Phương pháp chỉ số trong phân tích thống kê và vận dụng vào tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ.

Trong các quá trình kinh tế xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày nói riêng,chúng ta thường phải so sánh, phân tích, đánh giá các đại lượng khác nhau trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau cũng như phải tìm ra được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến từng đại lượng đó để có thể điều chỉnh, xây dựng các chiến lược và kế hoạch hành động hợp lý trong tương lai. Trong thực tế phương pháp chỉ số có ý nghĩa thiết thực nhất, và người ta thường sử dụng phương pháp chỉ số làm công cụ phân tích, nhưng để thực hiện công việc này không phải đơn giản, nhất là khi có nhiều đai lượng khó có thể đo lường được hay các đại lượng không có chung đơn vị tính. Vậy thực chất của phương pháp chỉ số là gì? Nó được vận dụng như thế nào? Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu để có câu trả lời một cách đầy đủ, và trước hết ta hãy tìm hiểu những vấn đề về chỉ số.

I.Khái niệm, đặc điểm, và tác dụng của chỉ số trong thống kê.
1.Khái niệm về chỉ số.
Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.
2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong thống kê.
- Đây là phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều đơn vị, nhiều phần tử mà các đại lượng không thể trực tiếp cộng được với nhau.
Như vậy khi xây dựng chỉ số đối với các hiện tượng kinh tế phức tạp thì những biểu hiện về mặt lượng của các phần tử phải được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác.
Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số thì việc phân tích sự biến động của một nhân tố phải được đặt ra trong điều kiện giả định là các nhân tố khác không đổi.
3. Phân loại chỉ số.
Có nhiều tiêu thức mà chúng ta có thể dựa vào đó để phân loại chỉ số:
- Nếu căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian hay không gian thì ta có các loại chỉ số sau:
+ Chỉ số phát triển: là chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh theo thời gian.
+ Chỉ số không gian: là chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh theo không gian.
- Nếu căn cứ vào phạm vi tính toán ta có:
+ Chỉ số đơn: nêu lên biến động của từng đơn vị , phần tử trong một tổng thể.
+ Chỉ số chung: là chỉ số nêu lên biến động của cả tổng thể nghiên cứu.
-Nếu căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu ta lại có các loại chỉ số sau:
+ Chỉ số chỉ tiêu số lượng: là chỉ số được thiết lập đối với chỉ tiêu số lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, số lượng hiện tượng nghiên cứu.
+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: là chỉ số được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng, là chỉ tiêu biểu hiện mối liên hệ so sánh, mức độ phổ biến, mối liên hệ của hiện tượng so sánh.
- Nếu căn cứ vào phương pháp tính toán ta có:
+ Chỉ số tổng hợp: là loại chỉ số được vận dụng để tính chỉ số chung trên cơ sở xác định tổng các mức độ của từng đơn vị, phần tử trong tổng thể.
+ Chỉ số bình quân: là loại chỉ số được vận dụng để tính chỉ số chung từ các chỉ số đơn theo công thức số bình quân.
4. Quyền số của chỉ số thống kê.
- Khái niệm về quyền số:
Quyền số của chỉ số là nhân tố được giữ cố định trong công thức chỉ số chung.


PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ SỐ. 3
I.Khái niệm, đặc điểm, và tác dụng của chỉ số trong thống kê. 3
1.Khái niệm về chỉ số. 3
2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong thống kê. 3
3. Phân loại chỉ số. 3
4. Quyền số của chỉ số thống kê. 4
5. Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê. 5
II. Phương pháp phân tích chỉ số. 5
1.Chỉ số phát triển. 5
1.1.Chỉ số đơn. 5
1.2. Chỉ số chung. 6
2.Chỉ số không gian. 9
2.1. Chỉ số đơn. 9
2.2. Chỉ số tổng hợp. 10
III. Hệ thống chỉ số. 10
1.Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số. 10
1.1. Khái niệm. 10
1.2. Cấu thành của hệ thống chỉ số. 10
2. Tác dụng của hệ thống chỉ số. 11
3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ số. 11
3.1. Phương pháp liên hoàn. 11
3.2. Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt. 13
4. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức. 14
4.1. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân. 14
4.2. Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức. 15
5. Hệ thống chỉ số phân tích trong trường hợp tổng thể bao gồm các bộ phận không so sánh được. 16
PHẦN II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG VIỆC TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 17
1.Khái niệm và công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. 17
2.Lập bảng giá kỳ gốc cố định. 18
3. Lập quyền số kỳ gốc. 18
4. Chọn danh mục mặt hàng đại diện. 19
5. Mạng lưới thu thập giá. 21
5.1. Lựa chọn số lượng khu vực điều tra, điểm điều tra. 21
5.2. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng. 23
5.3. Thời gian điều tra giá. 23
6. Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng. 24
6.1. Tính giá bình quân từng kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ thay mặt theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 24
6.2. Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ thay mặt theo hai khu vực nông thôn và thành thị. 25
6.3. Tính giá bình quân tháng cho cả tỉnh, thành phố của các mặt hàng và dịch vụ đại diện. 26
6.4. Tính chỉ số giá tiêu dùng hàng thàng riêng cho khu vực thành thị và nông thôn. 26
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Ở NƯỚC TA. 35
1.Về phạm vi tính chỉ số giá tiêu dùng. 35
2. Về việc lựa chọn thời kỳ của quyền số. 35
3.Về tính chỉ số giá tiêu dùng cho các khoảng thời gian khác nhau: 35
KẾT LUẬN 36

a5TzBpN1Yk3b5US
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status