Đề án Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam - pdf 12

Download Đề án Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương I : Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá 2
I- Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá 2
1, Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. 2
2-Vai trò của xuất khẩu. 5
3- Nhiệm vụ - phương hướng phát triển xuất khẩu. 6
II- Một số lý thuyết bàn về lợi ích của ngoại thương đối với phát triển kinh tế 8
2- Lý thuyết “ Lợi thế so sánh” của David Ricacdo 9
3- Lý thuyết “ Tỷ lệ các yếu tố” của Hecksher - Ohlin 10
III- Chiến lược xuất khẩu hàng hóa 11
1- Tác động tích cực của chiến lược đối với phát triển kinh tế 11
2- Những hạn chế của nền kinh tế khi áp dụng chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô. 12
IV-Bài học kinh nghiệm đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam 13
Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 14
I- Thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê 14
1, Thực trạng sản xuất cà phê 14
2- Thực trạng chế biến cà phê. 17
3- Thực trạng xuất khẩu cà phê 18
II- Thực trạng tiêu thụ cà phê Việt Nam 24
Chương III: Tác động của hoạt động xuất khẩu cà phê tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 28
I- Tác động kinh tế của hoạt động xuất khẩu cà phê 28
II- Tác động chính trị - xã hội của hoạt động xuất khẩu cà phê 31
Chương IV: Dự báo - định hướng - giải pháp thúc đẩy thị trường xuất 33
I- Dự báo về thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam 33
II- Định hướng nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu 33
III- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam 35
1, Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính, tín dụng 35
2, Giải pháp về đất trồng 36
3, Giải pháp về thị trường 36
4, Giải pháp về nguồn nhân lực 37
5, Giải pháp về phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê xuất khẩu 37
6, Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ 37
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 39
I- Kết luận 39
II- Kiến nghị 39
Tài liệu tham khảo 41
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30671/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Tây Nguyên với giống cà phê vối là chủ yếu .Đồng thời, các vườn cà phê cũ ở miền Bắc cũng được củng cố. Lúc này, ở Tây Nguyên, một mặt ta tổ chức trưng thu, trưng mua đồn điền cũ, một mặt mở rộng diện tích trồng mới trên cơ sở thành lập các nông trường quốc doanh. Trong thời kỳ này, cả nước đã trồng thêm được 12.000 ha, nhưng năng suất cà phê vẫn chưa cao, trung bình vẫn chỉ đạt mức 4-5 tạ/ha.
* Thời kỳ 1985 - 1994: Đây là thời kỳ cây cà phê phát triển mạnh gắn liền với sự ra đời của Công ty cà phê - ca cao Việt Nam ( nay là Tổng công ty cà phê Việt Nam). Do cơ chế mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã tiến hành hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa cũ như: Liên Xô cũ , Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari, Tiệp Khắc nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư vào ngành cà phê. Nhờ vậy, diện tích, sản lượng và năng suất cà phê đã có bước tăng trưởng đáng kể.Cà phê Việt Nam bắt đầu góp mặt vào thị trường cà phê thế giới. Trong 10 năm qua, diện tích tăng gần 100.000 ha, năng suất tăng từ 4-5 tạ/ha lên 18 tạ/ha năm 1994. Sản lượng cà phê năm 1994 đạt 180.000 tấn, trong đó xuất khẩu được 165.000 tấn thu được 227 triệu USD.
* Thời kỳ 1995 đến nay: Đây là thời kỳ cây cà phê phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tăng nhanh về diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng cà phê, đặc biệt khối lượng cà phê xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ. Sự tăng trưởng không ngừng sản lượng xuất khẩu đã đưa xuất khẩu cà phê Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê nước ta
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1994
123,900
18.0
180,000
1995
186,400
21.8
218,000
1996
254,200
20.3
316,900
1997
340,300
24.1
420,500
1998
370,600
20.7
427,400
1999
477,700
22,8
553,200
2000
561,900
16.8
802,500
2001
565,300
20.0
840,600
2002
522,200
14.5
699,500
2003
513,700
15.8
793,700
2004
503,200
16.6
834,600
2005
497,400
15.1
752,100
2006
488,600
17.5
853,500
Nguồn:Tổng cục Thống kê
Từ bảng số liệu và thực tiễn phát triển của sản xuất cà phê nước ta trong hơn chục năm qua có thể thấy rằng:
- Về diện tích: Diện tích cà phê tăng nhanh, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có giá trị kinh tế cao và trở thành nước xuất khẩu cà phê vối hàng đầu thế giới
+ Diện tích cà phê tăng nhanh từ 123.900 ha (1994) lên tới mức cao nhất là 565.300 ha (2001) rồi giảm xuống mức 488.600 ha (2006). Như vậy, diện tích cà phê năm 2001 gấp 4,56 lần năm 1994, và năm 2006 gấp 3,94 lần năm 1994.Tốc độ tăng diện tích bình quân năm là 17,12%/năm. Sở dĩ, diện tích tăng nhanh như vậy là do một số nguyên nhân cơ bản sau: Trước hết là những năm giữa của thời kỳ 1985-1994 là thời kỳ bội thu của cây cà phê. Hiệu quả sản xuất cà phê rất cao tới 38-40 chỉ vàng/tấn cà phê nhân (1986) tuy sau đó có giảm xuống nhưng vẫn tác động lớn đến việc mở rộng diện tích trồng cà phê. Thứ hai, do các chủ trương chính sách về cà phê đã tác động đến phong trào cà phê trong dân. Người dân tự bỏ vốn ra để phát triển cà phê. Thứ ba, do cây cà phê vối hoàn toàn phù hợp với điều kiện sinh thái của Tây Nguyên, đảm bảo năng suất cao, ổn định và không bị sâu bệnh.Tây Nguyên là vùng đất có đủ điều kiện để mở rộng diện tích do có diện tích lớn và dân cư thưa thớt. Cà phê phát triển cũng thu hút được người dân từ các nơi khác đến. Do vậy, diện tích cà phê không ngừng tăng lên đẩy sản lượng và năng suất không ngừng tăng.
+ Cây cà phê được phá triển ở 6 vùng (trừ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) và trên 28 tỉnh trong cả nước trong đó các vùng cà phê chính: Tây Nguyên chiếm 86,31%, Đông Nam Bộ (10,28%)...
+ Vùng sản xuất cà phê vối tập trung có điều kiện sinh thái phù hợp cho năng suất cao. Năm 2003, với diện tích trồng cà phê lớn, Tây Nguyên có sản lượng cà phê chiếm tới 45,43% về diện tích và 53,62% sản lượng cà phê cả nước.
- Về năng suất: Đây là thời kỳ có năng suất cao nhất đạt từ 15 đến 20 tạ/ha, cao nhất là năm 1999, đạt 22,8 tạ/ha. So với các nước có ngành cà phê phát triển mạnh như Brazil, Colombia, Indonesia ... Những thành tựu trên có được là do:
+ Việc lựa chọn phát triển giống cà phê vối ở các vùng phía Nam là hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt là vùng Tây Nguyên có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn.
+ Việc chọn và tạo giống cà phê tốt cho sản xuất đại trà như các dòng cà phê vối chọn lọc: 4/55; 1/20; 13/8 ... cho năng suất cao, cỡ hạt to. Ngoài ra chúng ta cũng chọn lọc ra được giống cà phê chè có năng suất cao và chống được bệnh gỉ sét như: cà phê Catimor, TN1, TN2...
+ Áp dụng phương pháp đốn tạo hình đơn thân trên cà phê vối, hãm ngọn nhiều lần, duy trì chiều cao vừa phải, sử dụng lượng phân bón thích hợp. Kết hợp dự trữ nước cho mùa khô, giảm lượng cây tán rộng nhằm tăng hấp thụ ánh sáng cho cây, góp phần nâng cao năng suất cà phê.
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh cho cây, thâm canh, xen canh...
- Về sản lượng: Sản lượng cà phê không ngừng tăng cao trong những năm 2000, 2001 (sản lượng năm 2001 gấp 4,76 lần so với năm 1994) chủ yếu do diện tích trồng cà phê tăng lên trong giai đoạn này. Phần lớn cà phê Việt Nam được sử dụng vào mục đích xuất khẩu.
Như vậy, cây cà phê trở thành cây công nghiệp dài ngày chủ lực có giá trị kinh tế cao. Nó đã khẳng định được chỗ đứng và lợi thế so sánh so với các loại cây trồng khác. Sở dĩ vậy là do ngành đã thu hút được nhiều nguồn lực tham gia phát triển cây cà phê : từ Chính phủ, từ vốn đầu tư hợp tác của 5 nước XHCN cũ, từ địa phương, từ dân...
2- Thực trạng chế biến cà phê.
Do cà phê là được thu hoạch ở dạng quả tươi, nên sau khi thu hoạch cần tiến hành quy trình chế biến tạo ra cà phê nhân khô là sản phẩm chủ lực trong giao dịch.
* Tổ chức chế biến
Hiện nay, nước ta vẫn sử dụng hai phương pháp chế biến cà phê là chế biến ướt và chế biến khô. Chế biến nước là phương pháp chế biến dùng đến nước qua 3 cấp: Cấp quy mô hộ gia đình, cấp quy mô xã, cấp xưởng chế biến tập trung công suất lớn do các công ty nhà nước quản lý. Chế biến khô là phương pháp đơn giản hơn, cà phê đem phơi khô sau đó, xát vỏ và đánh bóng.
Trên thực tế, do tích lũy vốn trong dân đặc biệt là nông dân rất thấp nên ít hộ có đủ điều kiện để đầu tư tự chế biến. Theo khảo sát tháng 6/2003 ở Đắc Lắc, khoảng 26,7% hộ trung bình và 35,3% hộ giàu tự chế biến, hầu hết đều đi thuê. Ở những vùng cà phê phát triển nhất thì 74,1% hộ trung bình và 84% hộ giàu tự chế biến.
* Trang thiết bị chế biến
Sau năm 1975, trang thiết bị chế biến cà phê còn cũ kĩ, lạc hậu, chắp vá. Ở miền Bắc chỉ có một số xưởng chế biến của nông trường Đồng Giao, Phủ Quỳ với thiết bị được lắp đặt từ những năm 1960-1962 của Đức. Ở miền Nam cũng có một số đồn điền cà phê cũ với công suất nhỏ. Khi quy mô sản xuất cà phê được mở rộng, sản lượng tăng lên thúc đẩy quá trình đổi mới quy trình chế biến. Ta tiến hành đầu tư vào cơ sở , trang thiết bị, máy móc, dâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status