Tiểu luận Chi ngân sách Việt Nam 2008, 2009, 2010 - pdf 12

Download Tiểu luận Chi ngân sách Việt Nam 2008, 2009, 2010 miễn phí



Mục lục
I.Lý thuyết về chi ngân sách nhà nước 2
1.Ngân sách nhà nước 2
1.1 Định nghĩa: 2
1.2 Vai trò 2
2. Chi ngân sách nhà nước 3
3. Thâm hụt ngân sách nhà nước 4
3.1 Khái niệm 4
3.2 Nguyên nhân 4
3.3 Tác động của thâm hụt 4
3.4 Biện pháp khắc phục: tăng thu, giảm chi, phát hành tiền, vay trong nước, vay nợ nước ngoài 4
II. Chi NSNN trong những năm gần đây 5
1. Chi ngân sách nhà nước 2008 5
1.1 Bối cảnh 5
1.2 Tình hình chi cụ thể 5
1.3 Nhận xét 7
1.3.1 Tích cực 7
1.3.2 Tiêu cực 7
2. Chi ngân sách 2009 7
2.1 Bối cảnh chung 7
2.2 Tình hình chi cụ thể 8
2.3 Nhận xét 9
2.3.1 Tích cực 9
2.3.2 Tiêu cực 9
3. Chi ngân sách nhà nước 2010 10
3.1 Bối cảnh chung 10
3.2 Tình hình chi cụ thể 10
3.3 Nhận xét 11
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30986/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
CHI NGÂN SÁCH VIệT NAM 2008, 2009, 2010
I.Lý thuyết về chi ngân sách nhà nước
1.Ngân sách nhà nước
1.1 Định nghĩa:
NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Một số thuật ngữ
- Năm ngân sách: là năm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước
- Chu trình ngân sách: là 1 giai đoạn bao gồm 3 khâu cơ bản : lập dự toán→ thực hiện ngân sách → quyết toán ngân sách
1.2 Vai trò
- Điều tiết lĩnh vực kinh tế
+ Tác động tới cơ cấu kinh tế
+ Tác động tới ngành, lĩnh vực kinh tế
- Điều tiết lĩnh vực xã hôi
+ Cung cấp hàng hóa công cộng
+ Duy trì hoạt động bộ máy nhà nước
+ An ninh quốc phòng
+ An ninh xã hội
+ Hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục
+ Phân phối lại thu nhập
- Điều tiết lĩnh vực thị trường
+ Ổn định giá cả
+ Kiểm soát lạm phát (thuế, công cụ vay nợ, thắt chặt chi tiêu)
2. Chi ngân sách nhà nước
Khái niệm
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định theo việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước
Các khoản chi ngân sách nhà nước
* Chi thường xuyên: là các khoản chi nhỏ nhất để duy trì sự tồn tại của 1 quốc gia
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
- Chi sự nghiệp y tế
- Chi dân số kế họach hoá gia đình
- Chi sự nghiệp khoa học và CNMT
- Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin
- Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình
- Chi sự nghiệp thể dục, thể thao
- Chi lương hưu, đảm bảo xã hội
- Chi sự nghiệp kinh tế
- Chi quản lý hành chính
* Chi đầu tư : là các khoản nhằm đầu tư phát triển kinh tế
- Chi tu bổ, kiến thiết và xây dựng mới
- Chi phí đầu tư
- Chi thành lập vào các DNNN, góp vốn vào công ty
*Các khoản chi khác
- Chi trả nợ
- Chi dự phòng
- Chi viện trợ
3. Thâm hụt ngân sách nhà nước
3.1 Khái niệm
Là tình trạng xảy ra khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu trong cân đối NS
( khoản thu trong cân đối là: tổng các khoản thu – khoản thu từ vay mượn)
3.2 Nguyên nhân
- Khách quan: chu kì kinh doanh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh
- Chủ quan: quản lý và điều hành
3.3 Tác động của thâm hụt
- Lãi xuất thị trường tăng
- Đầu tư trong nước giảm
- Cán cân thêm thâm hụt
3.4 Biện pháp khắc phục: tăng thu, giảm chi, phát hành tiền, vay trong nước, vay nợ nước ngoài
II. Chi NSNN trong những năm gần đây
1. Chi ngân sách nhà nước 2008
1.1 Bối cảnh
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã khẩn trương xem xét tình hình và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 của đất nước như: Kết luận số 22/KL-TW ngày 04/4/2008 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; Kết luận số 25/KL-TW ngày 05/8/2008 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2008; Nghị quyết số 20/2008/QH12 của Quốc hội về một số vấn đề kinh tế-xã hội năm 2008 trong tình hình mới.
1.2 Tình hình chi cụ thể
Quyết toán chi NSNN 2008 so với 2007
2007
2008
Tổng chi
399402
100,00
494600
100,00
Chi đầu tư phát triển
112160
28,08
135911
27,48
Trong đó: Chi XDCB
107440
26,90
124664
25,21
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội
211940
53,06
258493
52,26
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
53774
13,46
63547
12,85
Chi sự nghiệp y tế
16426
4,11
19918
4,03
Chi dân số kế họach hoá gia đình
612
0,15
1072
0,22
Chi sự nghiệp khoa học và CNMT
7604
1,90
7744
1,57
Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin
2346
0,59
2713
0,55
Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình
1410
0,35
1550
0,31
Chi sự nghiệp thể dục, thể thao
1005
0,25
1126
0,23
Chi lương hưu, đảm bảo xã hội
36597
9,16
50265
10,16
Chi sự nghiệp kinh tế
16145
4,04
21538
4,35
Chi quản lý hành chính
29214
7,31
32855
6,64
Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính
185
0,05
152
0,03
Tổng chi cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2008 là 590.714 tỷ đồng (bao gồm cả chi chuyển nguồn năm 2008 sang năm 2009. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Các khoản chi thường xuyên đều đạt hay vượt dự toán năm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thể thao bằng 123%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề bằng 104,6%; chi y tế bằng 104,1%...
Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008) là 67.677 tỷ đồng, bằng 4,58% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương) ,ước tính bằng 13,7% tổng số chi và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm( 69400), trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 100,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 102,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do trung ương quản lý đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 2881,4 tỷ đồng, bằng 172,9%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 6612,6 tỷ đồng, bằng 105,3%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 451,1 tỷ đồng, bằng 102,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1132,5 tỷ đồng, bằng 101,1%; Bộ Công Thương đạt 237,7 tỷ đồng, bằng 100,3%; Bộ Y tế đạt 932 tỷ đồng, bằng 100%; riêng Bộ Xây dựng chỉ đạt 219,9 tỷ đồng, bằng 62,6%. 
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 66,7 nghìn tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: thành phố Hồ Chí Minh đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, bằng 112,1% kế hoạch; Hà Nội đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, bằng 73,4%; Đà Nẵng đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, bằng 108,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104,9...
1.3 Nhận xét
1.3.1 Tích cực
Công tác điều hành chi NSNN năm 2008 phần nào đảm bảo theo đúng chủ trương thắt chặt chi tiêu để kiềm chế lạm phát; tập trung nguồn lực (tăng thu, tiết kiệm c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status