Nhân lực 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 31
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị trường Hà Nội 31
2.1.1. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ 31
2.1.2. Tình hình tiêu thụ theo kênh phân phối 37
2.2. Đánh giá giải pháp mà Công ty đã áp dụng cho sản phẩm Snack 40
2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường 40
2.2.2. Các chính sách marketing-mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị trường Hà Nội 41
2.2.2.1. Chính sách sản phẩm 41
2.2.2.2. Chính sách giá 42
2.2.2.3. Chính sách phân phối 44
2.2.2.4. Các hoạt động xúc tiến bán 46
2.3. Nhận xét 47
2.3.1. Các thành tựu 47
2.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân 48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 50
3.1. Định hướng phát triển của công ty 50
3.1.1. Phương hướng phát triển trong tương lai 50
3.1.2. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ Snack 50
3.2. Các giải pháp 51
3.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 51
3.2.2. Bảo trì, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm 52
3.2.3. Chính sách giá 53
3.2.4. Phát triển thương hiệu 54
3.2.5. Mở rộng hệ thống kênh phân phối 55
3.2.6. Salesman phụ trách 56
3.2.7. Tăng cường các chính sách xúc tiến hỗ trợ bán 57
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28791/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

o bì của Poca chủ yếu là một màu chủ đạo, không có sự trộn màu như của các hãng khác, có ba loại màu cơ bản là vàng, xanh và đỏ. Sắc xanh tạo cho sản phẩm sự dịu mát, giảm bớt vị cay nóng của Snack, còn màu vàng và đỏ tạo ấn tượng cho sản phẩm sự nổi trội và ấn tượng. Sản phẩm của Orion không có nhiều sự khác biệt về bao gói, sản phẩm O’Star chỉ có một loại gói về trọng lượng và cũng chỉ có một thiết kế về mẫu mã nhưng có sự luân chuyển màu sắc cho sản phẩm. Sự kết hợp màu sắc của Orion khá hợp lý, hình ảnh củ khoai tây bên ngoài bao gói sản phẩm giúp cho người tiêu dùng nhận biết được nguyên liệu chế biến. Poca và Orion lựa chọn phân khúc giá cao cho thấy đối tượng tiêu dùng mà hai hãng nhắm tới là lứa tuổi trên 15. Do vậy, thiết kế bao gói sản phẩm của hai hãng này không quá cầu kì và màu mè, chủ yếu là những sắc màu nổi bật và chủ đạo gây ấn tượng cho giới trẻ, kèm theo đó là những mẩu tin thú vị với người dùng sản phẩm. Trong khi hầu hết sản phẩm của Kinh Đô và của Liwayway lại chú trọng vào những sắc màu sặc sỡ, tạo ấn tượng mạnh cho lứa tuổi nhỏ. Sắc màu chủ đạo của Kinh Đô là màu vàng và nâu, còn của Liwayway là xanh và đỏ. Các hình ảnh hoạt hình xuất hiện nhiều trên bao gói của Kinh Đô, các hình ảnh ngộ nghĩnh lại xuất hiện nhiều trên bao gói của Liwayway. Với cách thiết kế bao bì này, Kinh Đô và Liwayway chỉ phù hợp với đối tượng tiêu dùng ở lứa tuổi nhỏ, còn với đối tượng tiêu dùng ở lứa tuổi lớn hơn thì cách thiết kế này lại không phù hợp.
Nguồn cung ứng
Trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ thì yếu tố đầu vào rất quan trọng. Nguyên liệu được dùng để sản xuất bánh kẹo của Kinh Đô là những nguyên liệu luôn đảm bảo chất lượng và được lấy từ những nguồn cung cấp có uy tín. Snack là mặt hàng có nhiều chủng loại, có nhiều mùi vị và hương vị khác nhau nên nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm này rất phong phú.
Nguyên liệu chính để sản xuất Snack là bột mì. Tuy ở Việt Nam không sản xuất được bột mì do điều kiện tự nhiên nhưng đây lại là thứ nguyên liệu phổ biến trên thế giới và hoạt động thương mại quốc tế hiện nay đã khiến cho sản phẩm này đang được cung cấp rộng rãi bởi nhiều công ty nhập khẩu, không có bất cứ hạn chế nào về số lượng đối với loại nguyên liệu này.
Số lượng các công ty sản xuất dầu ăn, bơ shortening và đường các loại ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, các sản phẩm ngoại cũng tràn ngập thị trường với mức giá cạnh tranh. Do vậy khi xem xét công suất sản xuất tối đa của Kinh Đô miền Bắc thì không có bất cứ hạn chế nào đối với nguồn nguyên liệu này.
Chi phí nguyên liệu thường chiếm khoảng từ 65% - 75% giá thành sản phẩm, do đó việc tăng hay giảm giá nguyên vật liệu sẽ có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty. Do thị trường sản phẩm Snack của Công ty có tính cạnh tranh khá cao, nên công ty không thể điều chỉnh ngay giá bán ra sản phẩm khi thị trường nguyên vật liệu đầu vào có sự thay đổi, điều này dẫn đến lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, nếu thị trường đồng loạt điều chỉnh giá bán ra sản phẩm do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu đầu vào, thì việc điều chỉnh giá bán của công ty sẽ thực hiện được, điều này sẽ làm cho doanh thu thay đổi và sẽ triệt tiêu được ảnh hưởng của việc thay đổi giá của nguyên liệu đầu vào đối với lợi nhuận của công ty.
Bảng 1.8: Danh sách nguyên liệu và nhà cung cấp
STT
Tên NVL
Nhà cung cấp
1
Trứng
Công ty TNHH Charoen Pogphan Việt Nam
2
Đường
Công ty TNHH TM và Tổng hợp Thanh Trì
TCT Mía đường I – Công ty TM tư vấn và đầu tư
3
Dầu ăn
Công ty dầu thực vật Cái Lân
Trạm Kinh doanh Thương mại Hải Phòng
4
Bơ Shortening
Công ty dầu thực vật Cái Lân
Trạm Kinh doanh Thương mại Hải Phòng
Anh Trần Văn Minh – Hà Nội
5
Bao bì
Công ty cổ phần Kinh Đô Sài Gòn
Công ty in và bao bì Bảo Tiến
Công ty TNHH Hoa Việt
Công ty Công nghiệp Tân Á
6
Bột mì
Các Công ty nhập khẩu từ Trung Quốc, SP III
(Nguồn: Phòng quản lí đơn hàng)
Trong năm qua, do tình hình kinh tế không ổn định, có nhiều biến động làm việc mua nguyên vật liệu đầu vào gặp nhiều khó khăn, nhưng với uy tín của công ty nên các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu vẫn diễn ra thường xuyên, đều đặn, làm giá của sản phẩm ít biến đổi.
Nhân lực
Ngành hàng Snack là ngành hàng đầu tiên của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc. Công ty coi Snack là ngành hàng trọng điểm. Hiện tại ngành hàng có 250 nhân viên bán hàng, 58 giám sát bán hàng. Tại mỗi nhà phân phối có một giám sát bán hàng riêng nhằm quản lí và hỗ trợ các nhà phân phối lúc cần thiết, các giám sát viên phải thường xuyên kiểm tra giám sát các nhà phân phối hay theo định kì mà công ty đề ra. Tại Hà Nội thì có 10 giám sát bán hàng sẽ quản lí và hỗ trợ trực tiếp cho 10 nhà phân phối.
Hình 1.4: Cơ cấu tổ chức của ngành hàng Snack
Các giám sát bán hàng chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng ngành hàng. Nhiệm vụ của mỗi giám sát bán hàng là: Quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà phân phối trên địa bàn được phân công, thiết lập và xây dựng hệ thống phân phối và đội ngũ bán hàng phù hợp và linh hoạt theo định hướng của cấp trên. Ngoài ra, các giám sát bán hàng còn phải lập các báo cáo. Báo cáo tình hình quản lý bên trong nhà phân phối: Lập báo cáo tuần, báo cáo hàng tháng và chu kỳ kinh doanh, quản lý đơn hàng, công nợ của nhà phân phối và tiến độ thu nợ, chấm công, lương thưởng cho nhân viên. Báo cáo tình hình bên ngoài thị trường: Quản lý giá cả, kiểm soát hàng tồn kho tại cửa hiệu, mức độ hiện diện và trưng bày, trang trí tại cửa hiệu, nhu cầu của thị trường, đối thủ cạnh tranh.
Nhân viên bán hàng chịu sự quản lý trực tiếp của giám sát bán hàng. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là: Đảm bảo độ phủ của sản phẩm tại các cửa hàng, đại lí có trong khu vực mà mình phụ trách, xác định thời gian phù hợp cho cửa hàng, đại lí để ghé thăm. Phân phối và gia tăng doanh số tại các cửa hàng, đại lí mà mình quản lý, phụ trách và độ bao phủ thường xuyên. Trưng bày sản phẩm, chọn vị trí trưng bày thuận lợi nhất để người mua dễ dàng nhận thấy, vệ sinh duy trì các vật dụng hỗ trợ bán hàng. Thực hiện các chương trình khuyến mãi, chọn các cửa hàng, đại lí tham gia, trưng bày và trang trí cho các cửa hàng, đại lí. Thu thập và báo cáo thông tin thị trường, cập nhật thông tin từ phía khách hàng, nhận diện đối thủ, các hoạt động của đối thủ. Báo cáo bán hàng, báo cáo kết quả hàng ngày, báo cáo tồn kho, tiền hàng còn lại với nhà phân phối trong ngày. Tần suất các nhân viên bán hàng đến thăm các cửa hàng, đại lí trong phạm vi mình phụ trách rất thường xuyên.
Ngoài chính sách giá cả chiết khấu ra thì các chủ đại lí, cửa hàng còn mong muốn nhân viên bán hàng có thể thường xuyên hỏi thăm và giúp đỡ các chủ cửa hàng hơn nữa.
Tuy nhiên, một hạn chế của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc là: Công ty không có Salesman chuyên trác...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status