Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Địa Sinh - pdf 12

Download Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Địa Sinh miễn phí



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
1.Lý do và ý nghĩa của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH
1.1 Khái niệm cơ bản về chiến luợc trong kinh doanh .3
1.1.1 Khái niệm về chất lượng 3
1.1.2 Vai trò của chiến lược trong kinh doanh 4
1.2 Nội dung của chiến lược trong kinh doanh 6
1.2.1 Các quan điểm nội dung chiến lược trong kinh doanh 6
1.2.1.1 Sự du nhập vào lĩnh vực kinh doanh của thuật ngữ chiến lược 6
1.2.1.2 Một số cách tiếp cận chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 7
1.2.1.3 Các quan điểm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.2.2 Nội dung chủ yếu của chiến lược trong kinh doanh 10
1.2.3 Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh : 11
1.2.3.1 Những yêu cầu căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh 11
1.2.3.2 Các quan điểm cần quán triệt khi xây dựng chiến lược kinh doanh 13
1.2.3.3 Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh 14
1.2.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược 25
1.2.3.5 Các giải pháp và công cụ chiến lược 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA SINH TRONG NHỮNG NĂM 2005- 2010 28
2.1 Giới thiệu về công ty 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 28
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty 28
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng chiến lược tại công ty trong thời gian qua (2005- 2010) 31
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Địa Sinh 32
2.3 Những nguyên nhân không hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh cùa công ty cổ phần Địa Sinh 36
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA SINH TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2016 42
3.1 Mục tiêu và phương hướng 42
3.2 Các giải pháp đề xuất 42
3.2.1Giải pháp xây dựng cơ cấu tổ chức, tuyển dụng các vị trí nhân sự phù hợp với công việc kinh doanh của công ty 42
3.2.2 Giải pháp cắt giảm một số ngành nghề 43
3.2.3 Giải pháp hạn chế tình trạng nợ động 46
3.2.4 Giải pháp đẩy mạnh ngành nghề kinh doanh XNK 47
Kết luận chung 50
Tài liệu tham khảo 51
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32278/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g nhân tố mà từng trường hợp cụ thể doanh nghiệp còn phải xét thêm các nhân tố khác thuộc môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp như: các nhân tố chính trị, pháp luật, khoa học công nghệ…trong việc xác định và lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh có độ tin cậy cao hơn.
1.2.3.2 Các quan điểm cần quán triệt khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh chúng ta cần quán triệt những quan điểm
sau đây:
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh phải căn cứ vào việc khai thác các yếu tố then chốt của doanh nghiệp để giành thắng lợi.
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh dựa vào việc phát huy các ưu thế và các lợi
thế so sánh.
+ Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên cơ sở khai thác những nhân tố mới, những nhân tố sáng tạo.
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác triệt để các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt.
1.2.3.3 Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược kinh doanh là quá trình xác định những nhiệm vụ, những mục tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với những cách tốt nhất để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó. Xây dựng chiến lược là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý chiến lược. Vì kết quả của giai đoạn này là một bản chiến lược với các mục tiêu và cách thực hiện mục tiêu. Các kết quả của giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Giai đoạn này tiêu tốn thời gian và nguồn lực nhiều nhất. Do đó năng lực hoạch định chiến lược là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với các cán bộ quản lý. Qúa trình xây dựng chiến lược được thực hiện thông qua các bước sau (hình 1.1)
Hình 1.1 Sơ đồ quá trình xây dựng chiến lược
Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
Phân tích môi trường kinh doanh
Phân tích nội bộ doanh nghiệp
Hoàn thành việc lựa chọn chiến lược
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
a. Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp.
a.1. Bản chất mục tiêu của chiến lược
Xác định mục tiêu chiến lược là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định chiến lược và là bước rất quan trọng. Bởi vì việc xác định đúng mục tiêu chiến lược sẽ là căn cứ, định hướng chỉ đạo cho các bước tiếp theo của qúa trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Mặt khác, nó còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh chiến lược. Mục tiêu chiến lược được hiểu là những gì mà doanh nghiệp cần vươn tới, cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thương là dài hạn). ở đây cần phân biệt giữa mục tiêu chiến lược với dự đoán, đoán được hiểu như là một chỉ dẫn cái có thể đạt được trong hoạt động tương lai có tính đến hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp. đoán dựa trên sự tính toán, nhưng nhìn chung nó biểu hiện một xu hướng. Trong khi đó mục tiêu chiến lược thể hiện ý chí muốn vươn lên của doanh nghiệp và cần đạt được.
a.2. Hệ thống mục tiêu chiến lược và yêu cầu của mục tiêu chiến lược
Hệ thống mục tiêu trong doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp vào từng thời kỳ, nó bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
- Mục tiêu dài hạn bao gồm:
+ Thị phần của doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Năng suất lao động.
+ Vấn đề giải quyết công ăn việc làm và đời sống người lao động.
+ Một số lĩnh vực khác.
- Mục tiêu ngắn hạn thường đề cập đến lĩnh vực cụ thể và chức năng quản trị của doanh nghiệp. Để xác định mục tiêu đúng đắn và hợp lý doanh nghiệp cần căn cứ vào:
- Căn cứ vào đối tượng hữu quan của doanh nghiệp: khách háng, chủ sở hữu, giới giám đốc, người lao động, nhà nước, cộng đồng xã hội
- Căn cứ vào lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào quyết định của ban Giám Đốc điều hành doanh nghiệp và chủ sở
hữu.
- Căn cứ vào khả năng nguồn lực và các lợi thế của doanh nghiệp. Khi xác định hệ thống mục tiêu phải thoả mãn được những yêu cầu sau:
- Mục tiêu phải được xác định rõ ràng từng thời kỳ, phải có mục tiêu chung, mục tiêu riêng.
- Các mục tiêu phải đảm bảo tính liên kết, tương hỗ lẫn nhau hay nói cách khác khi thực hiện mục tiêu này không cản trở công việc thực hiện mục tiêu khác.
- Xác định rõ mức độ ưu tiên của từng mục tiêu và hệ thống cấp bậc của từng
mục tiêu.
- Các mục tiêu phải đảm bảo tính cân đối và khả thi.
- Những người tham gia thực hiện phải nắm được và hiểu một cách đầy đủ mục tiêu chiến lược.
- Đảm bảo tính cụ thể mục tiêu: tính linh hoạt, tính định lượng, tính khả thi, tính hợp lý
Phân tích môi trường kinh doanh.
Việc xây dựng chiến lược tốt phụ thuộc vào sự am hiểu tường tận các điều kiện môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang phải đương đầu. Các yếu tố môi trường có một ảnh hưởng sâu rộng vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo quá trình xây dựng chiến lược. Chiến lược cuối cùng phải được xây dựng trên cơ sở các điểu kiện dự kiến. Môi trường kinh doanh bao gồm ba mức độ: môi trường nội bộ doanh nghiệp. môi trường ngành kinh doanh và môi trường nền kinh tế.
Hình 1.2 Môi trường tác động chiến lược doanh nghiệp
Nhà cung cấp
Các đối thủ mới tiềm ẩn
Hàng thay thế
Các đối thủ trong ngành, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có
Khách hàng
Nguy cơ, dịch vụ
Do sản phẩm thay thế
Các đối thủ cạnh tranh mới
Nguy cơ
Khả năng
Ép giá
Khả năng
Ép giá
Nguồn Phòng kinh doanh công ty Cổ phần Địa Sinh
a. Khẳng định đường lối của doanh nghiệp
Một trong các căn cứ để xây dựng chiến lược là đường lối của doanh nghiệp vì thế trong khi xây dựng chiến lược cần khẳng định lại sứ mệnh, mục tiêu tối cao của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp là một khái niệm dùng để chỉ mục đích của doanh nghiệp. Nó là lí do, là ý nghĩa sự tồn tại của doanh nghiệp.
+ Sứ mệnh của doanh nghiệp đựơc khẳng định với các nội dung sau:
- Mục đích tồn tại của doanh nghiệp: trả lời câu hỏi doanh nghiệp vì mục đích gì? Vai trò, nhiệm vụ của doanh nghiệp đối với xã hội là gì?
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai?
- Ai là người tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của doanh nghiệp?
- Thị trường: doanh nghiêp hoạt động trên thị trường nào?phục vụ những ai?
- Công nghệ của doanh nghiệp: doanh nghiệp sử dụng công nghệ gì để thực hiện các họat động kinh doanh của mình?
- Triết lí kinh doanh của doanh nghiệp: thể hiện niềm tin cơ bản, giá trị nguyện vọng, quan điểm tư tưởng phát triển của doanh nghiệp.
+ Sứ mệnh của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Nó có vai trò định hướng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp đảm bảo sự thống nhất về mục đích của doanh nghiệp, hướng toàn bộ doanh nghiệp vào một khuôn khổ hành động thống nhất để thực hiện mục tiêu. Nó là cơ sở để doanh nghiệp đề ra các chiến lược, huy động và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu qủa nhất đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status