Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai - pdf 12

Download Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai miễn phí



Huyện Bảo Yên trong tình trạng chung của các huyện miền núi ngành dịch vụ nông nghiệp mới chỉ tập trung vào hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, giống và thực hiện tốt một số dịch vụ khác như tưới tiêu, tiêu phòng dịch vật nuôi. Tuy nhiên dịch vụ này vẫn còn ở mức thấp, tỷ trọng ngành dịch vụ còn quá thấp, năm 2006 mới đạt 0,2% so với tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Trong những năm tới để đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành nông nghiệp cần chú ý hoạt động dịch vụ nông nghiệp, động viên tuyên truyền cho các hộ gia đình tự nguyện tham gia hoạt động dịch vụ nông nghiệp vào các hợp tác xã chuyển đổi theo Luật hợp tác xã


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30433/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

7; Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ~ 29o C, tháng thấp nhất ~ 15oc .
* Nắng: Bảo Yên là vùng có cường độ chiếu sáng cao so với các huyện khác trong tỉnh. Kết quả quan trắc do trạm khí tượng Bảo Yên cho thấy số giờ trung bình cả năm 1344 giờ , năm cao nhất lên đến 1600 giờ.
Số giờ nắng trung bình theo tháng có sự chênh lệch lớn giữa các mùa ( nóng, lạnh) trong năm, tháng 6 tháng 7 thường có từ 160 –235 giờ. Tháng 1 thường dao động từ 30 đến 100 giờ.
* Mưa: Lượng mưa trên địa bàn khá phong phú, mùa mưa, mùa khô trùng với mùa nóng , mùa lạnh. Lượng mưa phân bố không đều qua các tháng trong năm tháng 6,7 tổng lượng mưa trung bình 335 mm, có những năm đến 550mm, tháng 2 thường dưới 40 mm. Tổng lượng mưa dao động trong năm từ 1450 mm đến 1994 mm.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối, bình quân hàng năm dao động từ 84% đến 86% tháng cao nhất trong năm 89%, thấp nhất 81%.
* Gió: Gió mùa ảnh hưởng yếu, thường đến chậm hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng gió chủ yếu trong mùa đông, mùa hè là đông và tây. Tốc độ gió thường yếu, sức gió phát triển nhất trong cơn báo chỉ đạt cấp 6, ít gây tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện tượng lốc cục bộ đôi khi vẫn xảy ra gây ảnh hưởng xấu tới đời sống con người và sản xuất.
Thời tiết khí hậu tháng 11, 12, tháng 1, 2 năm sau nhiệt độ xuống thấp nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Về chế độ mưa không đồng đều thường tập trung vào các tháng mùa hè và mùa thu, ngược lại từ tháng 01 đến tháng 02 năm sau ít mưa (dưới 40mm/tháng) gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Những tháng có lượng mưa lớn tháng 6, 7, 8 đã gây nên sói mòn rửa trôi đất màu ở nơi đồi núi trọc hay độ che phủ ít thảm thực vật. Nhìn chung các yếu tố trên thấp hơn so với các vùng khác ở phía Bắc, đầy là những yếu tố hình thành các tiểu vùng đất đai, khí hậu có liên quan đến việc sử dụng giống cây trồng.
1.3. Về thuỷ văn
Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện dầy đặc và phân bố khá đều trên lãnh thổ. Sông Hồng, sông Chảy là hai dòng chảy lớn chảy qua địa phận huyện.
- Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ( Trung Quốc) chảy qua thị xã Lào Cai, huyện Bảo Thắng và địa phận huyện Bảo Yên với tổng chiều dài khoảng 20km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Sông Hồng lòng rộng, sâu, độ dốc lớn dòng chảy tương đối thẳng nên nước chảy xiết, mạnh, đặc biệt về mùa mưa lũ. Lưu lượng nước sông Hồng không điều hoà, mùa mưa lũ lưu lượng nước lớn ( khoảng 4830m3/s) mực nước cao (Độ cao tuyệt đối 86,85 m) thường gây lũ lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người. Mùa kiệt lưu lượng nước nhỏ ( 70m3/s) mực nước thấp ( 74,25m) ảnh hưởng tới mực nước ngầm trong toàn vùng.
Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc hai bên sông. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn( Mùa lũ lượng phù sa 6000-8000g/m3, nước mùa cạn 50g/m3 nước). Do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
- Sông Chảy: Sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam( Trung Quốc) chảy qua địa phận các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên. Sông Chảy chảy qua địa phận huyện Bảo Yên với tổng chiều dài 37 km theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Đoạn sông Chảy chảy qua huyện lòng sông sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh do đó ít có tác dụng trong sản xuất và đời sống dân sinh . Sông chảy có lưu lượng nước thất thường( Mùa lũ 1670m3/s, mùa kiệt 17,6m3/s). Lượng phù sa trong nước không đáng kể do đó khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành một số thung lũng kiểu hẻm vực. Tuy nhiêm trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội sông Chảy có khả năng trong khai thác vật liệu xây dựng cũng như xây dựng các tuyến du lịch sinh thái bằng đường thuỷ. Ngoài 2 sông chính trên địa bàn còn có 11 con ngòi và hệ thống khe suối nhỏ đều khắp trên lãnh thổ. Mạng lưới ngòi, khe, lạch là những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc biệt ngòi Nghĩa Đô có tác động rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển vùng lương thực Vĩnh Yên-Nghĩa Đô.
2. Về kinh tế xã hội
2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên giai đoạn 2004 - 2006 (1)
Những năm qua cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình dự án về phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Huyện Bảo Yên đã có bước phát triển đáng kể. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) của huyện tăng từ 307.935triệu đồng năm 2004 lên 438.000 triệu đồng năm 2006 (theo giá cố định năm 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm từ năm 2004 đến năm 2006 đạt 10,6 – 12,43%. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 5,728triệu đồng, (GDP bình quân chung toàn tỉnh đạt 5,15triệu đồng). Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tăng tỷ trọng cây công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp; Tuy vậy nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP, công nghiệp xây dựng cơ bản, dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, quá trình chuyển dịch còn chậm và chưa ổn định. Cơ cấu tỷ trọng kinh tế thể hiện tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 60,25% năm 2004 xuống còn 58% năm 2006, bình quân giảm 0,75%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 15,84% năm 2004 lên 17% năm 2006. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 23,91% năm 2004 lên 25% năm 2006. Với thực trạng nền kinh tế như vậy đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có nhiều cố gắng vươn lên để góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của huyện.
(1) Trích từ Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XII (nhiệm kỳ 2000 – 2010)
Biểu 1 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bảo Yên
Giai đoạn 2004 - 2006
Số TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Tăng trưởng 2006/2004
Dân số
người
74.239
75.370
76.463
103
Tổng sản phẩm XH (GDP)
tr.đồng
307.935
378.760
438.000
142,23
Tốc độ tăng trưởng GDP
%
10,6
12,3
12,43
117,26
Cơ cấu GDP
%
100
100
100
100
- Nông lâm nghiệp
%
60,25
59,65
58
96,26
- Công nghiệp - XDCB
%
15,84
16,05
17
107,32
- Thương mại - dịch vụ
%
23,91
24,3
25
104,55
GDP bình quân đầu người
1000đ
4.148
5.025
5.728
138,1
Sản lượng lương thực
tấn
28.542
29.058
29.559
103,56
Bình quân lương thực/người
kg/người
384
385
386
100,52
Tổng thu thuế và phí trên địa bàn
tr.đồng
9.315
10.235
11.410
122,50
(Nguồn: Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên khoá XIII (nhiệm kỳ 2005-2010)
.
2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện đối với tỉnh Lào Cai
Bảo Yên là huyện cửa ngõ, vùng thấp của tỉnh, có những tiềm năng thế phát triển nhất định. Tuy nhiên vẫn là địa bàn huyện miền núi, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm. So sánh một số chỉ tiêu của huyện với tỉnh năm 2006 như sau :
Biểu 2 : So sánh một số chỉ tiêu kinh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status