Phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mục lục
Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………2

NỘI DUNG …………………………………………………………………………3

I. Tổng quan về phân bố nguồn nhân lực……………………………..3
1.Khái niệm
2.Phân loại

II. Thực trạng và nguyên nhân…………………………………………4
1.Phân bố nguồn nhân lực theo ngành………………………….4
2.Phân bố nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế…………….8
3.Phân bố nguồn nhân lực theo thành thị và nông thôn……….10
4.Phân bố nguồn nhân lực theo vùng, lãnh thổ………………..12

III. Giải pháp………………………………………………………….13

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………16

Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………17








LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện quá trình đó đòi hỏi phải gắn liền tăng trưởng và phát triển kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế với phân bố các nguồn nhân lực hợp lý tạo điều kiện để phát triển con người. Phát triển con người vừa là mục tiêu vừa là trung tâm mọi quá trình phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực một cách hợp lý luôn luôn là một trong những vấn đề được quan tâm đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tiến hành công hiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì việc phân bố nguồn nhân lực như thế nào để sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lí và hiệu quả tối đa ngày càng trở nên bức thiết.
Đó chính là lí do mà nhóm chúng tui quyết định nghiên cứu đề tài: “Phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”














NỘI DUNG

I- TỔNG QUAN VỀ PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC.
1- Khái niệm
- Phân bố nguồn nhân lực: là sự hình thành và phân phối các nguồn nhân lực vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế theo những quan hệ tỷ lệ nhất định nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực.
Kết quả của quá trình phân bố các nguồn nhân lực là hình thành nên một cơ cấu nguồn nhân lực mới hợp lý hơn.
- Cơ cấu nguồn nhân lực: phản ánh tỷ trọng nguồn nhân lực theo từng tiêu thức nghiên cứu trong nguồn nhân lực xã hội.
2- Phân loại phân bố nguồn nhân lực
- Theo ngành:
+ Nông – lâm – ngư nghiệp (Khu vực I)
+ Ngành công nghiệp – xây dựng (Khu vực II)
+ Thương mại dịch vụ(Khu vực III)
- Theo thành phần kinh tế
+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế tngoài nhà nước ( Tập thể, tư nhân, cá thể )
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- Theo tiêu chí thành thị - nông thôn
+Thành thị
+Nông thôn.
- Theo vùng lãnh thổ
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đông Bắc Bắc Bộ
+ Tây Bắc Bắc Bộ
+ Bắc Trung Bộ
+ Nam Trung Bộ

488sZZ0E34H4xoG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status