Chiến lược phát triển ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015 - pdf 12

Download Luận văn Chiến lược phát triển ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015 miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trang
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1
1.1 Một số vấn đề về chiến lược 1
1.1.1 Khái niệmvề chiến lược 1
1.1.2 Vai trò của chiến lược 2
1.1.3 Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược 3
1.2 Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược 4
1.2.1 Giai đoạn hình thành chiến lược 4
1.2.2 Giai đoạn thực thi chiến lược 5
1.2.3 Giai đoạn đánh giá chiến lược 5
1.3 Qui trình hoạch định chiến lược 5
1.3.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu 5
1.3.2 Phân tích môi trường 5
1.3.3 Xây dựng các phương án chiến lược 12
1.3.4 Lựa chọn chiến lược 14
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGÀNHSẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT
KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ17
2.1 Tổng quan về thị trường tiêuthụ sản phẩm đồ gỗ ở Mỹ 17
2.1.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội-văn hóa nước Mỹ 17
2.1.2 Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ 19
2.1.3 Một số lưu ý khu xuấtkhẩu vào thị trường Mỹ 22
2.2 Những nét chung về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam hiện nay 23
2.2.1 Khái quát về ngành đồ gỗ 23
2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ 26
2.3 Phân tích những ảnh hưởng hoạt động của ngành sản xuất đồ gỗ 27
2.3.1 Phân tích môitrường bên ngoài 27
* Ma trận hình ảnh cạnh tranh 36
* Ma trận đánh giá môitrường bên ngoài (EFE) 40
2.3.2 Phân tích môitrường bên trong 41
* Ma trận đánh giá môitrường bên trong (IFE) 50
* Ma trận SWOT chưa đầy đủ 51
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐỒ GỖ XUẤT
KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 201556
3.1 Định hướng phát triển ngànhđồ gỗ xuất khẩu đến năm 2015 56
3.1.1 Cơ sở để xác định mục tiêu 56
3.1.2 Mục tiêu phát triển 57
3.1.3 Phương hướng phát triển 57
3.2 Xây dựng chiến lược – Ma trận SWOT 59
3.3 Các chiến lược lựa chọn 61
3.3.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung 61
3.3.2 Chiến lược Marketing 62
3.3.3 Chiến lược tăng trưởng hội nhập 68
3.4 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược 70
3.4.1 Giải pháp tạo vốn đầu tư 70
3.4.2 Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu 71
3.4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 73
3.4.4 Giải pháp khoa học- công nghệ 74
3.4.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 75
3.4.6 Giải pháp Marketing,xây dựng thương hiệu 76
3.4.7 Giải pháp chống bán phá giá 79
3.5 Kiến nghị 80
3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 80
3.5.2 Kiến nghị Hiệp hội ngành gỗ 81
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31496/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

âng hạ và chuyển bãi container, phí lưu kho bãi .v…v . Tất cả các khoản chi
phí này đều có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Một điểm cần chú ý nữa là khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh
nghiệp Việt Nam trong sản xuất kinh doanh còn kém. Điều này rất quan trọng
trong xu thế hội nhập và cạnh tranh, nhất là doanh nghiệp Việt Nam mới bước ra
ngoài làm ăn trên thị trường thế giới. Có những đơn hàng lớn của khách hàng, nhất
là khách hàng Mỹ thì đa số doanh nghiệp không đủ năng lực nhận làm và buột phải
từ chối, điều đó cho thấy chưa có sự liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp
trong phối hợp, phân công công đoạn, chia sẻ trong sản xuất kinh doanh để giành
lấy những hợp đồng lớn, hay giảm mức đầu tư máy móc thiết bị, giảm chi phí
nhập nguyên liệu ..v..v.. Việc yếu kém trong liên doanh liên kết phần nào đã làm
giảm bớt sức mạnh cạnh tranh của cả cộng đồng doanh nghiệp.
2.3.2.6 Nghiên cứu và phát triển
Theo một cuộc điều tra chọn mẫu 175 doanh nghiệp của Cục xúc tiến thương
mại - Bộ Thương mại, hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp thì có
16% doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84%
doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải
là thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu khi có ý định xâm nhập thị trường.
Một số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ chưa
đầy 10% doanh nghiệp là thường xuyên thăm dò thị trường nước ngoài, chủ yếu là
những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, 42 % số doanh nghiệp thỉnh
Trang 54
thoảng mới có cuộc đi thăm thị trường và khoảng 20% không một lần chen chân lên
thị trường ngoài nước.
Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế và yếu kém,
nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều doanh nghiệp phải chịu thua
lỗ và mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Nhiều doanh
nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và đã tiến hành nghiên cứu, song “lực
bất tòng tâm”, vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu rất hạn hẹp, hoạt động
nghiên cứu thị trường chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các doanh nghiệp còn rất hạn chế
trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên
cứu thị trường. Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập,
dẫn đến tình trạng đa số các doanh nghiệp kinh doanh thụ động, ít nghiên cứu.
Chi phí nghiệp cứu và phát triển sản phẩm mới qua một cuộc điều ra có
69,1% doanh nghiệp đầu tư cho R&D, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
có tỷ lệ cao nhất với 84% số doanh nghiệp đầu tư chi phí cho nghiên cứu cho R&D,
thấp nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp chỉ dành
0,2-0,3% doanh thu cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Hiện có khoảng
300 doanh nghiệp chế biến gỗ ở khu vực Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa
- Vũng Tàu đã thuê chuyên gia nước ngoài thiết kế mẫu mã, tăng cường dịch vụ
hậu mãi, chăm sóc khách hàng đáp ứng yêu cầu một số khách hàng khó tính như
Nhật Bản, Mỹ. Điều này cho thấy trước xu thế kinh donh hiện đại ngày nay, các
doanh nghiệp Việt Nam chưa chú ý nhiều đến công tác nghiên cứu và phát triển,
nhất là sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo doanh nghiệp.
* MA TRẬN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG (IFE):
TT CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Mức độ
quan
trọng
Phân
loại
Điểm số
1 Lao động 0.16 3 0.48
2 Khả năng tài chính 0.15 2 0.3
3 Hệ thống thông tin 0.1 2 0.2
4 Chiến lược, Marketing 0.2 3 0.6
Trang 55
5 Năng lực sản xuất 0.15 3 0.45
6 Trình độ quản lý 0.12 3 0.36
7 Nghiên cứu phát triển (R&D) 0.12 2 0.24
Tổng cộng 1 2.63
(Nguồn tác giả tự tính)
Nhận xét : Số điểm quan trọng là 2.63 cho thấy năng lực chung của ngành
sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ chỉ ở trên mức trên trung bình về vị trí chiến lược nội
bộ tổng quát. Do đó, trong thời gian tới, xây dựng chiến lược cần tiếp tục củng cố
và phát huy những mặt mạnh, và cần đề ra biện pháp khắc phục những mặt yếu.
Từ phân tích môi trường bên ngoài và bên trong, có thể đưa ra ma trận
SOWT chưa đầy đủ của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam
* MA TRẬN SWOT CHƯA ĐẦY ĐỦ
S- Những điểm mạnh
1. Nguồn nhân công dồi dào và chi phí
nhân công rẻû.
2. Năng lực dồi dào, công nhân khéo
léo, sáng tạo nên chất lượng sản phẩm
được đảm bảo.
3. Giá sản phẩm tương đối rẻ
4. Công nghệ bao bì và các ngành phụ
trợ phát triển mạnh.
5. Nguồn nguyên liệu có sẳn một phần
trong nước và đang được quy hoạch,
phát triển thêm.
O- Những cơ hội
1. Tiềm năng thị trường lớn, không bị
đánh thuế chống bán phá giá.
2. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa
Kỳ thúc đẩy thương mại 2 nước. Gia
nhập WTO trong tương lai gần.
3. Các nhà nhập khẩu, khách hàng Mỹ
quay sang Việt Nam đặt hàng và mua
hàng.
4.Chính sách Chính trị- kinh tế, văn hóa-
xã hội của nhà nước ưu đãi cho ngành
xuất khẩu gỗ.
5. Nền kinh tế- chính trị, văn hóa-xã hội
ổn định và phát triển
W- Những điểm yếu
1. Chưa có chiến lược kinh doanh và
Marketing
2. Năng lực và tài chính, KHKT- công
nghệ, sản xuất của doanh nghiệp chưa
đủ mạnh.
3. Trình độ lao động và quản lý còn kém
4. Cơ cấu tổ chức ngành chưa liên kết
T- Những nguy cơ
1. Nguồn nguyên liệu ngày càng khan
hiếm do chính sách bảo vệ môi trường.
Nguồn nguyên liệu nhập khẩu còn chưa
ổn định, chi phí cao
2. Môi trường cạnh tranh mạnh mẽ. Khả
năng cạnh tranh gay gắt của các nước
trong khu vực, đặc biệt là khi gia nhập
Trang 56
chặt chẽ.
5. Chưa tạo dựng được thương hiệu
6. Chưa tạo được hệ thống phân phối và
dịch vụ kèm theo.
7. Nguồn nguyên liệu trong nước chưa
đáp ứng nhu cầu.
WTO
3. Nguy cơ bị Mỹ kiện bán phá giá
1. Strength (điểm mạnh):
- Đây là ngành sản xuất mang tính truyền thống, thích hợp với hoàn cảnh
kinh tế-xã hội Việt Nam. Bên cạnh công nghệ hiện đại có thể tận dụng kinh
nghiệm gia truyền.
- Việt Nam với nhân lực dồi dào, cần mẫn, khéo léo, sáng tạo và nhân công
rẻ là một thế mạnh lớn để đẩy mạnh sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Trong những năm gần đây, mức độ tăng trưởng của ngành hàng này rất
cao, điều đó chứng tỏ sức sản xuất lẫn nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường nước
ngoài điều chưa được khai thác hết tiềm năng. Đây là động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp trong ngành mở rộng hơn nữa việc tái đầu tư phát triển sản xuất và thu hút
các nhà kinh doanh bên ngoài gia nhập ngành.
- Giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ cao hơn các ngành khác rất nhiều, từ gỗ
thô chế biến thành thành phẩm xuất khẩu, giá trị có thể tăng 2-3 lần.
- Nguồn nguyên vật liệu và phụ liệu cho mặt hàng gỗ gia dụng một phần có
sẵn trong nước.
2. Weakness (điểm yếu)
- Đa số các doanh nghiệp chưa xây dựng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status